Cách Chăm Sóc Hoa Hồng Mới Trồng Đúng Cách Và Đơn Giản
Cách Chăm Sóc Hoa Hồng Mới Trồng
Hoa hồng khi mới mua về từ các cửa hàng bán cây kiểng hoặc từ các nhà vườn trồng hoa hồng. Đại đa số đều có bầu ươm khá nhỏ, đất ở vùng quanh rễ cũng ít đi, cây bị sốc. Một vài trường hợp hoa hồng mua từ các cửa hàng được trồng trong chậu thì chậu khá nhỏ, thiếu dinh dưỡng và cây cũng chẳng thể nào phát triển mạnh được.
Mặc dù bạn thấy một vài trường hợp hoa hồng mua ở cửa hàng được trồng chậu rất đẹp, hoa nở đều. Nhưng khi bạn mua về được một thời gian thì hoa tàn, cây cũng suy đi luôn. Vậy là cửa hàng bán cho bạn cây hoa hồng lởm? Mình tin chắc thì KHÔNG ĐÂU.
Cũng để tìm lời giải cho lí do trên, hôm nay mình sẽ chia sẻ cho bạn về chủ đề “Cách Chăm Sóc Hoa Hồng Mới Trồng” hay “Cách Chăm Sóc Hoa Hồng Mới Mua Về“. Đọc xong bài này, bạn tự khắc sẽ biết rõ lí do tại sao và tránh những lỗi cơ bản đó là được.
Tại Sao Phải Thay Chậu Trồng Hoa Hồng?
Cũng giống như tiêu đề, câu hỏi đặt ra là hoa hồng mới mua về tại sao phải thay chậu cây?. Mình có nói ở trên, có 04 lí do bạn phải thay chậu trồng cây hoa hồng như sau: Chậu cây nhỏ không đủ cho rễ phát triển, dinh dưỡng trông chậu cây kém, bộ rễ của hoa hồng yếu và thay chậu để cây đủ “khoảng không” để lớn lên.
Nếu ban để ý có thể thấy, hoa hồng khi mua ở cửa hàng được trồng trong chậu nhìn rất đẹp, hoa thì to và đều màu. Nhưng kì lạ thay, khi mang về chăm hết đợt hoa đó thì cây cũng “ngủm” luôn mà chẳng biết lí do tại sao.
Câu trả lời có ở trên rồi đó ạ!!!
Cách Chăm Sóc Hoa Hồng Mới Trồng (Mới Mua Về)
Ở bước này, mình cũng chỉ nêu tóm lược các ý cần lưu ý cho bạn khi chăm sóc hoa hồng sang chậu. Để thực hiện bước sang chậu hoa hồng từ chậu nhỏ (lúc mới mua cây về) sang chậu to hơn để hoa hồng được sinh trưởng tốt. Các mục cần lưu ý như sau:
-
Chọn kích cỡ chậu trồng hoa hồng
Hiện nay, trên thị trường có hàng nghìn loại chậu trồng cây nói chung và hoa hồng nói riêng. Theo kinh nghiệm của cá nhân mình, để lựa chọn chậu trồng hoa hồng chuẩn nên dựa vào yếu tố sau: chất liệu chậu trồng và kích thước chậu trồng là quan trọng nhất.
Bởi vì hoa hồng có bộ rễ nhiều, nhưng khá nông (cạn) và thuộc rễ chùm nên lựa chọn chậu trồng đúng kích thước cũng là một nghệ thuật. Thông thường, 70% sẽ chọn chậu cao (chiều cao sẽ cao hơn đường kính gấp 2 – 2.5 lần) và 30% là chọn chậu có đường kính miệng chậu to. Cái này tùy thuộc vào giống và một vài yếu tố thẩm mỹ, nhưng mình khuyên nên chọn chậu có chiều cao nhé!
Chất liệu chậu cũng là một yếu tố, thường thì nên chọn chậu có khả năng thoát nước, không bị bí nước sẽ gây hiện tượng ngập úng và làm hư hại rễ cây hoa hồng vào mùa mưa hoặc khi tưới nhiều nước. Cá nhận mình thì chọn chậu xi măng, chậu composite hoặc chậu nhựa – đơn nhiên là tất cả chậu phải có lỗ thoát nước cực tốt ở đáy chậu.
-
Lựa chọn hướng đặt chậu trồng
Vị trí đặt chậu trồng hoa hồng cũng là một yếu tố quan trọng, với kinh nghiệm cá nhân mình thì có 03 điểm bạn nên lưu ý khi chọn vị trí đặt chậu trồng hoa hồng: hướng nắng và khả năng chiếu nắng trong một ngày, vị trí đặt thông thoáng, có khoảng cách với các cây khác và không nên đặt nơi có nước mưa chảy mạnh vào chậu trồng.
Thông thường nhất, hoa hồng cần có đủ 06 tiếng chiếu sáng trong một ngày thì tỉ lệ nở hoa cũng như chất lượng của hoa mới cao được. Ở các nhà phố và chung cư, đại đa số bị mắc lỗi này nên tỉ lệ hoa ra sẽ không đẹp được. Thêm nữa là, nên đặt chậu tránh chỗ có nước mưa chảy thẳng vô chậu sẽ làm trôi đi một lượng khoáng trong đất (phần này sẽ giải thích kĩ trong bài viết khác).
Hoa hồng nếu được cắt tỉa, có khoảng không sinh trưởng thì khả năng bị bệnh sẽ rất thấp.Thêm nữa, nếu đặt chậu có khoảng cách với các chậu trồng khác thì rất dễ cho bạn trong lúc tỉa cành, chăm sóc và cả tưới nước hay phân bón đều dễ dàng.
-
Giá thể trồng hoa hồng đủ dinh dưỡng hay không?
Chậu trồng to, đủ kích thước và đủ nắng. Vậy yếu tố thứ 03 quan trọng không kém đó là giá thể (đất) trồng là rất quan trọng. Cây không đủ dinh dưỡng thì cũng chẳng thể sinh trưởng được chứ đừng nói chi tới việc ra hoa đẹp, chuẩn phom được.
Cho nên, khi đã thực hiện bước thay chậu trồng hoa hồng mình cũng khuyên bạn nên tự trộn giá thể trồng hoa hồng. Nếu khi tự làm được, bạn nên mua đất trồng hoa hồng ở chỗ bán uy tín và chất lượng để đảm bảo hoa hồng đủ dinh dưỡng để phát triển nhé.
Đọc thêm: Cách Trộn Giá Thể Trồng Hoa Hồng
-
Chăm tỉa cành, chăm bón phân và phòng sâu bệnh
Với các chậu hoa hồng mới mua về thường cũng hay có hoa rồi. Cho nên ở yếu tố thứ 04 này, bạn nên thực việc cắt tỉa hoa, cành, lá già và thực hiện bón dinh dưỡng và phòng trừ sâu bệnh hại cho hoa hồng. Bước này, bạn nên dùng kéo cắt cành tiến hành tỉa các cành ở sát gốc bớt đi, tỉa bỏ hết hoa đã nở lâu sắp tàn và tỉa bỏ hết lá già cỗi đi.
Sau đó, tiến hành phun các loại chế phẩm phòng trừ nấm bệnh hại cây. Sau đó tiến hành bón các loại phân bón kích chồi, mầm cho hoa hồng phục hồi trở lại. Thường thì hoa hồng sẽ gặp các bệnh thông thường như: Vàng lá, đốm đen, rỉ sắt, nấm lá, bọ trĩ, nhện đỏ,.. Nên phòng trước các loại bệnh này để đỡ tốn công sức hơn là khi cây đã bị bệnh.
Trên đây là 04 yếu bước cần làm trong cách chăm sóc hoa hồng mới trồng. để có một chậu hoa hồng đẹp bạn nên lưu ý kĩ 04 yếu tố bao gồm: chậu trồng, đất trồng, vị trí trồng và cách chăm sóc sau khi sang chậu cây.
Mình hi vọng rằng, bài viết này sẽ cho bạn một lượng kiến thức cơ bản để có thể tự tay chăm sóc hoa hồng nhà bạn. Tránh được tình trạng mới mua thì đẹp, mang về thì “ngủm” đối với hoa hồng được mua từ cửa hàng hay nhà vườn.
Chân thành cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết chia sẻ này của mình. Nếu có thêm thắc mắc hoặc có ý kiến đóng góp, bạn vui lòng liên hệ Cửa Hàng Xanh Bất Tận – 0972158146 hoặc 0932657564 nhé. Chúc bạn luôn vui./.