Trân châu trắng là topping không thể thiếu của món trà sữa “gây nghiện”. Cùng Thật Là Ngon khám phá xem cách làm trân châu trắng như thế nào nhé!
Nhắc đến trân châu trắng thì có lẽ ai cũng nghĩ ngay đến trà sữa. Những ly trà sữa với đủ các loại topping ở trên như trân châu đen, thạch phô mai, hạt sen… và tất nhiên không thể thiếu món trân châu trắng xinh đẹp. Những viên trân châu lung linh như những viên ngọc làm cho thức uống trông “xịn sò” và thích mắt hơn hẳn.
Trân châu trắng truyền thống là loại viên dai dai, dẻo dẻo ăn rất vui miệng. Sau này có thêm loại trân châu trắng thủy tinh trong suốt, giòn sần sật ăn rất thích.
Bỏ qua 1 trong 2 loại này đều thật là thiếu sót nên trong bài hôm nay mình chia sẻ cả 2 cách làm nhé.
In Công Thức
from
votes
Cách làm trân châu trắng truyền thống
Dai dai, dẻo dẻo cả nhà ăn vui
Chuẩn bị
30
phút
Nấu
1
giờ
Tổng thời gian
1
giờ
30
phút
Khẩu phần:
3
Calories:
25
kcal
Nguyên Liệu
-
150
g
bột năng
-
100
ml
nước sôi
-
80
g
đường
Hướng dẫn
Bước 1: Nhào bột làm trân châu
-
Rây bột năng cho mịn và đổ từ từ nước nóng vào và trộn đều.
-
Sau đó dùng tay nhào bột cho đến khi được khối bột dẻo, mịn, không dính tay.
-
Để bột nghỉ 20 phút.
Bước 2: Tạo hình viên trân châu
-
Ngắt từ miếng bột nhỏ cỡ đầu ngón tay và vo tròn.
Bước 3: Luộc trân châu
-
Nấu 1 nồi nước đến sôi thì cho trân châu vào luộc, dùng đũa đảo nhẹ tay để trân châu không bị dính với nhau.
-
Khi trân châu nổi lên thì nấu tiếp trong 15 phút cho đến khi trân châu chìm xuống đáy nồi thì tắt bếp, đậy nắp nồi và ủ trân châu thêm 20 phút..
Bước 4: Hoàn thành
-
Sau 20 phút vớt trân châu ra cho vào tô nước lạnh trong 5 phút.
-
Sau 5 phút vớt trân châu ra cho vào tô nước đường.
Nutrition
Calories:
25
kcal
Bạn thử chưa?
Đăng ảnh lên @ThatLaNgon hoặc tag #thatlangon nhé!
Chi tiết cách làm trân châu trắng truyền thống
Bước 1: Công thức trân châu trắng – Nhào bột
Bạn rây bột năng để bột được mịn. Sau đó bạn đổ từ từ nước nóng và bột năng và dùng muỗng trộn đều.
Lúc này nước rất nóng nên bạn đừng dùng tay trộn bột nhé. Bạn dùng muỗng trộn để nước và bột được quyện vào với nhau. Tất nhiên là bột sẽ vón cục nhưng không sao cả.
Lúc này bột đã nguội bớt và bạn đã có thể nhồi bột bằng tay. Bạn nhồi đến khi thu được khối bột dẻo, mịn và không dính tay nữa là được.
Bạn để bột nghỉ trong 20 phút trước khi bước qua công đoạn tiếp theo nhé.
Bước 2: Cách làm trân châu trắng – Tạo hình
Sau 20 phút, bạn nhồi lại khối bột trong 2 phút và ngắt từng viên nhỏ khoảng đầu ngón tay để làm viên trân châu.
Bọn vo viên bột ở giữa 2 lòng bàn tay để viên bột được tròn.
Trong tô/ dĩa đựng viên trân châu bạn cho ít bột vào trân châu không dính nhé. Và bạn cũng phủ ít bột lên các viên trân châu để chúng không dính với nhau đó.
Viên trân châu chuẩn nhất sẽ có đường kính là 0.5cm. Bạn làm viên trân châu quá to sẽ nấu khó chín, dễ bị sống ở giữa và ăn cũng dễ ngán hơn.
Bước 3: Luộc trân châu
Bạn nấu 1 nồi nước đến sôi để chuẩn bị luộc trân châu nhé.
Khi cho trân châu vào nồi và trong quá trình đun thì bạn nhớ dùng đũa đảo nhẹ tay để trân châu không bị dính với nhau.
Khi trân châu nổi lên thì nấu tiếp trong 15 phút rồi tắt bếp. Bạn đậy nắp nồi và ủ trân châu thêm 20 phút nữa để trân châu chín.
Sau 20 phút, bạn vớt trân châu ra cho vào tô nước lạnh trong 5 phút để trân châu không bị dính lại vào nhau. Khi vớt từ nồi trân châu có thể chưa trong hoàn toàn nhưng sau khi cho vào nước đá bạn sẽ thấy trân châu trắng trong.
Bước 4: Cách Làm Trân Châu Trắng – Hoàn thành
Sau 5 phút, bạn vớt trân châu ra và cho vào tô nước đường để tăng vị ngọt cho trân châu. Ngoài ra, việc ngâm nước đường cũng giúp các viên trân châu không bị dính trong quá trình bảo quản.
Bạn chuẩn bị lượng nước đường vừa đủ để thấm đều trân châu là được. Độ ngọt của nước đường tùy theo khẩu vị của bạn nhé. Nước đường này khi ăn bạn cho chung vào trà hoặc trà sữa ăn được luôn nhé.
Như vậy là bạn đã hoàn tất món trân châu trắng rồi đó.
Và bây giờ các bạn có sẵn sàng với công thức trân châu thủy tinh siêu đẹp chưa nào?
In Công Thức
from
votes
Cách làm trân châu trắng thủy tinh
Giòn giòn sật sật ăn siêu vui
Chuẩn bị
5
phút
Nấu
40
phút
Tổng thời gian
45
phút
Khẩu phần:
4
Calories:
25
kcal
Nguyên Liệu
-
125
g
đường
-
10
g
bột rau câu dẻo
-
3
g
bột rau câu giòn
-
25
ml
dầu ăn
-
0.5
lít
nước lọc
-
1
tô
nước lạnh
(để trong ngăn mát tủ lạnh)
Dụng Cụ
-
1 chai nhựa có đầu tròn để nhỏ giọt tạo hình viên trân châu (có thể tận dụng chai tương ớt đã sử dụng hết)
Hướng dẫn
Bước 1: Đun hỗn hợp bột rau câu
-
Bột rau câu giòn bạn ngâm trong nước 10 phút trước cho nở.
-
Bột rau câu dẻo bạn trộn chung với đường trong 1 chén riêng.
-
Sau đó bạn cho rau câu lên bếp nấu đến sôi thì cho rau câu dẻo và đường vào.
-
Bạn hạ nhỏ lửa và nấu thêm 5 phút nữa thì tắt bếp.
Bước 2: Tạo hình trân châu
-
Bạn đợi nước rau câu nguội bớt 1 chút thì cho vào chai.
-
Bạn cho dầu ăn vào tô nước lạnh và thêm vài viên đá để chuẩn bị làm rau câu.
-
Lúc này bạn cầm chai và nhỏ giọt rau câu vào tô nước để tạo hình viên trân châu.
Bước 3: Hoàn thành
-
Bạn lọc lấy trân châu qua rây và xả bằng nước nhiều lần để trân châu sạch dầu.
-
Sau đó ngâm trân châu vào tô nước đường có chút chanh là hoàn thành.
Nutrition
Calories:
25
kcal
Bạn thử chưa?
Đăng ảnh lên @ThatLaNgon hoặc tag #thatlangon nhé!
Chi tiết cách làm trân châu trắng thủy tinh
Bước 1: Đun hỗn hợp bột rau câu
Bột rau câu giòn bạn ngâm trong nước 10 phút trước cho nở.
Tiếp theo, bạn trộn chung bột rau câu dẻo, loại thường dùng làm thạch dừa, với đường trong 1 chén riêng. Việc này sẽ giúp khi bạn cho rau câu dẻo vào nồi nước rau câu giòn đang sôi sẽ không bị vón cục.
Sau đó, bạn cho nồi rau câu lên bếp và nấu đến sôi. Lúc này bạn mới cho bột rau câu dẻo và đường vào. Bạn lưu ý bạn phải khuấy hỗn hợp liên tục nếu không sẽ bị cháy.
Bạn để hỗn hợp sôi 1 phút thì hạ nhỏ lửa và nấu thêm 5 phút nữa thì tắt bếp. Lúc này chúng ta sẽ thu được 1 hỗn hợp rau câu sền sệt các bạn nhé.
Bước 2: Công thức trân châu trắng – Tạo hình
Bạn đợi nước rau câu nguội bớt 1 chút thì cho vào chai. Nếu bạn đổ lúc rau câu quá nóng sẽ làm chai bị biến dạng.
Bạn cho dầu ăn vào tô nước lạnh và thêm vài viên đá để chuẩn bị làm rau câu. Bạn cần lưu ý là nước phải thật lạnh. Sau khi cho rau câu vào chai rồi thì bạn mới lấy tô nước từ tủ lạnh ra nhé.
Lúc này bạn cầm chai và bóp để nhỏ giọt rau câu vào tô nước để tạo hình viên trân châu.
Giọt trân châu khi rơi xuống qua lớp dầu sẽ thành hình tròn và khi gặp nước lạnh sẽ đông lại. Đó là cách viên trân châu thủy tinh của chúng ta được tạo thành.
Bước 3: Cách Làm Trân Châu Trắng Thủy Tinh – Hoàn thành
Bạn lọc lấy trân châu qua rây và xả bằng nước nhiều lần để trân châu sạch dầu.
Sau đó ngâm trân châu vào tô nước đường có chút chanh là hoàn thành. Việc ngâm trân châu vào nước đường và chanh sẽ giúp cho viên trân châu được sạch dầu. Trân châu cũng giòn hơn và trong hơn.
Và đây là thành phẩm của chúng ta. Đẹp như những viên ngọc luôn nè!
Bạn thích trân châu có nhân không nào
Bạn có thể làm ra những viên trân châu bột năng có nhân để tăng thêm hương vị và sự thơm ngon nữa.
Bạn có thể làm trân châu nhân đậu phộng, trân châu nhân dừa, trân châu nhân củ năng. Bạn chỉ cần cho nhân vào giữa miếng bột năng rồi vo tròn lại là được được. Các bước còn lại vẫn làm theo bình thường.
Cách làm trân châu trắng lung linh hơn nữa
Màu trắng nếu đã trở nên quá quen thuộc rồi thì tại sao mình không làm trân châu đủ màu sắc nhỉ? Cả 2 loại trân châu trên bạn đều có thể tạo đủ màu sắc cho chúng. Đặc biệt là món thạch thủy tinh nhiều màu là món cực kỳ “hot”. Hơn nữa còn dễ làm như vậy thì phải “bắt trend” ngay thôi!
Bạn có thể sử dụng màu tự nhiên hay thực phẩm đều được nè.
Để làm được nhiều màu như vậy không có gì khó hết. Bạn chỉ cần thay nước lọc trong công thức thành nước có màu mà bạn thích.
Ví dụ như xanh lá từ nước lá dứa, màu cam của cà rốt, màu xanh hoa đậu biếc, màu đỏ của củ dền… Hoặc để nhanh hơn thì bạn dùng màu thực phẩm loại tốt như mình đã giới thiệu trong bài Cách làm xôi hoa đậu Hàn Quốc nhé.
Trân châu có thể dùng trong những loại đồ uống nào
Ngoài trà sữa không thể thiếu trân châu thì chúng ta còn có thể dùng trân châu để ăn với chè nữa đó các bạn.
Ví dụ như chè hoa quả trân châu, vừa ngon vừa giải nhiệt. Hay món chè trân châu sữa dừa này nữa nè. Nhìn đơn giản vậy thôi chứ ngon lắm đó các bạn.
Topping trân châu là thành phần không thể thiếu trong trà sữa. Nhưng loại trân châu bọc dừa thì đã có từ lâu trong các món chè truyền thống của nước ta. Bất kì một cốc chè đâu xanh, đỗ đen hay chè bưởi rồi chè thập cẩm… thì đều không thể thiếu một chút thạch đen và trân châu được.
Và còn nhiều những món ăn khác nữa có sự góp mặt của trân châu mà mình không kể hết ra đây được. Tuy thành phần rất đơn giản nhưng lại làm cho món ăn thêm thú vị và hấp dẫn hơn rất nhiều.
Nguồn gốc của trân châu
Ai cũng biết món trà sữa có nguồn gốc từ Đài Loan đúng không nào? Và hạt trân châu cũng được ra đời từ chính xứ sở này.
Trân châu, và món “trà sữa trân châu” gây “khuynh đảo” giới trẻ đều là “phát minh” của nghệ nhân trà Liu Han Chieh – chủ chuỗi trà sữa ngon nổi tiếng Chun Shui Tang, Đài Loan.
Nếu trà sữa đã ra đời từ những năm 1980 thì đến năm 1990, những hạt trân châu mới xuất hiện.
Đây chính là sự sáng tạo của Liu Han Chieh khi ông thử cho những viên trân châu ngọt có mùi vị của caramel vào ly trà sữa cho khách mời trong một cuộc họp. Thật bất ngờ là sự kết hợp này ngay lập tức nhận được sự thích thú từ những vị khách đó. Và ngay sau đó, nó đã trở thành thức uống bán chạy nhất của quán.
Sau đó, khi một số đài truyền hình Nhật Bản đưa tin về vị chủ quán cùng thức uống hấp dẫn này, thì trà sữa cùng những viên trân châu xinh đẹp mới trở nên nổi tiếng ở hầu hết các nước Châu Á.
Sự nổi dậy của đế chế mang tên “trân châu”
Trân châu đen là khởi nguồn, rồi trân châu trắng và sau đó là vô vàn phiên bản hấp dẫn của những viên trân châu nhỏ bé này. Trong đó nổi bật lên nhất 1 món trân châu mà không ai là không biết. Đó chính là trân châu đường đen.
Không còn là trân châu trắng nữa là thay vào đó là phiên bản trân châu màu đen theo đúng tên gọi của nó. Cứ tưởng rằng ý tưởng sáng tạo cho trân châu đã cạn kiệt. Nhưng không, trân châu đường đen xuất hiện đã gây ra ra một cú “hit” lớn và đâu đâu cũng gọi tên “trân châu đường đen”.
Trà sữa du nhập vào Việt Nam vào những năm 2000. Còn nhớ lúc đó, trà sữa lúc đó chỉ có vỏn vẹn hai thứ topping quen thuộc là trân châu đen và thạch rau câu. Dần dần về sau mới có thêm sự thay đổi và bổ sung các loại topping khác như trân châu trắng, thạch phô mai, flan trứng…
Từ cuối năm 2017, một thương hiệu trà sữa ở Sài Gòn bất ngờ tung ra loại đồ uống mới mang tên “sữa tươi trân châu đường đen”. Một sự kết hợp lạ lẫm khi là sữa tươi và trân châu đường đen đã ngay lập tức tạo thành trào lưu không thể dập tắt.
Và nếu dừng lại ở đó thì không còn gì để nói. Hàng loạt các phiên bản “ăn theo” có thành phần là trân châu đường đen khiến con người ta đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Chắc hẳn chúng ta ai cũng biết phiên bản bánh trà sữa trân châu đường đen đúng không?
Những chiếc bánh như thế này được đánh giá là chỉ phù hợp để chụp ảnh “sống ảo” ngay khi vừa làm xong. Trong khi đó hương vị của bánh thì lại quá bình thường. Khi ăn, phần kem và phần trân châu đường đen sẽ chảy ra, từ đó khiến chiếc bánh mất đi dáng vẻ gọn gàng ban đầu. Hơn nữa khi vận chuyển thì hình thức bánh cũng xiêu vẹo, không còn đẹp nữa.
Và sau bánh trà sữa là vô số những phiên bản nghe xong khiến người ta phải hoang mang như bánh bao trân châu, pancake trân châu, bánh pizza trân châu, su kem trân châu, và thậm chí là mì xào trân châu và trân châu xào trứng nữa… Điều đó có nghĩa là người ta cố gắng đưa trân châu vào mọi thứ có thể.
Do vậy, có thể khẳng định trân châu đường đen chính là loại topping toàn cầu. Mặc dù những phiên bản sáng tạo nhưng có phần kỳ quặc này đến thời điểm hiện tại đã không còn “hot” nữa. Nhưng trân châu đường đen vẫn là loại topping được yêu thích hơn bao giờ hết.
Và dù là loại trân châu gì, trắng, đen hay đủ màu thì thứ topping này luôn được yêu thích vì sự thơm ngon cũng như dễ kết hợp với các món ăn khác của nó.
Và áp dụng ngay cách làm trân châu trắng để cho cả nhà cùng thưởng thức nhé!
*Ảnh: Nguồn Internet
0
Shares