Tuyển dụng
Bạn lo lắng cho buổi phỏng vấn ứng tuyển vị trí trong ngân hàng? Sau đây là một số câu hỏi phỏng vấn và mẹo trả lời phỏng vấn cho ngành ngân hàng mà bạn nên biết.
Bạn đã biết những mẹo trả lời phỏng vấn ngành ngân hàng chưa?
1. Em hãy giới thiệu về bản thân mình?
Gợi ý: Đây là câu hỏi mà 100% nhà tuyển dụng đều hỏi trong các cuộc phỏng vấn. Một phần giới thiệu tốt sẽ giúp bạn gây ấn tượng đầu tiên. Vì thế, bạn cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng và tập trước ở nhà. Bạn cần chuẩn bị 1 bản giới thiệu bằng tiếng Việt và 1 bản tiếng Anh. Nội dung phải đầy đủ nhưng ngắn gọn, đưa ra được những điểm ấn tượng.
Câu trả lời mẫu: Tên em là Nguyễn Văn A. Năm nay em 24 tuổi. Em đã tốt nghiệp Học viện Ngân hàng. Hiện tại em đang làm ở ngân hàng … với chức danh Giao dịch viên ngân hàng. Tại đây, em thực hiện các công việc đón tiếp, tư vấn cho khách hàng; thực hiện thao tác nghiệp vụ và phát triển mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Điểm mạnh của em là khả năng đàm phán thương lượng tốt. Bên cạnh đó, em có thể giao tiếp tốt bằng tiếng Anh. Và sử dụng thành thạo tin học văn phòng. (Đưa thêm các thành tích của bản thân) Trong thời gian rảnh em thường đọc sách, chơi thể thao. Ngoài ra, em rất thích xem chương trình truyền hình thực tế về tài chính ngân hàng.
2. Em hiểu gì về công việc em đang ứng tuyển?
Gợi ý: Đối với những ai lần đầu phỏng vấn thì đây là một câu hỏi khó. Do đó bạn nên tìm hiểu trước bản mô tả chức năng, nhiệm vụ của phòng ban hay vị trí ứng tuyển. Bạn có thể học hỏi về công việc của những người quen trong ngành. Hoặc nếu quan hệ rộng, bạn có thể nhờ người xin bản mô tả của nơi bạn ứng tuyển. Khi phỏng vấn, bạn chỉ cần nêu tóm tắt lại chức năng và nhiệm vụ của phòng ban đó.
Câu trả lời mẫu: Vâng, em cũng đã tìm hiểu về công việc của phòng quản lý rủi ro. Công việc chính của bộ phận này là: Xây dựng, cập nhật và phân tích các chính sách, tiêu chuẩn, công cụ đo lường và kỹ thuật quản lý rủi ro. Đảm bảo chính sách rủi ro được thực hiện đúng và hiệu quả trong các đơn vị của toàn ngân hàng. Làm việc với các bộ phận khác có liên quan nhằm hỗ trợ/tư vấn chiến lược quản trị và giảm thiểu rủi ro. Phối hợp với kiểm toán nội bộ để tiến hành lập kế hoạch và giám sát các rủi ro.
3. Tại sao bạn lại lựa chọn ngân hàng của chúng tôi?
Gợi ý: Mục đích của câu hỏi phỏng vấn tài chính ngân hàng này là kiểm tra độ hiểu biết của bạn về ngân hàng ứng tuyển. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu về báo cáo thường niên của ngân hàng. Từ đó tính toán và phân tích các chỉ số và đưa ra một số thành tích của ngân hàng đó.
Câu trả lời mẫu: Trước hết là xét về khía cạnh tài chính. Theo sự tìm hiểu của tôi, ngân hàng mình được đánh giá khá mạnh thể hiện qua các số liệu như vốn chủ đầu tư là … ROE, ROA là … Tổng huy động là … Tổng dư nợ … Ngoài ra, ngân hàng còn đẩy mạnh các hoạt động truyền thông bằng cách thể hiện trách nhiệm xã hội. Qua báo cáo thường niên, tôi biết đến các hoạt động ý nghĩa như … (nêu các hoạt động xã hội nổi bật của ngân hàng đó) Thông qua các yếu tố trên, tôi đã quyết định ứng tuyển vào ngân hàng.
4. Bạn có nộp hồ sơ vào ngân hàng khác không/Bạn đã nộp hồ sơ vào bao nhiêu ngân hàng?
Gợi ý: Câu hỏi này hẳn sẽ khiến nhiều ứng viên phân vân không biết nên trả lời thành thật hay nói dối. Lời khuyên cho bạn là hãy là chính mình dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Bạn không nên quanh co mà hãy trả lời thẳng thắn. Bên cạnh đó, bạn có thể liệt kê các vị trí liên quan đến vị trí đang ứng tuyển. Điều này sẽ thể hiện bạn là người có định hướng nghề nghiệp rõ ràng.
Câu trả lời mẫu: Em có nộp CV vào các ngân hàng khác và ứng tuyển vị trí tương đương. Nhưng ngân hàng mình vẫn là lựa chọn ưu tiên hàng đầu của em.
5. Bạn đang làm việc ở ngân hàng chúng tôi nhưng một ngân hàng khác lại mời gọi bạn với mức lương cao hơn. Bạn sẽ xử lý thế nào?
Gợi ý: Câu hỏi phỏng vấn tài chính ngân hàng này sẽ khiến các ứng viên khó xử. Bạn phải trả lời khéo léo để không làm phật lòng nhà tuyển dụng. Câu trả lời của bạn phải thể hiện được bạn xem trọng ngân hàng đang ứng tuyển.
Câu trả lời mẫu: Đầu tiên, em cảm thấy rất vui vì bản thân được đánh giá cao và năng lực của mình được nhiều nơi biết đến. Tuy nhiên để lựa chọn công việc hay nơi làm việc, em sẽ lựa chọn dựa trên 3 yếu tố. Một là môi trường làm việc. Hai là chế độ lương và đãi ngộ. Ba là cơ hội thăng tiến trong công việc. Do đó, nếu ngân hàng kia chỉ đưa ra mức lương cao thì chưa chắc em chọn rời ngân hàng mình đang làm việc. Bạn cần cân nhắc và đưa ra câu trả lời phù hợp để nhà tuyển dụng không phật lòng
6. Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?
Gợi ý: Kinh nghiệm là không nói xấu công ty cũ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế nói về các vấn đề nhạy cảm, đặc biệt là tiền lương.
Câu trả lời mẫu: Em rời công ty cũ vì cảm thấy môi trường làm việc chưa phù hợp với bản thân. Em muốn tìm môi trường mới để học hỏi và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm.
7. Điểm yếu của bạn là gì?
Gợi ý: Điểm mạnh, điểm yếu là câu hỏi phỏng vấn phổ biến. Câu trả lời tốt nhất là thẳng thắn nhận điểm yếu của mình. Tuy nhiên, bạn nên chọn lọc điểm yếu để nói. Không thể trả lời rằng em cẩu thả hoặc em hay quên… Bên cạnh đó, bạn nên thể hiện mình luôn cố gắng khắc phục để hoàn thiện bản thân.
Câu trả lời mẫu: Em là con người khá cầu toàn nên đôi khi chưa quyết đoán trong công việc. Em đang trong quá trình khắc phục điểm yếu này. Và em cũng cố gắng để luôn hoàn thành tốt công việc của mình.
8. Vì sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?
Điều bạn cần tìm trong câu trả lời của ứng viên là ứng viên có hiểu những gì về vị trí họ ứng tuyển và các kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm cho thấy họ có thể đáp ứng được yêu cầu công việc.
9. Trong trường hợp khách hàng đang nổi giận vì lỗi do giao dịch viên gây ra mà bạn không biết lỗi của giao dịch viên là gì, thì bạn sẽ xử lý như thế nào?
Câu hỏi này sẽ giúp bạn kiểm tra kiến thức và kỹ năng xử lý tình huống của ứng viên. Bạn cần chú ý xem ứng viên có phải người biết lắng nghe và có khả năng đưa ra cách xử lý hợp lý khiến khách hàng hài lòng hay không.
10. Bạn biết gì quản lý rủi ro tín dụng? Hãy nhận xét về mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung?
Đây là một câu hỏi khác giúp bạn kiểm tra kiến thức về tài chính ngân hàng của ứng viên. Qua câu trả lời của ứng viên bạn sẽ biết được ứng viên có nắm vững kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ hay không.
> Đi phỏng vấn xin việc thì ngồi thế nào cho chuẩn?
> Nghệ thuật thỏa thuận lương khéo léo khi phỏng vấn
Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp