Nếu như bạn đang tìm kiếm một món ăn có thể thưởng thức quanh năm thì mình xin được gợi ý tới bạn món bún cá. Trong đó, cách nấu bún cá không khó, bạn có thể dễ dàng chế biến thành công ngay tại nhà.
Thật vậy, nếu như mùa đông chúng ta mong có một bát bún húp sùm sùm cho ấm người thì mùa hè lại thèm vị chua chua giải nhiệt. Bún cá là món ăn thỏa mãn được cả hai tiêu chí này và được nhiều người yêu thích.
Các bạn hẳn cũng như mình, dễ dàng bắt gặp những quán bún cá trên đường, trong những khu chợ dân sinh. Thưởng thức bún cá tại những nơi này rất ngon. Nhưng không phải lúc nào cũng nên chạy ra đường ăn, nhất là lúc đại dịch COVID đang quay trở lại bùng nổ tại Việt Nam.
Vậy tại sao, chúng ta không thử làm món bún cá tại nhà để gia đình mình yên tâm thưởng thức và đổi vị ngày cuối tuần nhỉ?
Cách nấu bún cá cần có một số bí quyết nhỏ mới có thể làm cho món ăn hoàn chỉnh hương vị. Với hướng dẫn ngay sau đây của Thật Là Ngon, bạn sẽ nhận ra việc chế biến món bún cá dễ dàng và thú vị đến nhường nào.
In Công Thức
from
votes
Cách Nấu Bún Cá
Bún sợi rối ăn cùng cá tươi rán giòn, hòa chan trong nước dùng ninh từ xương lợn và xương cá, điểm thêm các loại rau gia vị quen thuộc. Thật sự rất bắt mắt và ngon miễn chê!
Chuẩn bị
40
phút
Nấu
30
phút
Tổng thời gian
1
giờ
10
phút
Khẩu phần:
4
Calories:
510
kcal
Nguyên Liệu
-
1,2-1,5
kg
cá rô phi tươi
-
500
g
bún sợi rối
-
500
g
xương ống
-
1
thìa canh
muối trắng
-
200
g
rau gia vị (thìa là, hành lá, tía tô)
-
300
g
rau sống tùy thích (xà lách, rau mùi, hoa chuối,…)
-
150
g
bột chiên giòn
Gia vị nước dùng
-
1
củ
hành khô
-
3
quả
cà chua to
-
1
thìa cà phê
bột nghệ
-
2
thìa canh
nước mắm
-
2
thìa cà phê
hạt nêm
-
2-3
thìa canh
giấm bỗng
Gia vị ướp cá
-
1
thìa cà phê
nước cốt chanh
-
1
thìa cà phê
muối trắng
-
½
thìa cà phê
hạt tiêu xay
-
1
thìa canh
nước mắm
-
1
thìa cà phê
hạt nêm
-
2
thìa cà phê
bột nghệ
Hướng dẫn
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
-
Làm sạch cá rô phi, sát kỹ muối cho sạch và rửa bằng nước nhiều lần.
-
Lọc riêng phần xương cá và phi lê cá.
-
Thái vát phi lê cá thành từng miếng cỡ 2,5-3 cm.
-
Ướp cá cùng hỗn hợp gia vị khoảng 15-20 phút trong ngăn mát tủ lạnh.
-
Nhặt và rửa sạch các loại rau gia vị và rau sống.
Bước 2: Chế biến nước dùng
-
Chụng xương qua nước sôi rồi ninh xương lợn và xương cá khoảng 20 phút.
-
Xào sơ hành tím, cà chua cùng bột nghệ cho thơm và ra màu đẹp.
-
Chắt nước ninh xương và đổ vào nồi cà chua đun cùng nhau.
-
Nêm nếm gia vị cho nước dùng vừa miệng.
Bước 3: Chiên cá rô phi, đậu phụ và chả cá
-
Trộn cá rô phi đã ướp qua lớp bột chiên giòn.
-
Rán chín vàng từng miếng cá và để ráo mỡ.
Bước 4: Chế bún cá và thưởng thức
-
Lần lượt xếp các nguyên liệu để làm nên bát bún cá.
-
Chan nước dùng và thưởng thức khi còn nóng.
Nutrition
Calories:
510
kcal
|
Carbohydrates:
74.4
g
|
Protein:
24.9
g
|
Fat:
15.8
g
|
Saturated Fat:
3.4
g
|
Cholesterol:
39
mg
|
Sodium:
988
mg
|
Potassium:
1700
mg
|
Fiber:
8.2
g
|
Sugar:
5.4
g
|
Calcium:
502
mg
|
Iron:
17
mg
Bạn thử chưa?
Đăng ảnh lên @ThatLaNgon hoặc tag #thatlangon nhé!
Cách làm bún cá chi tiết
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Nguyên liệu của bún cá đều là những thành phần quen thuộc. Bạn có thể dễ dàng lựa chọn đồ tươi ngon và tìm mua ở chợ dân sinh, trong siêu thị.
Khi mua bún sợi rối, bạn hãy chọn bún vừa mới làm vẫn còn ấm nóng. Bạn cứ mạnh dạn hỏi người bán hàng để được xác nhận chắc chắn là bún mới làm nhé! Bạn nên chọn mua loại bún có màu trắng ngà, có độ đàn hồi vừa đủ, chứ đừng mua loại trắng tinh, dai chắc vì dễ có chất tẩy trắng và hàn the để tăng độ dai, bán lâu không sợ bị thiu.
Phần xương được mua để ninh lấy nước dùng cho ngọt. Tùy theo sở thích, bạn chọn mua xương ống hoặc xương sườn nhé!
Để chọn mua cá rô phi loại ngon, bạn chú ý một số đặc điểm sau để đảm bảo cá còn tươi, ngọt thịt, mình chắc, không bị bở nhé:
- Cá rô phi còn sống nguyên con, vẫn đang quẫy mạnh.
- Thân cá béo, chắc thịt, mang màu đỏ tươi, đầu cân đối với thân.
- Mình cá không bị trầy xước, tróc vảy.
Cá rô phi mua về bạn đánh sạch vảy, mổ cá lấy hết phần nội tạng bên trong. Sau đó, bạn rửa sạch cá với nước nhiều lần, chú ý làm sạch kỹ khoang bụng cá.
Bạn xát muối kỹ khắp mình cá rồi rửa sạch lại một lần nữa và để cho khô nước. Nếu muốn khô nhanh, bạn có thể dùng giấy thấm hết nước đọng bám trên thân cá nhé!
Tiếp theo, bạn sử dụng con dao sắc để lọc rời phần thịt cá và phần xương cá.
Phần xương cá bạn giữ lại để lát sau ninh lấy nước dùng nhé!
Phần thịt phi lê cá, bạn để nghiêng dao góc 45 độ và thái vát theo chiều ngang miếng phi lê thành từng miếng rộng khoảng 2,5-3 cm. Bạn không nên thái mỏng quá vì khi rán giòn thịt săn lại, mỏng quá dễ bị vỡ. Mà khi ăn, cắn miếng thịt cá đầy đặn cảm giác cũng thích hơn đúng không bạn?
Phần phi lê cá đã thái miếng, bạn trút vào một chiếc âu to rồi ướp cùng với hỗn hợp gia vị ướp cá nhé!
Nếu bạn thắc mắc cho nước cốt chanh vào để làm gì thì cốt chanh có tác dụng giúp cá chiên xong cứng và giòn hơn, không bị gãy.
Bạn bọc cá lại và để trong ngăn mát tủ lạnh trong khoảng 15-20 phút để cá ngấm gia vị.
Bạn rửa sạch cà chua rồi thái múi cau.
Các loại rau gia vị và rau sống, bạn ngắt bỏ phần thừa đi rồi rửa sạch nhiều lần. Nước cuối cùng bạn thêm chút muối trắng vào ngâm rau khoảng 5 phút.
Rau sống bạn để cho ráo nước. Lát sau, rau sống sẽ ăn kèm bún cá khi thưởng thức.
Còn rau gia vị bạn vẩy sạch nước rồi thái đoạn khoảng 1 cm nhé!
Bước 2: Chế biến nước dùng
Phần xương lợn mua về, bạn rửa sạch nhiều lần rồi trụng qua nước sôi. Bước này giúp làm sạch để khi ninh xương không bị tiết ra các chất bẩn và giúp tiệt trùng phần nào.
Tiếp theo, bạn đun sôi 1,5 lít nước rồi cho phần xương lợn đã trụng và phần xương cá đã rửa sạch vào nồi đun cùng.
Khi nồi nước dùng sôi lên, bạn hớt phần bọt trắng đục nổi lên trên bề mặt rồi giảm lửa nhỏ, đun thêm khoảng 20 phút để xương tiết ra những chất giúp cho nước dùng thơm ngọt tự nhiên.
Trong thời gian ninh xương, bạn hãy tranh thủ pha chế nước dùng nhé!
Bạn phi thơm hành tím cùng một chút dầu ăn rồi cho cà chua và bột nghệ vào đảo sơ qua.
Màu đỏ của cà chua cùng màu vàng của bột nghệ giúp nước dùng có màu đẹp mắt hơn và kích thích cảm giác thèm ăn đó bạn.
Bạn tiếp tục cho nước mắm, hạt nêm vào đảo thêm khoảng 1 phút rồi tắt bếp.
Nồi xương hầm được rồi thì bạn vớt xương lợn và xương cá ra. Sau đó bạn trút phần cà chua đã xào vào nối nước hầm để đun cùng.
Bạn nào cẩn thận hơn thì trước khi cho cà chua vào, bạn lọc nước hầm qua rây để đảm bảo nước dùng trong, không bị lẫn xương nhỏ nhé!
Bạn đun nồi nước dùng thêm khoảng 5 phút, nêm nếm gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp. Giấm bỗng bạn nhớ là cho từ từ đến khi đạt vị chua như ý là được nhé.
Màu đỏ đẹp mắt của nồi nước dùng lúc này cũng khiến bạn thèm thuồng rồi đó nhỉ?
Bước 3: Chiên thịt cá rô phi
Phần cá rô phi sau khi đã ướp xong, bạn cho vào một âu trộn có cho thêm một ít bột chiên giòn. Lượng bột chiên giòn vừa đủ để tạo nên một lớp màng mỏng bên ngoài phần thịt cá. Bạn xóc nhẹ âu cá để bột bám đều lên các miếng cá chứ đừng trộn mạnh làm nát miếng cá.
Bạn không được bỏ qua bước trộn cá qua bột chiên giòn đâu nhé! Vì làm như vậy khi chiên lên, cá rô phi sẽ không bị bở, mềm nhũn khi chan nước dùng nóng vào.
Bạn cho một lượng dầu ăn lớn vào chảo. Bạn đun dầu đến khi nóng già, nổi bọt khí thì thả từng miếng cá rô phi vào chiên ngập trong dầu.
Bạn chiên cá xém vàng hai mặt, cảm giác giòn rụm thì gắp ra ngay để cá không bị khô nhé. Bạn hãy để cá chiên vào khay đựng hoặc để trên giấy thấm dầu cho ráo mỡ. Bạn chú ý đừng xếp chồng các miếng cá lên nhau nhé.
Ngoài thịt cá, nếu bạn muốn bát bún cá đầy đặn và đa dạng topping hơn thì có thể chiên thêm chả cá và đậu phụ. Bạn cắt miếng vừa ăn và đem chiên giòn. Lúc ăn thì xếp cùng vào bát bún là được.
Bước 4: Cách Nấu Bún Cá – Thưởng thức
Sau bao nhiêu bước sơ chế, chế biến kỳ công rồi và giờ đã đến lúc bạn chế bát bún cá để cùng thưởng thức. Bạn thực hiện tuần tự các bước sau đây để có bát bún cá thơm ngon và đẹp mắt nhé:
- Chần bún qua nước sôi rồi trút vào bát. Bạn không được chần bùn trực tiếp vào nước dùng đâu. Làm vậy sẽ khiến nước dùng bị đục và nhanh bị chua đấy.
- Xếp cá chiên, đậu phụ, chả cá lên trên lớp bún.
- Rắc một ít các loại rau gia vị lên trên cùng.
- Chan nước dùng nóng hổi.
Và… thưởng thức nhé!!!
Một bát bún cá ngon lành, chuẩn vị sẽ cần thỏa mãn những yếu tố sau đây, bạn hãy so sánh và đánh giá nhé!
- Nhìn tổng thể, bát bún có sự kết hợp hài hòa về màu sắc. Màu vàng cam của cá chiên, của chả cá và đậu phụ điểm thêm màu xanh của các loại rau gia vị cùng màu trắng tinh của sợi bún.
- Nước dùng có hương vị ngọt thanh, nguyên chất từ xương cùng hương thơm thoảng qua của hành lá, thìa là.
- Từng miếng cá chiên giòn, ăn ngon miệng, không bị tanh, không bị nát khi chan nước dùng nóng.
Bát bún cá nóng hổi ăn kèm với một chút ớt cay, một chút vị chua chua của giấm gạo ngâm tỏi hoặc nước cốt chanh thì ngon không tả được. Có thêm đĩa quẩy giòn tan hoặc quả trứng vịt lộn, giò chả, rau muống, rau cải 🥬,… ăn cùng thì lại càng đủ chất.
Tùy theo sở thích, bạn có thể thêm các loại đồ ăn kèm, đồ gia vị để thưởng thức cùng bún cá nhé!
Ngoài ăn bún cá nước truyền thống, bạn có thể chọn cách ăn kiểu bún cá chấm. Trời nóng, không muốn húp bát nước cá nóng thì đây là một giải pháp tuyệt vời đó.
Đôi nét về bún cá rô đồng
Bún cá rô đồng khi được nhắc đến, người dân Việt Nam chúng ta hẳn đã mường tượng ra một món ăn đậm chất Bắc Bộ. Bởi vì, cá rô đồng sinh trưởng rất nhiều ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Bún cá rô đồng là món bún ăn bằng cách chan với nước dùng cùng cá rô chiên giòn. Món ăn được xem là có nguồn gốc từ tỉnh Hải Dương. Ngày nay thì độ phổ biến của bún cá rô đồng đã lan rộng ra khắp các tỉnh phía Bắc.
Bún cá tuy chỉ làm từ loại cá rô sống trong ruộng đồng nhưng khi được chế biến qua bàn tay của những người dân quê thì chúng đã trở thành một món ăn vừa độc đáo, vừa bình dị.
Bún cá rô đồng cứ thế lặng lẽ chinh phục vị giác của người miền Bắc bao nhiêu thế hệ. Cách chế biến rất đơn giản vừa giúp giữ được vị ngọt đặc trưng của thịt cá vừa cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho người dân lao động chúng ta.
Để có được bát bún cá ngon, như mình đã giới thiệu bên trên thì điều cần thiết nhất là cá rô đồng chọn mua cần đảm bảo tươi sống. Có như vậy thì thịt cá mới chắc và thơm ngọt.
Để tăng hương vị cho bát bún cá rô đồng Bắc Bộ thì không thể thiếu những loại rau và gia vị ăn kèm như:
- Các loại rau chần đa dạng như rau muống, rau cần, dọc mùng, giá đỗ,…
- Các loại rau sống ăn kèm như chuối xanh, hoa chuối, rau muống chẻ, xà lách, tía tô, rau mùi,…
- Các loại gia vị như ớt chưng, ớt tỏi ngâm dấm, măng chua ngâm ớt, ớt tươi, mắm tôm,..
- Các loại thịt như chả cá, giò lụa, trứng vịt lộn, trứng chần,…
- Các loại ngũ cốc chiên như đậu phụ chiên, quẩy chiên,…
Đa dạng bún cá Việt Nam
Nếu như đến miền Bắc Việt Nam, bạn cần phải thử bún cá rô đồng trứ danh thì tới miền Trung và miền Nam, nơi đây cũng có món bún cá nhưng với cách chế biến khác một chút.
Thật kỳ lạ là mỗi vùng miền trên đất nước Việt Nam ta, tuy là cùng một món ăn nhưng lại có cách chế biến khác nhau để phù hợp với vị giác của con người từng vùng. Đây cũng là minh chứng cho sự linh hoạt khi kết hợp các loại sản vật đa dạng của địa phương trong văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Đến với miền Trung, bún cá thoang thoảng hương vị biển cả.
Bún cá của người miền Trung mang đậm hương vị biển xen lẫn chút mộc mạc của đồng quê. Điểm nhấn của món ăn là cá được chế biến kỳ công dưới dạng chả cá.
Chả cá được làm từ cá thu tươi biển Đông. Chả cá ngon có thành phần cá thu tươi trộn cùng mỡ lợn xay nhuyễn. Gia vị gồm có tỏi, ớt, tiêu, dầu ăn, muối. Sau đó, chả được nặn thành từng miếng vừa ăn rồi rán vàng hai mặt.
Nước dùng của món bún cá miền Trung có vị thanh, ngọt nhẹ tự nhiên. Vị ngọt của nước dùng được ninh từ xương của cá thu nguyên chất chứ không thêm nhiều loại gia vị khác. Có chăng là thêm miếng cà chua, miếng dứa cho thơm lừng hơn thôi.
Không chỉ có chả cá, nhiều nơi ở miền Trung còn ăn kèm với những khoanh cá biển tươi ngon hay những viên chả hấp chín mềm.
Đến với miền Nam, bún cá nước lèo đậm chất đồng quê
Bún cá là một trong những món ăn phổ biến và mang đậm nét văn hóa ẩm thực của người dân miền Nam, nhất là vùng Tây Nam Bộ.
Bạn dễ dàng bắt gặp những quán bún cá là những loại cá điển hình của sông nước miền Tây như cá lóc, cá bông,… với từng thớ thịt săn và ngọt.
Cá đồng sau khi làm sạch sẽ được luộc chín qua nước sôi, rồi lọc kỹ bỏ xương và thái nhỏ thành từng miếng vừa ăn. Bởi vậy mà món ăn vẫn giữ được vị ngọt nguyên thủy của thịt cá.
Bạn yên tâm món bún cá miền Tây Nam Bộ không nhạt nhẽo đâu. Bí quyết nằm ở thứ nước lèo có công thức chế biến khá cầu kỳ và đậm đà. Nước lèo mang hương vị khác biệt bởi có vị ngọt của củ ngải bún và nghệ vàng.
Bún cá miền Tây được thêm thắt đa dạng các món ăn tạo nên nét đặc biệt. Bạn có thể ăn cùng giá, rau muống, dọc mùng,… để có chút rau chống ngán. Hoặc ăn với một vài miếng chả cá thác lác, hải sản, hoặc thậm chí ăn cùng thịt lợn quay nữa.
thơm ngon chuẩn vị và cũng điểm qua một vài nét về hương vị bún cá tại các vùng miền.
bún cá thơm ngon chuẩn vị và cũng điểm qua một vài nét về hương vị bún cá tại các vùng miền.
Cảm nhận của các bạn về món ăn này như thế nào? Hẳn là các bạn cũng thấy rằng, bạn có thể chế biến món bún cá ngon lành tại nhà mà không cần phải là một người có tài nấu ăn chuyên nghiệp.
Bún được xem là món ăn chống ngán, thích hợp để ăn đổi vị ngày cuối tuần hoặc những dịp đặc biệt. Trong những món ăn từ bún, bún cá được xem là có cách chế biến kỳ công nhất.
Vậy thì khi làm được món bún cá rồi, bạn hãy tự tin chế biến thêm nhiều món ăn từ bún như bún chả, bún bò huế, bún đậu mắm tôm,… để gia đình mình ăn đổi vị nhé!
Chắc chắn chúng sẽ không làm khó bạn đâu và bạn sẽ nhận được rất nhiều lời khen từ mọi người trong nhà đấy chứ. Mình luôn chúc các bạn thành công khi tự tay chế biến các món ăn tại nhà 💓.
*Ảnh: Nguồn Internet
0
Shares