Bỏ Túi Những Cách Tiết Kiệm Tiền Hiệu Quả Dành Cho Bạn

Có bao giờ bạn “bất ngờ, ngỡ ngàng, ngơ ngác đến bật ngửa” không biết bằng cách nào mà tiền tiết kiệm chưa đầy một tháng đã vơi đi đáng kể? Ngay cả khi bạn không có những khoản chi lớn như đi du lịch hay viện phí chăm sóc sức khỏe, vậy mà vẫn không rõ tiền của mình đã đi về đâu. Đó là do bạn chưa tìm được cách tiết kiệm tiền hiệu quả đấy thôi!

Chỉ cần thay đổi một vài thói quen theo hướng dẫn của Gints tại bài viết sau đây, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá đấy!

Vì sao cần học cách tiết kiệm tiền hiệu quả?

Tiết kiệm là xây dựng quỹ dự phòng kịp thời để ứng biến với các tình huống bất ngờ và không may có thể xảy ra như bệnh tật, hư xe,… Mỗi người sẽ cách tiêu tiền khác nhau, song tìm được cách tiết kiệm tiền hiệu quả sẽ mang đến cho bạn rất nhiều lợi ích không ngờ:

  • Cải thiện cuộc sống của bản thân và gia đình.
  • Hạn chế việc bị phụ thuộc và trở thành con nợ.
  • Có khoản dự phòng trước những tình huống khó khăn, bất ngờ.
  • Chi tiêu thoải mái hơn trong cuộc sống và giúp cải thiện sức khỏe tinh thần.
  • Hạn chế việc nản chí, mất động lực vì… làm hoài chẳng thấy dư!

Các cách tiết kiệm tiền đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả

Vậy đâu mới thật sự là cách tiết kiệm tiền hiệu quả nhất để bạn có thể hưởng được bấy nhiêu lợi ích bên trên? 

Glints sẽ gợi ý bạn một vài “mẹo nhỏ” tiết kiệm nhưng tác động “không hề nhỏ” sau đây nhé!

Mẹo #1: Đặt ra mục tiêu tiết kiệm dài hạn

Có một sự thật phũ phàng: Bạn sẽ chẳng bao giờ có cách tiết kiệm tiền hiệu quả nếu bạn chưa có ý thức tiết kiệm. Những câu nói “Hết hôm nay thôi”, “Mai rồi tiết kiệm”,… chính là cám dỗ khiến bạn sa vào cái bẫy của tiêu dùng sa đọa.

Đặt ra mục tiêu tiết kiệm dài hạn và hiệu quảĐặt ra mục tiêu tiết kiệm dài hạn và hiệu quả

Chính vì thế, hãy đặt ra mục tiêu tiết kiệm cả ngắn hạn lẫn dài hạn. Mục đích tối thượng của việc lên kế hoạch cũng tương tự như việc dò đường trước khi bắt đầu chuyến đi. Khi đã nắm rõ đường đi nước bước, việc tiết kiệm sẽ trở nên dễ dàng và có tính kỷ luật cao hơn.

Mẹo #2: Cố định khoản chi trả hàng tuần

Trong mỗi tháng, bạn sẽ có những khoản thu và khoản chi nhất định. Những khoản thu vào thì thường cố định (lương cứng, tiền ba mẹ gửi hàng tháng, đi làm thêm,…), song khoản chi thì sẽ luôn biến thiên. 

Hàng tuần, bạn chỉ nên cho phép bản thân sử dụng một số tiền cụ thể để chi trả cho các khoản cố định (có thể lố 5-10% tùy vào nhu cầu hàng tháng). Nếu tháng đó lượng chi tiêu vượt mức quá nhiều, bạn cần nghiêm túc xem xét lại các khoản tiêu, đồng thời đánh giá mức độ cần thiết để lên kế hoạch cắt giảm hợp lý.

Nhờ vậy, bạn sẽ dễ dàng làm chủ các khoản thu – chi dễ dàng, từ đó có cách tiết kiệm tiền hiệu quả hơn. Đồng thời, bạn cũng sẽ cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng trước khi ra quyết định chi tiêu.

Mẹo #3: Ghi chép kiểm soát thu nhập và chi tiêu

Ghi chép chi tiêu hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm trong sổ sẽ giúp bạn nắm được dòng tiền của mình. Từ đó, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát về nhu cầu chi tiêu của bản thân.

Đầu tiên, bạn hãy xác định tổng số thu trong hàng tháng của bản thân. Sau đó, hãy ghi chép hết tất tần tật mọi khoản chi: từ những khoản tiêu vặt như mua cà phê, mua đồ ăn,… cho đến tiền nhà, tiền điện nước. Thậm chí chi phí gửi xe công cộng bạn cũng nên ghi vào. 

Khi có đủ dữ liệu, hãy phân loại và gộp chúng thành từng nhóm để biết dòng chảy tiền chi nhiều vào đâu. 

Đọc thêm: 5 App Quản Lý Chi Tiêu Cá Nhân Cực Kỳ Hiệu Quả Cho Người Chơi Hệ “Tiết Kiệm”

Mẹo #4: Tích tiểu thành đại

Một trong những cách tiết kiệm tiền hiệu quả nhất mà đa phần chúng ta đều vô tình ngó lơ chính là: Tích tiểu thành đại. Những khoản dư nhỏ nhặt như tiền thừa khi mua sắm, ăn uống,… nếu được tích trữ mỗi ngày sẽ trở thành một số tiền lớn hơn bạn nghĩ.

Tích tiểu thành đại - cách tiết kiệm tiền hiệu quảTích tiểu thành đại - cách tiết kiệm tiền hiệu quả

Đối với các khoản chi như điện, nước, bạn nên kiểm tra hóa đơn thường xuyên để phát hiện và điều chỉnh kịp thời cách sử dụng sao cho không lãng phí. Nhờ vậy, bạn không chỉ tiết kiệm tiền phục vụ chi tiêu cá nhân mà còn góp phần tác động tích cực lên môi trường thông qua việc tiết kiệm năng lượng cho cộng đồng nữa đấy.

Mẹo #5: Tâm tỉnh táo, ví “không đau”

Có một sự thật là những món đồ lặt vặt như: quần áo, phụ kiện, ly nước, khung ảnh… rất dễ khiến ta chi tiền dưới ánh đèn lấp lánh của cửa hàng hay những bảng hiệu “giảm giá” đầy hấp dẫn.

Chính vì thế, tâm cần phải thật sự tỉnh táo và cân nhắc kỹ trước khi quyết định mua những món đồ chỉ vì thấy thích. Hãy tự hỏi bản thân mình, món đồ này có thực sự hữu ích không; mình có gặp khó khăn khi thiếu nó hay không. 

Hay khi mua sắm trên các sàn điện tử, hãy lên danh sách các món mình muốn mua trước khi vào ứng dụng. Bằng không, bạn cũng sẽ “lạc” vào thiên đường mua sắm online và sẽ chẳng kiểm soát được ví tiền của mình đâu.

Bên cạnh đó, hãy học cách sử dụng voucher, coupon khuyến mãi để giảm thiểu chi phí nữa nhé!

Mẹo #6: Chỉ sử dụng thẻ tín dụng khi thực sự cần

Thẻ tín dụng thật thần kỳ, kể cả khi không có tiền trong đó; bạn vẫn mua được những gì mình muốn! Những lời quảng cáo này khiến bạn cảm thấy thật hấp dẫn đúng không? 

Chỉ sử dụng thẻ tín dụng khi thực sự cần để tránh tiêu phaChỉ sử dụng thẻ tín dụng khi thực sự cần để tránh tiêu pha

Kỳ thực, đó là một cái bẫy tâm lý khiến bạn cứ ngỡ trong tài khoản tiết kiệm của mình còn nhiều tiền và chi tiêu không có kiểm soát. Vì thế, giải pháp cho cách tiết kiệm hiệu quả nhất ở đây chính là sử dụng tiền mặt và cố gắng chỉ rút vừa đủ số tiền cần xài của mỗi tháng từ thẻ.

Mẹo #7: Hủy các gói dịch vụ không cần thiết

Các dịch vụ như đăng ký 4G hàng tháng, Netflix, mua ứng dụng online theo tháng,… tưởng chừng “vô hình” nhưng cũng là một trong những kẻ thù của tiết kiệm!

Mỗi cuối tháng, hãy tự ngẫm tuần suất sử dụng các gói dịch vụ ấy. Dù rằng tất cả những dịch vụ bạn chi tiền đều hữu ích, nhưng hãy chắc chắn mình sử dụng hết để không lãng phí. Đừng ngại kiểm tra các hóa đơn, đặc biệt là hóa đơn online để cắt bỏ những dịch vụ mà mình không dùng tới nhé!

Mẹo #8: Học cách đầu tư

Thay vì chỉ gửi tiết kiệm trong ngân hàng, hãy phân bổ nhiều khoản tiền để sử dụng cho các mục tiêu khác. Đầu tư cũng là một cách tiết kiệm tiền hiệu quả đấy! 

Việc đầu tư sẽ giúp lượng tiền luôn tăng và tránh nguy cơ mất giá so với gửi tiết kiệm. Đầu tư vào một kênh hay một thị trường phù hợp sẽ giúp bạn có thêm nguồn thu nhập, từ đó duy trì dòng tiền cho bản thân.

đầu tư cũng là một cách tiết kiệm tiền hiệu quảđầu tư cũng là một cách tiết kiệm tiền hiệu quả

Một lưu ý nhỏ là bạn cần phải có kiến thức, kinh nghiệm về đầu tư sao cho hiệu quả. Đừng quá dè dặt, nhưng cũng đừng quá mạo hiểm dẫn đến những mối rủi ro không đáng.

Mẹo #9: Tiết kiệm tự động thông qua dịch vụ gửi tiết kiệm ngân hàng

Nếu bạn là người không ưa mạo hiểm, gửi tiết kiệm qua các dịch vụ gửi tiết kiệm ngân hàng cũng là một cách tiết kiệm tiền hiệu quả. 

Người Nhật thường gửi khoảng 20% thu nhập của mình vào tài khoản tiết kiệm ngân hàng. Vừa tránh được việc giữ quá nhiều tiền mặt trong tay, vừa có thêm lãi suất từ ngân hàng. Thật tuyệt vời phải không nào?

Tuy nhiên nếu gửi tiết kiệm, bạn nên chọn những gói có thể tất toán sau 6 tháng đến 1 năm. Và chỉ gửi tiết kiệm những khoản tiền chưa cần dùng đúng, tránh việc rút tiền tiết kiệm cấp bách – không chỉ gây tốn thêm phí mà hiệu quả đầu tư cũng không đáng là bao.

Mẹo #10: Mua đồ dùng chất lượng tốt và học cách bảo quản

Đừng ham đồ quá rẻ, bởi tiền nào của đó. Những món hàng kém chất lượng đồng nghĩa với việc thay mới nhiều lần. Cách tốt nhất chính là hãy chọn mua những sản phẩm chất lượng và có thời gian sử dụng lâu để tiết kiệm tiền hiệu quả nhé!

Không những thế, việc bảo quản cũng chính là một cách tiết kiệm tiền hiệu quả. Nó giúp bạn gia tăng thời gian sử dụng món sản phẩm và đỡ một khoản tiền khi phải thay đổi sản phẩm mới quá thường xuyên.

Mẹo #11: Tái sử dụng đồ cũ

Trước khi quyết định mua đồ mới, hãy thử lướt một vòng trí nhớ xem bạn có thể tái sử dụng từ những món đồ cũ của bản thân, bạn bè hay người thân được hay không. 

cách tiết kiệm tiền hiệu qua qua việc tái sử dụng đồ cũcách tiết kiệm tiền hiệu qua qua việc tái sử dụng đồ cũ

Chẳng hạn như, “hô biến” chiếc quần jeans cũ thành chiếc túi tote đầy phong cách và độc nhất cũng là một ý tưởng không tồi. Việc làm này không những là cách tiết kiệm tiền hiệu quả mà còn hạn chế rác thải ra ngoài môi trường.

Mẹo #12: Cho thuê một vài món đó không sử dụng tới

Ai cũng sẽ có những nhu cầu bất chợt, không diễn ra thường xuyên. Chính vì thế mà các dịch vụ cho thuê nổi lên như nấm sau mưa. 

Nếu bạn có dư vài món đồ không sử dụng đến, bạn hoàn toàn có thể cho thuê, ví dụ như: cây đàn ghita đã lâu không đụng đến, chiếc máy ảnh cũ nhưng vẫn dùng tốt, bộ váy dạ hội 1 năm mặc một lần… Đây thật sự là một cách tiết kiệm tiền hiệu quả phải không nào?

Mẹo #13: Hạn chế đi ăn ngoài

Đi ăn ngoài thì ngon bụng đấy, nhưng cũng rất ư là “đau ví” đó nha! Thay vào đó, bạn hoàn toàn có thể tự chuẩn bị thức ăn cho bản thân. Tự mua những món thực phẩm hẳn nhiên sẽ rẻ hơn nhiều so với đi ăn bên ngoài.

Không những là cách tiết kiệm tiền hiệu quả, việc tự tay chuẩn bị các bữa ăn còn giúp ta kiểm soát được nguồn năng lượng, dinh dưỡng nạp vào; từ đó, cơ thể cũng trở nên khỏe mạnh hơn.

Đọc thêm: Những Kiểu Cơm Văn Phòng Tuyệt Cú Mèo Dành Cho Dân Công Sở

Mẹo #14: Rèn luyện tính kỷ luật cá nhân

Kỷ luật. Kỷ luật. Kỷ luật. Điều quan trọng phải nhắc ba lần. Đây là yếu tố tiên quyết quyết định liệu bạn có thể tiết kiệm được hay không. 

Đọc thêm: Rèn Luyện Kỷ Luật Bản Thân Khi Làm Việc Tại Nhà Không Khó Như Bạn Nghĩ

Ban đầu hẳn sẽ khó khăn vì cám dỗ và nhu cầu vẫn luôn ở đấy. Thế nhưng, một khi bạn tạo được nếp kỷ luật cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua sắm, bạn sẽ tiết kiệm không thể ngờ.

Ngay từ bây giờ, hãy định hướng cho tương lai và bắt đầu tìm cách tiết kiệm tiền hiệu quả ngay từ hôm nay!

Rèn luyện tính kỷ luật cá nhân chính là cách tiết kiệm tiền hiệu quảRèn luyện tính kỷ luật cá nhân chính là cách tiết kiệm tiền hiệu quả

Một số nguyên tắc quản lý tài chính giúp bạn xây dựng cách tiết kiệm tiền hiệu quả

Tạo ra quỹ khẩn cấp cho riêng mình

Đây sẽ là quỹ không được phép dùng đến, trừ khi bạn phát sinh những nhu cầu thực sự cần thiết và cấp bách: bệnh tật, mua đồ đạc phục vụ cho công việc,… 

Quỹ khẩn cấp giống như một dạng bảo hiểm vậy. Nếu chẳng may xảy ra bất trắc, bạn hoàn toàn có thể tự làm chủ vấn đề và không biến thành gánh nặng của bất kỳ ai khi có quỹ dự phòng “chữa cháy” này.

Áp dụng nguyên tắc quản lý chi tiêu 50-30-20

Cố vấn tài chính nổi danh toàn cầu Sallie L. Krawcheck đã đưa ra nguyên tắc quản lý chi tiêu 50-30-20. 

Áp dụng nguyên tắc quản lý chi tiêu 50-30-20Áp dụng nguyên tắc quản lý chi tiêu 50-30-20

Cách thức áp dụng nguyên tắc này để tiết kiệm vô cùng đơn giản mà, bạn sẽ cần phân bố chi tiêu của mình như sau:

  • 50% tiền kiếm được cho các nhu cầu thiết yếu (điện nước, tiền nhà, thực phẩm, di chuyển,…) 
  • 30% cho những điều bạn “mong muốn” (giải trí, du lịch,…) 
  • 20% cho tương lai (tiết kiệm, đầu tư,…). 

Việc phân rõ các nguồn tiền như thế này sẽ giúp bạn dễ dàng tự chủ tài chính rất dễ dàng.

Thực hiện nguyên tắc kiểm tra 72 giờ

Những món hàng được gắn mác giảm giá hấp dẫn dễ khiến ta lung lay và muốn sắm cho bằng được. Trong những trường hợp đó, hãy giữ cho bản thân một “cái đầu lạnh” bằng cách thực hiện nguyên tắc kiểm tra 72 giờ, bạn nhé! 

Thực hiện nguyên tắc kiểm tra 72 giờ Thực hiện nguyên tắc kiểm tra 72 giờ

Hãy “tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến” trong suốt 3 ngày. Sau đó, hãy xem xét liệu bạn có còn muốn mua nữa hay không? Nếu có, đó chính là thứ bạn cần. Nếu không, đó chỉ là ham muốn nhất thời và hoàn toàn không cần thiết để bạn chi tiền ra.

Áp dụng cách tiết kiệm tiền hiệu quả Kakeibo

Đây là một cách kiểm soát thu chi của người Nhật. Nhiều gì bạn cần chính là một quyển sổ và thực hiện các bước dưới đây:

  • Bước 1: Ghi xuống những khoản chi cố định mỗi tháng bạn phải thanh toán. Ví dụ: tiền điện, nước, truyền hình cáp, Internet…
  • Bước 2: Xác định rõ số tiền bạn muốn để dành trong tháng và cất riêng khoản này, không được động vào khi chi tiêu trong tháng.
  • Bước 3: Ghi xuống những chi tiêu trong tháng ở những trang sau.
  • Bước 4: Xây dựng kế hoạch chi tiêu trong tháng.
  • Bước 5: Xây dựng “cam kết” tài chính trong tháng.
  • Bước 6: Vào cuối mỗi tháng, kiểm tra lại chi tiêu trong tháng của bạn.

Ứng dụng nguyên tắc 6 chiếc lọ

Cũng giống như phương pháp 50-30-20, nhưng nguyên tắc 6 chiếc lọ là cách tiết kiệm tiền hiệu quả chi tiết hơn:

Ứng dụng nguyên tắc 6 chiếc lọ Ứng dụng nguyên tắc 6 chiếc lọ

  • Lọ 1 – Chi tiêu thiết yếu (55% thu nhập): Đây chính là nhu cầu thiết yếu mỗi ngày của bạn, bao gồm: ăn uống, phí xăng xe di chuyển, tiền học, tiền điện thoại,…
  • Lọ 2 – Tiết kiệm dài hạn (10% thu nhập): Các khoản tiết kiệm cho tương lai để mua nhà, mua xe,… sẽ được để vào lọ này.
  • Lọ 3 – Quỹ giáo dục (10% thu nhập): Đây chính là lọ để đầu tư vào trí thức. Kiến thức cũng là một khoản đầu tư bạn nên dành ra để nâng cấp chính mình, tạo nhiều giá trị hơn trong tương lai.
  • Lọ 4 – Quỹ đầu tư tài chính (10% thu nhập): Lọ này tập trung vào các hình thức đầu tư trực tiếp như mua cổ phiếu, đầu tư chứng khoán, hùn hạp làm ăn, mở doanh nghiệp,…
  • Lọ 5 – Hưởng thụ (10% thu nhập): Khoản tiền này bạn sẽ dành để chăm sóc bản thân sau những ngày làm việc và học tập vất vả. Bạn có thể sử dụng tùy thích với các mục tiêu giải trí, tiêu khiển.
  • Lọ 6 – Quỹ từ thiện (5% thu nhập): “Sống là cho đâu chỉ nhận cho riêng mình.” Quyên góp từ thiện không chỉ mang đến ảnh hưởng tích cực cho cộng đồng, mà còn tăng dung lượng trái tim giúp bạn trở nên bao dung, đồng cảm và hạnh phúc hơn.

Mỗi người sẽ có những cách tiết kiệm tiền hiệu quả khác nhau. Bạn thấy cách nào là hiệu quả nhất với bạn? Chia sẻ ở phần bình luận cho Glints biết nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 3 / 5. Lượt đánh giá: 2

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Tác Giả

Nghia Nguyen

“My name means ‘tons of meaningfulness’. How can we live a meaningless life, right?”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *