Cách làm nước cốt dừa không khó như bạn tưởng tượng đâu. Chịu khó một chút thôi, bạn sẽ có phần nước cốt dừa thơm ngon, sánh mịn.
Quả dừa và những chế phẩm từ dừa như nước dừa tươi, mứt dừa, dầu dừa,… không còn xa lạ ở các nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam. Thứ quả thiên nhiên này cung cấp nhiều dưỡng chất tự nhiên như vitamin E, C, B1, B6,… và các khoáng chất có lợi cho sức khỏe như sắt, canxi, magie,… Vậy nên, khi chế biến và sử dụng đúng cách, chúng ta sẽ khai thác được hết giá trị dinh dưỡng từ loại quả này.
Một trong những chế phẩm tuyệt vời từ quả dừa chính là nước cốt dừa. Với đặc tính là loại sốt thơm dịu nhẹ, sánh mịn, nước cốt dừa đã trở thành một phần không thể thiếu trong nhiều món tráng miệng, chè, bánh,… Rất nhiều người tò mò về cách làm nước cốt dừa có khó không?
Sự thật là bạn có thể dễ dàng chế biến nước cốt dừa ngay tại nhà. Hơn nữa, tự tay làm nước cốt dừa bạn sẽ an tâm hơn so với việc mua sẵn nước cốt dừa đóng lon vốn ẩn chứa bên trong có thành phần chất bảo quản và hương liệu tổng hợp.
Cùng tham khảo cách làm nước cốt dừa được giới thiệu bởi Thật Là Ngon nhé bạn!
In Công Thức
from
votes
Cách Làm Nước Cốt Dừa
Nước cốt dừa hay còn gọi là sữa dừa, có thành phần hoàn toàn tự nhiên nên phù hợp với mọi người, kể cả những người không sử dụng được sữa động vật nói chung. Chỉ với thành phần chính là dừa nạo (cơm dừa) bạn sẽ có ngay mẻ nước cốt dừa thơm ngậy và sánh ngon như hàng rồi.
Chuẩn bị
20
phút
Nấu
10
phút
Tổng thời gian
30
phút
Khẩu phần:
200
ml nước cốt dừa thành phẩm
Calories:
169
kcal
Nguyên Liệu
-
300
g
cơm dừa (dừa nạo)
-
200
ml
nước ấm
-
2
thìa canh
đường
-
½
thìa cà phê
muối
-
2
thìa canh
bột năng
Hướng dẫn
Bước 1: Chuẩn bị làm nước cốt dừa
-
Nạo nhỏ hoặc xay nhuyễn cùi dừa tươi thành cơm dừa.
-
Đong đủ lượng các nguyên liệu theo đúng hướng dẫn.
-
Chuẩn bị dụng cụ vắt, nồi đun sạch sẽ.
Bước 2: Vắt nước cốt dừa
-
1.Đổ nước ấm vào cơm dừa rồi nhồi kỹ bằng tay.
-
2.Lọc nước cốt dừa qua rây/ túi lọc.
Bước 3: Nấu nước cốt dừa và hoàn thành
-
Đổ nước cốt dừa vào nồi đun ở mức nhiệt vừa cùng muối và đường.
-
Bột năng pha loãng với một chút nước.
-
Khi nước cốt dừa sôi thì đổ phần nước bột năng pha loãng vào.
-
Quấy đến khi nước cốt dừa sệt lại thì tắt bếp.
-
Chờ nước cốt dừa nguội rồi sử dụng kèm với nhiều món ăn khác.
Nutrition
Khẩu phần:
100
ml
|
Calories:
169
kcal
Bạn thử chưa?
Đăng ảnh lên @ThatLaNgon hoặc tag #thatlangon nhé!
Cách làm nước cốt dừa chi tiết
Bước 1: Chuẩn bị làm nước cốt dừa
Để làm nước cốt dừa, bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu và dụng cụ sạch để vắt, nồi đun.
Đối với nguyên liệu làm nước cốt dừa thì không quá cầu kỳ nên bạn dễ dàng chuẩn bị nhanh chóng.
Bạn chọn mua quả dừa tươi nhé. Những cửa hàng bán nông sản đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều trong chợ và trên hè phố, có bán dừa tươi ngon. Bạn đừng mua dừa non mà mua dừa có phần cùi dày dặn một chút. Chúng là những quả dừa ngọt, phần cùi màu trắng ngà thường được sử dụng để làm nộm, kho thịt, làm mứt,…
Phần cùi dừa trắng bạn nạo nhỏ hoặc xay bằng máy xay thực phẩm khô nhé. Cùi dừa làm nhỏ dưới dạng dừa nạo/ cơm dừa để dễ dàng chiết suất tinh dầu và chất màu trắng có trong cùi dừa sau này.
Nước cốt dừa có màu trắng đẹp mắt và để giữ được màu trắng ngà này, nguyên liệu làm nước cốt dừa ngoài cơm dừa cũng có thêm một số nguyên liệu màu trắng: bột năng, muối, đường. Bạn đong đủ lượng như mình hướng dẫn để làm nước cốt dừa ngon, đúng kiểu nhé.
Đối với dụng cụ vắt và đun, chúng tiếp xúc trực tiếp với phần nước cốt dừa nên bạn sử dụng dụng cụ sạch để không xuất hiện dị vật, bụi, cặn trong phần nước cốt dừa nhé.
Bước 2: Vắt nước cốt dừa
Chuyển sang bước tiếp theo, đây là bước chiết suất nước cốt từ cơm dừa/ dừa nạo. Bạn chú ý vệ sinh bàn tay thật sạch nhé vì cần sử dụng tới tay trần.
Bạn đổ nước ấm vào phần cơm dừa đã chuẩn bị. Bạn nhồi kỹ bằng tay để nước ấm làm tan tinh chất có trong cơm dừa.
Tiếp đến, bạn đổ hỗn hợp nước cơm dừa đã nhồi qua túi lọc/ rây lọc. Dụng cụ lọc có tác dụng giữ lại phần xác dừa và cho phần nước cốt dừa chảy qua.
Bạn nên sử dụng túi lọc như khi làm các loại sữa hạt để giữ lại tối đa xác dừa. Như vậy thì nước dừa sẽ không còn cặn, gợn của cùi dừa nữa. Bạn gắng sức dùng tay vắt chặt túi lọc để lọc được tối đa nước cốt dừa nhé.
Bước 3: Nấu nước cốt dừa
Bạn hòa tan phần bột năng trong một chút nước nhé. Bột năng cho một ít vào sẽ giúp tạo độ sánh cho nước cốt dừa. Bạn có thể thay bột năng bằng bột bắp, bột gạo, bột sắn dây.
Bạn đổ phần nước cốt dừa đã vắt vào chiếc nồi sạch rồi bắc lên bếp. Bạn bật lửa ở mức nhiệt vừa và cho thêm phần muối, đường vào quấy cùng. Bạn chú ý khi nước cốt dừa sôi lên, bạn đổ chỗ bột năng pha nước vào và quấy đến khi nước cốt dừa chuyển sang dạng sệt sệt thì tắt bếp.
Bạn chờ cho nước cốt dừa nguội rồi hãy sử dụng nhé.
Quá trình đun diễn ra rất nhanh chóng, chỉ khoảng 5-10 phút thôi nhưng rất cần thiết. Bước đun sôi nước cốt dừa giúp tiệt trùng và thêm bột năng vào để nước cốt dừa có dạng sệt, dễ hòa quyện với các món ăn, tăng cảm giác ngon miệng.
Ngoài ra, nếu bạn muốn tăng thêm mùi thơm cho nước cốt dừa thì hãy bỏ một bó lá nếp nhỏ vào nồi nước cốt dừa trước khi cho bột năng hòa tan nhé.
Cách Làm Nước Cốt Dừa – Hoàn Thành
Để kiểm tra nước cốt dừa sau khi hoàn thành, bạn hãy tự tin nếm thử một chút xem đã chuẩn vị chưa nhé. Nước cốt dừa hơi sệt, mịn, màu trắng ngà, thơm mùi dừa, vị beo béo, ngọt dịu và điểm nhẹ vị mặn là đủ điều kiện phục vụ ngay cả những thực khách khó tính nhất rồi.
Trong nước cốt dừa có chứa hàm lượng tinh dầu cao nên nếu không được bảo quản ở điều kiện thích hợp, chúng sẽ nhanh chóng bị chua, hỏng. Bạn cố gắng sử dụng nước cốt dừa đã chế biến trong ngày nhé. Phần chưa dùng hết bạn hãy cất vào lọ đựng và bảo quản trong tủ lạnh 2-3 ngày.
Nước cốt dừa thơm ngon dễ dàng chế biến chỉ với vài bước làm cơ bản. Dành thời gian một lát là bạn sẽ có ngay phần nước cốt dừa chất lượng cao.
Nước cốt dừa khi được kết hợp với nhiều món ăn sẽ giúp các món ăn thêm phần hấp dẫn, đẹp mắt hơn, vị ngon đậm đà hơn. Mình giới thiệu một số món ăn kết hợp cùng nước cốt dừa nhé:
Nước cốt dừa với đồ giải khát
Vào những ngày hè nóng bức, cầm trên tay cốc cà phê cốt dừa, sữa chua nếp cẩm hay sinh tố dừa dầm quả là ngon hết ý bạn nhỉ? Đồ giải khát có vị dừa mát mát, béo béo là món khoái khẩu của chị em văn phòng và thanh thiếu niên.
Chè ăn cùng nước cốt dừa
Thành phần không thể thiếu trong những món chè là lớp cốt dừa sánh mịn. Chúng có thể được dưới lên trên hoặc nấu cùng chè, giúp mang lại hương thơm, vị ngọt dịu nhẹ cho món chè truyền thống.
Nước cốt dừa ăn cùng một số loại bánh
Ở miền Nam nước ta, một số loại bánh hay được ăn kèm nước cốt dừa. Ngoài tác dụng giúp tăng vị các món bánh như bánh bò, bánh chuối hấp,… phần nước cốt dừa còn giúp các món bánh mềm hơn để người dùng dễ thưởng thức.
Nước cốt dừa ăn cùng với xôi
Để ăn kèm với xôi, bạn có thể cho thêm chút muối nữa vào nước cốt dừa để đẩy vị mặn hơn chút bạn nhé. Bạn đã từng ăn thử xôi xoài hoặc xôi lá dứa có dưới nước cốt dừa lên trên chưa? Chúng hợp nhau, ăn ngon lắm nhé.
Trên đây, mình đã gợi ý cho bạn cách làm nước cốt dừa thật nhanh chóng, dễ dàng và một số món ăn kết hợp cùng nước cốt dừa. Làm thành công nước cốt dừa rồi thì đừng quên tham khảo các món chè, bánh cần dùng tới nước cốt dừa trong phần nguyên liệu hay ăn kèm mà Thật Là Ngon đã chia sẻ nhé bạn!!
*Ảnh: Nguồn Internet
0
Shares