Các điều khoản cơ bản trong mẫu hợp đồng xây dựng – Chuyên Tư Vấn Luật

Các điều khoản trong hợp đồng xây dựng nói riêng hay hợp đồng dân sự nói chung để phát sinh hiệu lực cần bảo đảm được những quy định nhất định của pháp luật. Hợp đồng xây dựng khi được thiết lập cũng sẽ yêu cầu có các điều khoản cơ bản. Bên cạnh đó còn tránh được tình trạng những rắc rối không cần thiết để về sau.

Tìm hiểu chung về hợp đồng xây dựng

Tìm hiểu chung về hợp đồng xây dựng

Hợp đồng xây dựng là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 37/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 50/2021/NĐ-CP thì hợp đồng xây dựng là một trong những hình thức của hợp đồng dân sự. Đây là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để nhằm thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Hiệu lực của hợp đồng

Một hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 37/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 50/2021/NĐ-CP, những điều kiện này bao gồm:

  • Người tham gia ký kết có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
  • Đáp ứng các nguyên tắc ký kết hợp đồng
  • Hình thức hợp đồng bằng văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng. Trường hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ chức thì bên đó phải ký tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng có hiệu lực ở thời điểm ký kết hợp đồng (đóng dấu nếu có) hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng của bên nhận thầu (đối với hợp đồng có quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng).

Căn cứ ký kết hợp đồng xây dựng

Hợp đồng xây dựng được ký kết dựa trên các căn cứ sau:

– Các bên thống nhất, kết quả lựa chọn nhà thầu, kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và các căn cứ pháp lý áp dụng có liên quan.

– Đối với hợp đồng EPC, EC, EP còn bao gồm báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc thiết kế FEED được duyệt.

– Đối với hợp đồng chìa khóa trao tay còn bao gồm nhiệm vụ thực hiện dự án, chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được phê duyệt.

Căn cứ ký kết hợp đồng xây dựng

Căn cứ ký kết hợp đồng xây dựng

Nguyên tắc ký kết hợp đồng

Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng được quy định tại Điều 4 Nghị định 37/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 50/2021/NĐ-CP như sau:

  • Tại thời điểm ký kết hợp đồng bên nhận thầu phải đáp ứng điều kiện năng lực hành nghề, năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật về xây dựng.
  • Chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư được ký hợp đồng với một hay nhiều nhà thầu chính để thực hiện công việc.
  • Tổng thầu, nhà thầu chính được ký hợp đồng với một hoặc một số nhà thầu phụ, nhưng các nhà thầu phụ này phải được chủ đầu tư chấp thuận, các hợp đồng thầu phụ này phải thống nhất, đồng bộ với hợp đồng thầu chính đã ký với chủ đầu tư. Tổng thầu, nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm với chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng các công việc đã ký kết, kể cả các công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
  • Giá ký kết hợp đồng không được vượt giá trúng thầu hoặc kết quả đàm phán, thương thảo hợp đồng xây dựng, trừ khối lượng phát sinh ngoài phạm vi công việc của gói thầu được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép.
  • Đối với hợp đồng EPC thì các bên phải thỏa thuận thêm các nội dung cụ thể theo quy định

>>Xem thêm:: Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Điều khoản cơ bản trong mẫu hợp đồng xây dựng

Chủ thể hợp đồng

Thông thường trong hợp đồng, chủ thể trong hợp đồng sẽ được thể hiện và ghi nhận theo dạng là thông tin của các bên. Về cơ bản, một hợp đồng chỉ được xác lập khi có từ hai chủ thể tham gia thỏa thuận và xác lập. Do đó, nội dung về chủ thể của hợp đồng là một trong những điều khoản bắt buộc phải có.

Nội dung và khối lượng công việc

Nội dung và khối lượng công việc theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 37/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 50/2021/NĐ-CP là những nội dung, khối lượng công việc mà bên giao thầu ký kết với bên nhận thầu phù hợp với phạm vi công việc của hợp đồng và phải được các bên thỏa thuận rõ trong hợp đồng. Tùy theo loại hợp đồng xây dựng cụ thể, phạm vi công việc thực hiện được xác định.

Yêu cầu chất lượng và tiến độ

Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 37/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 50/2021/NĐ-CP và Điều 141 Luật dân sự 2014 thì yêu cầu về chất lượng sản phẩm và tiến độ là một trong những điều khoản thiết yếu của hợp đồng xây dựng. Trong đó các bên tham gia hợp đồng phải thỏa thuận trong hợp đồng về quy chuẩn, tiêu chuẩn (tiêu chuẩn và quy chuẩn Quốc gia), chỉ dẫn kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm của hợp đồng xây dựng. Về tiến độ thực hiện hợp đồng thì phải thể hiện các mốc hoàn thành, bàn giao các công việc, sản phẩm chủ yếu.

Điều khoản cơ bản trong hợp đồng xây dựng

Điều khoản cơ bản trong hợp đồng xây dựng

Giá hợp đồng, tạm ứng, thanh toán, quyết toán và thanh lý hợp đồng

Những nội dung này được quy định như sau:

  • Giá hợp đồng xây dựng: khoản kinh phí bên giao thầu cam kết trả cho bên nhận thầu để thực hiện công việc theo yêu cầu về khối lượng, chất lượng, tiến độ, điều kiện thanh toán, tạm ứng hợp đồng và các yêu cầu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.
  • Tạm ứng hợp đồng xây dựng làkhoản kinh phí mà bên giao thầu ứng trước không lãi suất cho bên nhận thầu để thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết trước khi triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng.
  • Việc thanh toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp vớiloại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng mà các bên đã ký kết. Khi thanh toán theo các thỏa thuận trong hợp đồng các bên không phải ký phụ lục hợp đồng, trừ trường hợp bổ sung công việc chưa có trong hợp đồng.
  • Quyết toán hợp đồng là việc xác định tổng giá trị cuối cùng của hợp đồngxây dựng mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Tạm dừng, chấm dứt, thưởng, phạt vi phạm

Bên cạnh các điều khoản liên quan trực tiếp đến nội dung công việc thì để đảm bảo cho quyền và lợi ích của các bên cũng như việc thực hiện đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng thì trong hợp đồng xây dựng còn cần phải có thể các điều khoản về thưởng, bồi thường, phạt vi phạm; tạm dừng và chấm dứt hợp đồng.

Trên đây là tư vấn về các điều khoản cơ bản trong hợp đồng xây dựng theo quy định mới nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan hoặc cần sự TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG, bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn nhanh chóng.

4.8 (15 bình chọn)

Cảm ơn bạn đã đánh giá!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *