Các sai lầm thường gặp khi hâm, bảo quản, trữ đông, rã đông sữa mẹ

Sữa mẹ cần được bảo quản đúng cách mới đảm bảo giữ nguyên chất dinh dưỡng và an toàn với sức khỏe của trẻ nhỏ. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các sai lầm thường gặp khi hâm, bảo quản, trữ đông, rã đông sữa mẹ, cùng tìm hiểu nhé!

1. Tìm hiểu về mục đích của việc hâm sữa mẹ

Nhiều người thường nghĩ rằng hâm sữa mẹ là để tiệt trùng sữa sau khi rã đông. Những thực chất điều này không hề đúng, hâm sữa mẹ có công dụng giúp cho sữa mẹ sau khi rã đông có nhiệt độ gần với nhiệt độ của sữa khi con bú trực tiếp từ vú mẹ.

Mục đích hâm sữa mẹ

Đây là một việc làm rất quan trọng để đảm bảo khi con dùng sữa sau khi hâm vẫn đủ các chất dinh dưỡng giúp con phát triển, chính vì vậy việc rã đông sữa cần phải tực hiện đúng cách.

Bên cạnh đó, theo nghiên cứu, sữa mẹ có nhiệt độ là 37 độ C khi bé ti trực tiếp, đây là nhiệt độ lý tưởng giúp xoa dịu dạ dày của bé khi đói và giúp bé cảm thấy dễ chịu sau khi bú mẹ đồng thời bé bú ngủ ngon và sâu hơn.

Do vậy nếu bé ti bình mà nhiệt độ sữa quá lạnh hoặc quá nóng đều ảnh hưởng đến khẩu vị của trẻ, trẻ sẽ ăn ít hoặc không chịu ăn.

2. Một số sai lầm khi hâm, bảo quản, rã đông sữa mẹ

Khi hâm sữa

Các mẹ thường hâm sữa bằng lò vi sóng vì cho rằng điều này sẽ làm ấm sữa một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, mức nhiệt để hâm nóng sữa trong lò vi sóng quá cao, gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Ngoài ra, lò vi sóng chỉ làm nóng vỏ bên ngoài, không hâm nóng đồng đều sữa được.

Không hâm sữa bằng lò vi sóng

Bên cạnh đó, các mẹ nên từ bỏ cách hâm sữa đó là để sữa ra ngoài tủ lạnh và chờ cho nhiệt độ sữa tự nguội dần, điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ khi tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và nảy nở trong sữa của con.

Để hâm sữa đúng cách, cần thực hiện như sau:

Bước 1: Lấy một lượng sữa đủ dùng cho con bú một lần ra ngoài rồi cho vào bình đựng sữa.

Bước 2: Hâm nóng sữa

– Cách 1: Hâm sữa bằng nước ấm

Đặt bình sữa lấy từ ngăn mát cho vào tô đựng nước ấm đã chuẩn bị sẵn. Đảm bảo nhiệt độ nước không quá nóng làm mất chất dinh dưỡng trong sữa. Ngược lại nếu nước không đủ nóng sẽ không đủ sức làm tan và ấm sữa (nhiệt độ lý tưởng nhất là dưới 40 độ C).

Hâm sữa bằng nước ấm

– Cách 2: Hâm sữa bằng máy hâm sữa

Nhiều mẫu mã máy hâm sữa hiện nay cho phép các mẹ có thể hâm sữa an toàn và nhanh chóng, lại có thể tự động điều chỉnh mức nhiệt hợp lý để đảm bảo dưỡng chất trong sữa.

Dùng máy hâm sữa

Bỏ bình sữa từ ngăn mát vào máy hâm sữa và hỉ cần 2 – 3 phút là mẹ sẽ có ngay một bình sữa ấm cho bé thưởng thức.

Khi trữ đông và trữ lạnh

Một trong những sai lầm phổ biến khi trữ sữa mẹ trog tủ lạnh đó là trữ quá thời gian cho phép. Sữa bảo quản ở ngăn đông và ngăn mát của tủ lạnh đều có thời gian lưu trữ nhất định:

  • Đối với trữ lạnh: Thời gian bảo quản sữa mẹ ở ngăn lạnh 24 tiếng.
  • Đối với trữ đông: Thời gian bảo quản sữa mẹ ở ngăn đá chỉ trong 5 – 6 tháng.

Lưu ý thời gian trữ lạnh và trữ đông sữa

Dưới đây là một số nguyên tắc bảo quản sữa mẹ trên ngăn mát và ngắn đông của tủ lạnh mà bạn nên lưu ý:

– Không đổ sữa đầy túi, chỉ lưu trữ một lượng sữa khoảng 3/4 túi đựng.

– Không trữ sữa bên cánh tủ lạnh: Sữa mẹ rất nhạy cảm với nhiệt độ bên ngoài, khi để túi trữ sữa ở cánh tủ cộng hưởng với việc mở cửa nhiều lần sẽ làm cho nhiệt độ bảo quản của sữa bị mất cân đối.

Không đổ sữa đầy túi

– Khi dồn chung sữa vừa hút vào sữa đang trữ vào trong một túi, các mẹ nên chọn loại túi sữa nào hút cùng một ngày và lưu ý làm lạnh sữa mới hút trước khi dồn để chênh lệch nhiệt độ không quá cao.

– Không nên bảo quản sữa lần nữa sau khi đã dùng: Việc tiết kiệm khi tiếp tục cho sữa vào lại ngăn cấp đông lưu trữ tiếp sẽ khiến sữa mất chất dinh dưỡng và dễ hỏng đi. Tốt nhất, các mẹ nên lấy sữa đã tích trữ vừa đủ một lần dùng mỗi khi cần dùng đến.

Khi rã đông

Đối với sữa mẹ được lưu trữ trên ngăn đá, tuyệt đối không đem sữa đã đông ra ngoài nhiệt độ môi trường bình thường ngay lập tức, đây là cách làm hoàn toàn sai.

Sữa đem từ ngăn đông đặt xuống ngăn mát rã đông

Thay vào đó, đem sữa mẹ trong túi trữ sữa từ ngăn đông xuống ngăn mát trong vòng từ 8 – 12 tiếng để rã đông sữa mẹ từ từ. Đợi đến khi sữa đã chuyển sang dạng lỏng hoàn toàn, hãy lắc nhẹ để lớp sữa béo bên trên hòa quyện với lớp sữa trong.

Sau đó mẹ tiến hành hâm nóng sữa theo cách hâm nóng sữa mẹ lấy từ ngăn mát như ở trên.

3. Các nguyên tắc an toàn cần biết khi hâm và bảo quản sữa mẹ

– Tránh để sữa trong bình hâm mấy tiếng đồng hồ rồi mới cho con bú. Bởi vì khi ở nhiệt độ môi trường vi khuẩn sẽ có khả năng phát triển và làm hỏng một số thành phần trong sữa. Vì vậy khi sữa được hâm xong thì phải cho em bé bú ngay. Nếu em bé bú không hết thì cũng không được dùng lại cho bé bú các lần tiếp theo.

Cho bé bú sữa ngay sau khi vừa hâm sữa

– Nên sử dụng các túi trữ sữa chuyên dụng. Để tiện sử dụng và bảo quản đúng thời gian hơn, cần ghi lại ngày tháng hút sữa để có kế hoạch dùng sữa mẹ đúng, trong thời hạn còn có thể sử dụng sữa mẹ sau khi trữ đông.

– Sữa phải được bảo quản ở một ngăn đông, ngăn lạnh riêng. Đặc biệt không trữ sữa trong tủ lạnh cùng với các thực phẩm tươi sống như :thịt, cá, và các loại thức ăn khác.

Bỏ sữa vào ngăn lạnh riêng, ngăn đá riêng

– Tuyệt đối không dùng lò vi sóng để hâm nóng sữa và dùng cách phương pháp khác tạo ra mức nhiệt quá nóng để hâm nóng sữa.

– Đối với những sữa cấp đông sau khi rã đông thường có mùi xà phòng do sữa trong sữa mẹ có hàm lượng chất enzim lipase cao khiến bé cảm thấy khó chịu và không chịu ăn. Để giải quyết mùi khó chịu trên, hãy đun sữa để khử bớt các enzim thường tiến hành trước khi mẹ để sữa vào ngăn đá bảo quản. Sau khi vắt sữa mẹ cho sữa vào nồi rồi khuấy đều và đun, khoảng 82 độ C cho đến khi các hạt lăn tăn xuất hiện trên thành nồi.

Với cách làm này, lượng kháng thể và chất dinh dưỡng trong sữa mẹ sẽ mất đi một phần nhưng không đáng kể, nhưng ngược lại mẹ sẽ không nghe mùi xà phòng nữa và bé ăn ngon miệng hơn.

Trên đây là bài viết chỉ ra các sai lầm thường gặp khi hâm, bảo quản, trữ đông, rã đông sữa mẹ. Mong rằng với những thông tin trên, bạn sẽ hâm nóng sữa đúng cách để đảm bảo dinh dưỡng trong sữa mẹ cho bé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *