Bình luận về câu nói Khách hàng là thượng đế 2023

Bình luận về câu nói Khách hàng là thượng đế

Top những bài làm văn bình luận về câu nói:”Khách hàng là thượng đế” hay nhất của các bạn học sinh giỏi đạt điểm cao. Mời các bạn đọc tham khảo và dựa vào đây viết cho mình bài văn bình luận về câu nói:”Khách hàng là thượng đế” thật hay. Chúc các bạn luôn luôn học tập tốt.

Bình luận về câu nói Khách hàng là thượng đế – Bài làm 1

Câu nói “Khách hàng là thượng đế” thể hiện được tinh thần của giới kinh doanh nước Nhật Bản họ luôn coi trọng người mua hàng, khách hàng của mình, chăm sóc chu đáo tận tình, phục phụ hết mình để mang lại sự hài lòng cho khách hàng, để khách hàng khi đã tới mua hàng cho họ một lần lần sau sẽ đến nữa.

Đa số những người làm kinh doanh đều hiểu được tầm quan trọng của người mua hàng, khách hàng của mình. Bởi nếu chúng ta muốn tồn tại muốn kinh doanh và thu được lợi nhuận cao nhưng lại không quan tâm tới khách hàng thượng đế của mình thì chúng ta sẽ mãi mãi thất bại.

Bình luận về câu nói Khách hàng là thượng đế

bình luận về câu nói:”Khách hàng là thượng đế”

Khách hàng chính là sự ưu tiên số một hàng đầu của con người kinh doanh. Dù muốn hay không muốn mua hàng thì chúng ta cần cũng cần phải phục vụ chăm sóc chu đáo, để họ có thể đạt được sự hài lòng trong việc mua hàng.

Vì sao gọi khách hàng là thượng đế? Khách hàng chính là người bỏ tiền, bỏ những đồng tiền mồ hôi công sức của họ ra mua sản phẩm của người doanh nhân, giúp người doanh nhân kiếm được lợi nhuận có tiền để chi trả nhiều nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống như nhà cửa, xe ô tô, nhu cầu ăn mặc, học hành…

Nhờ có những người khách hàng mà mọi nhu cầu của người kinh doanh được giải quyết. Việc so sánh khách hàng là thượng đế, vì thượng đế là người có quyền lực tối cao mang lại cho con người những ước mơ biến thành hiện thực. Thì khách hàng cũng vậy, nếu người kinh doanh có nhiều khách hàng thì họ có thể đạt được những ước mơ của mình.

Thượng đế là một nhân vật do sức tưởng tượng của con người tạo ra, những khách hàng thì không, họ chính là những con người bằng xương bằng thịt hoàn toàn có thật. Họ có chính là người có khả năng biến ước mơ của nhà kinh doanh thành sự thật, không cần trông chờ vào thượng đế một người không có thật.

Vì vậy, mỗi người nhân viên kinh doanh cần phải chăm sóc khách hàng của mình như một vị chúa,  vị chúa của muôn loài, có quyền lực đáp ứng nhu cầu mong mỏi của mọi người, một vị thượng đế có quyền lực vô cùng tối cao. Bởi túi tiền của mỗi vị khách hàng chính là nguồn sống, nguồn chi tiêu nuôi sống nhu cầu thiết yếu của rất nhiều con người trong gia đình nhà kinh doanh và nhân viên bán hàng.

Chứng minh cho điều này chính là công ty xe máy sản xuất Honda họ đã sử dụng nhiều dự án truyền thông dạy người khách hàng của mình cách sử dụng xe, lái xe hiệu quả những tình huống khi tham gia giao thông an toàn. Để thực hiện chiến dịch truyền thông này công ty kinh doanh đã tốn nhiều chi phí nhưng bù lại thương hiệu xe máy này không bao giờ bị ghét ở Việt Nam nó là sự lựa chọn số một tại nước ta.

Bên cạnh đó, muốn kinh doanh tốt chúng ta cần phải biết tiếp thu lắng nghe ý kiến góp ý của khách hàng, việc gì đã được và việc gì chưa làm khách hàng hài lòng thì cần phải sửa sai, tránh để cho các khách hàng của mình phật ý, sẽ làm mất khách, như vậy chúng ta tự dân túi tiền của mình cho đối thủ cạnh tranh.

Khi người kinh doanh biết lắng nghe ý kiến của thượng đế sẽ mang lại sự hài lòng cho thượng đế có như vậy các thượng đế, con trời mới nhớ tới người kinh doanh mà quay lại mua hàng lần hai, lần ba, rồi giới thiệu cho bạn bè người thân của họ tới mua hàng bạn sẽ có nhiều cơ hội được chăm sóc tiếp cận với nhiều thượng đế mới.

Câu nói “Khách hàng là thượng đế” là câu nói hoàn toàn đúng đắn, nhằm khuyên những người bán hàng những nhà kinh doanh phải biết lắng nghe những ý kiến của khách hàng, chăm sóc khách hàng chu đáo mang lại cho họ sự hài lòng tận tình, có như vậy bạn mới có chỗ đứng trong giới kinh doanh và có thể tồn tại được.

Câu nói “Khách hàng là thượng đế” muốn khẳng định một chân lý vô cùng đúng đắn mỗi con người kinh doanh muốn tồn tại được, muốn trở thành doanh nhân thành đạt thực hiện được ước mơ, mục tiêu kinh doanh của mình, thì không tuyệt đối không được coi thường những vị khách hàng chính là thượng đế của mình.

Bình luận về câu nói Khách hàng là thượng đế – Bài làm 2

Trong kinh doanh, doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều hướng tới mục đích là đưa được hàng hóa của mình đến tay người tiêu dùng. “Khách hàng” là cách gọi của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng. Khách hàng là người tiêu thụ, đánh giá sản phẩm và chất lượng phục vụ của đơn vị kinh doanh. Mọi hoạt động kinh tế đều hướng đến khách hàng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tồn tại, phát triển được hay không là nhờ khách hàng – sự tiêu thụ của họ đối với hàng hóa của doanh nghiệp. Khách hàng đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng. Khách hàng không chỉ tiếp xúc với sản phẩm – kết quả của lao động mà khách hàng còn tiếp xúc với đơn vị cung ứng – người bán hàng. Các doanh nghiệp lớn nhỏ đều đề cao vai trò của khách hàng, họ luôn đề cao châm ngôn, khẩu hiệu: “Khách hàng là thượng đế” lên đầu trong việc sản xuất cung ứng sản phẩm của mình.

“Khách hàng là thượng đế” là tiêu chí được đề cao vì sau cùng sản phẩm của mỗi doanh nghiệp đều hướng đến người tiêu dùng. Tiêu chí được đề cao vì doanh nghiệp sản xuất luôn muốn sản phẩm cảu mình được tiêu thụ, bằng cách này hay cách khác có thể đến với  tay của khách hàng. Chính vì vậy, doanh nghiệp phải đề ra tiêu chí sản xuất của mình, coi việc phục vụ nhu cầu của khách hàng như phục vụ những thượng đế, song không vì thế mà hạ thấp mình, mà coi việc phục vụ này là cả hai đều có lợi. Việc nắm được tâm lý cũng như thị hiếu của khách hàng giúp nhà sản xuất nắm được 80 -90% thành công trong việc bán sản phẩm. Chính vì vậy, trong sản xuất, các doanh nghiệp đề cao khách hàng như thượng đế, phục vụ nhu cầu của khách hàng giúp doanh nghiệp nắm chắc phần thắng như câu: “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” việc coi “khách hàng là thượng đế” là cần thiết và quan trọng trong sản xuất.

Trong sản xuất, việc coi “Khách hàng là thượng đế” là rất quan trọng. sản xuất không chỉ dừng lại ở việc quan trọng về sản phẩm về sau mà còn cần phải quan tâm đến đạo đức nghề nghiệp. Việc đề cao tiêu chí “khác hàng là thượng đế” giúp nhà sản xuất luôn đặt được đạo đức nghề nghiệp, sản xuất hàng hóa nhưng luôn đề cao sức khỏe của khách hàng lên hàng đầu. Tránh sản xuất ồ ạt nhưng lại sử dụng ác chất phụ da, kích thích ảnh hưởng đến sức khỏe của  khách hàng.

Xem thêm:

 

Sống như thế nào trong thế kỉ XXI? (đề mở)

Trong mối quan hệ nhà sản xuất – cầu nối – người tiêu dùng, không phải lấy hàng hóa làm trung tâm mà luôn phải lấy khách hàng là trung tâm của việc sản xuất, đặt tiêu chí phục vụ khách hàng lên hàng đầu. Nắm được nguyên tắc này, doanh nghiệp sẽ sản xuất và phục vụ được những vị thượng đế khó tính của mình.

Để đưa sản phẩm của mình đến đưuọc tay người tiêu dùng – khách hàng, cần phải qua một khâu trung gian giữa người cung ứng ban đầu và khách hàng. Có nghĩa là một cửa hàng, một nhóm tiếp thị. Nhóm này nằm giữa trong mối quan hệ và ăn lợi nhuận từ việc cung ứng và giải quyết bà toán của nhà sản xuât. Nhóm này không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng lại là “đại lý” đứng giữa người sản xuất và tiêu dùng. Đặc biệt sẽ là khâu định giá cuối cùng. Trong nguyên tắc kinh doanh, nhóm này mang tính phi lợi nhuận, càng dìm được giá của doanh nghiệp xuống thấp càng được lợi nhuận nhiều. Đối với khách hàng, giá càng cao cũng càng lợi. Tuy nhiên, việc nghiên cứu thị hiếu của người dân lại do nhóm 1 – nhà sản xuất nghiên cứu. Nhóm này cũng không quan tâm đến thị hiếu, cứ mặt hàng nào bán được chạy, thì nhập về. Chính vậy, cũng không quan tâm đến người tiêu dùng – khách hàng muốn gì. Song, lớp trung gian này cũng rất cần thái độ tôn trọng “Khách hàng là thượng đế” qua các nhân viên cửa hàng, cách giao tiếp ứng xử của con người với nhau.

Bán được chạy hàng hay không còn do thái độ phục vụ. Có những cửa hàng treo biển: “Khách hàng là thượng đế” nhưng chính họ cũng chưa hiểu hết nghĩa của câu châm ngôn trên. “Khách hàng là thượng đế” không chỉ quan tâm đến thái độ phục vụ của nhân viên còn quan trọng hơn đó chính là nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Các cửa hàng vì chạy đua lợi nhuận mà thường bất chấp nhập các loại hàng giả, hàng nhái có giá thấp hơn để bán cao bằng những hàng thật đang ngoài thị trường. Vì suy nghĩ này mà đạo đức bán hàng của các cửa hàng bị hạ thấp, tiếp tay cho hàng giả tràn vào thị trường đánh chết hàng thật – doanh nghiệp sản xuất chính đáng.

“Khách hàng là thượng đế” là châm ngôn, là khẩu hiệu trong ngành sản xuất cung ứng hàng hóa, đó là một tiêu chí rõ ràng. Các doanh nghiệp, các tổ chức, các đơn vị bán hàng cần hiểu rõ, nắm bắt rõ và xác định tiêu chí trong phục vụ “thượng đế”. Doanh nghiệp nên đề cao tính tự phục vụ trước, khi sản xuất ra sản phẩm chính mình sẽ là người sử dụng trước. góp phần tạo dựng một thị trường lành mạnh, an toàn. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần đề cao vai trò của khách hàng, đặt mục đích phục vụ khách hàng lên hàng đầu vì không có khách hàng, doanh nghiệp chỉ còn nước đóng cửa. Câu nói: “Khách hàng là thượng” đế đã phải ảnh và nêu lên tiêu chí sản xuất trong công nghiệp sản xuất hàng hóa của Việt Nam nói riêng, của thế giới nói chung, các nhà cung ứng luôn phải đặt khách hàng lên hàng đầu. Sản xuất là để phục vụ cho khách hàng cũng như sự tồn tại của doanh nghiệp.

Bình luận về câu nói Khách hàng là thượng đế – Bài làm 3

Đối với ai khi khởi nghiệp bất cứ một lĩnh vực nào đó, từ tập đoàn lớn đến cửa hàng nhỏ và vừa đều phải “nằm lòng” câu nói này. Bởi nó chính là kim chỉ nam, là định hướng, là chiến lược quyết định sự thành bại của bạn.“Khách hàng là thượng đế” trở thành một trong những câu nói thể hiện hoàn mỹ nhất ở giới doanh nhân những người làm nghề “thiên hạ” này.

Hầu hết doanh nhân của mọi quốc gia trên thế giới đều nhận thức một cách đầy đủ và nhất quán về tầm quan trọng của khách hàng. Lấy khách hàng làm mục tiêu chiến đấu. Nếu như các doanh nhân Châu Âu gọi khách hàng là “vua”, doanh nhân Trung Quốc gọi khách hàng là ông Thần Tài, thì doanh nhân Nhật gọi khách hàng là “Thượng Đế”. Nhưng nghiên cứu một cách khách quan nhất về khách hàng, thực sự coi trọng tầm quan trọng của khách hàng, phục vụ khách hàng chu đáo nhất có lẽ phải kể đến doanh nhân Nhật. Một trong những yếu tố làm nên thương hiệu của họ trên thị trường thế giới.

Bạn phải nắm vững những nguyên tắc này để có thể kinh doanh thắng lợi nhất. Đầu tiên phải  xem khách hàng là ưu tiên số 1đối với người tiêu dùng, chỉ cần họ muốn mua hàng là có thể mua được ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào. Nếu không đủ tiền họ có thể mua trả góp; nếu không có thời gian, sẽ có người đưa đến tận nơi; nếu không biết sử dụng, chỉ cần họ gọi một cú điện thoại là chủ cửa hàng sẽ cử người đến tận nơi lắp đặt, chạy thử và hướng dẫn cách sử dụng.

Nếu người bán biết đứng trên lập trường của khách hàng, xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, luôn suy nghĩ cho khách hàng thì họ nhất định sẽ được khách hàng tin cậy, sự nghiệp của họ nhất định sẽ có nền tảng vững chắc. Một doanh nhân thành đạt của Nhật Bản nói rằng: “Không suy nghĩ cho lợi ích của khách hàng thì doanh nghiệp không thể làm ăn phát đạt. muốn có lợi thì trước hết ta phải gieo mầm thiện cho người cái thiện, sau đó cái thiện sẽ báo đáp ta”.

Thứ 2, toàn tâm toàn ý nghĩ cho khách hàng. Đây là phương châm kinh doanh của rất nhiều công ty lớn trên thế giới. Nhiều công ty lớn còn viết nó vào nội quy của mình.

Có thể kể đến là Nhật Bản, nhắc tới Nhật Bản có lẽ Công ty Honda chính là thương hiệu chiếm được cảm tình nhất của khách hàng, không chỉ vì chất lượng sản phẩm mà còn là thái độ phục vụ. Năm 1967, trong “làn sóng khiếm khuyết xe hơi” xảy ra ở Mỹ, thái độ của hãng Honda Nhật Bản đã khiến người Mỹ khâm phục. Vì sự an toàn tính mạng của người tiêu dùng, Honda đã chủ động khai báo khiếm khuyết. Honda đã dứt khoát kiên trì nguyên tắc kinh doanh “tất cả suy nghĩ cho khách hàng” của mình. Vì sự an toàn tính mệnh của khách hàng, hãng đã chấp nhận mạo hiểm với nguy cơ bị đóng cửa. Trong số tất cả các nhà sản xuất xe hơi, Honda là hãng đầu tiên khai báo với chính phủ Mỹ về các khiếm khuyết tồn tại ở dòng xe CT2000 của mình.

Thứ 3, hàng tốt giá rẻ là phương châm kinh doanh kinh hàng đầu. Thị trường luôn biến đổi khôn lường, sở thích của người tiêu dùng cũng thay đổi nhanh chóng. Nhưng có một chân lý bất biến: “hàng tốt giá rẻ” là yêu cầu chung của đa số người tiêu dùng. Doanh nhân hay thậm chí là những cửa hàng nhỏ phải kiên trì lấy thị trường làm trung tâm, tìm mọi cách tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và cung cấp hàng hóa chất lượng cao với giá rẻ cho người tiêu dùng.

Xem thêm:

 

Phân tích cảnh cho chữ trong truyện Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

Thị trường xe hơi và đồ điện gia dụng của Nhật phát triển muộn hơn so với nhiều nước Châu Âu nhưng lại có chất lượng tốt, giá rẻ, có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường quốc tế, thậm chí còn áp đảo sản phẩm cùng loại của nhiều nước tiên phong. Bí quyết của người Nhật là hệ thống quản lý chất lượng hoàn thiện và kỹ năng quản lý giá thành độc đáo.

Thứ 4, lắng nghe ý kiến khách hàng. Tuy đã thực hiện việc quản lý chất lượng toàn diện nghiêm ngặt nhưng họ hiểu rất rõ rằng quản lý chất lượng chặt chẽ đến mấy cũng không thể đảm bảo sản phẩm hoàn toàn không có vấn đề. Vì vậy họ coi dịch vụ hậu mãi là sự kéo dài tự nhiên của quản lý chất lượng toàn diện.

Trong mắt doanh nhân, khái niệm “dịch vụ” không chỉ có nghĩa là tạo sự tiện lợi cho khách hàng mà còn có nghĩa là có thái độ ứng xử đúng mực khi xử lý sự không hài lòng và khiếu nại của khách hàng một cách công bằng, nhanh chóng và không hề miễn cưỡng

Tuy nhiên, trên thực tế nhiều nhà kinh doanh chỉ vì đồng tiền mà bỏ qua trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với khách hàng. Họ sản xuất các mặt hàng kém chất lượng, thậm chí sử dụng nhiều hóa chất độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nghiêm trọng hơn là tính mạng của chính khách hàng của mình.

Bên cạnh đó, nhiều chủ quán, chủ nhà hàng hay doanh nghiệp vì xem mình là “bá chủ thế giới” nên khi họ sử dụng sản phẩm của mình đã nhận lại thái độ phục vụ mà đáng nhẽ ra, họ bỏ đồng tiền của mình ra thì phải nhận lại những điều xứng đáng hơn.

Điển hình cho trường hợp này, quán “bún chửi” của bà Hán Kim Thảo (61 tuổi) tại số 41 Ngô Sĩ Liên, Hà Nội đã trở thành địa chỉ ăn ngon của giới Hà thành nhưng thái độ phục vụ ở đó theo nhiều người nhận xét là quá chán. Những chính cái tên “bún chửi” dường như đã trở thành thương hiệu và chúng tôi nghĩ đây cũng là một phần nguyên nhân khiến người ta kéo đến đây nườm nượp mỗi ngày. Suy cho cùng, chính khách hàng tiếp tay cho các loại hình dịch vụ phi lý này tồn tại. Đây chỉ là một trong số nhiều ví dụ điển hình về việc thờ ơ, dễ dàng chấp nhận bỏ qua cho được việc của một số người, khiến văn hóa phục vụ của Việt Nam bị méo mó.

Từ đó, chúng ta thấy rằng: Xem khách hàng chính là thượng đế là phương châm kinh doanh chưa hề sai đối với mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng xem họ là đúng, có những khách hàng “ có vấn đề” đã tìm mọi cách chống phá làm hủy hoại tới thương hiệu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, họ sẵn sàng loại bỏ những đối tượng khách hàng chuyên gây nhiễu này.

Bình luận về câu nói Khách hàng là thượng đế – Bài làm 4

Từ trước tới nay, mỗi khi nhắc đến chuyện mua bán, trao đổi hàng hóa nói chung người ta thường có câu “Khách hàng là thượng đế”. Trong thời buổi kinh tế thị trường như ngày nay, một số người chưa nhận thức rõ ý nghĩa của nó khiến cho câu nói không còn hiểu đúng như lẽ vốn dĩ.

Câu nói trên liên quan trực tiếp tới các ngành nghề kinh tế nói chung, nhất là với những người làm dịch vụ. Khách hàng là những cá nhân hay tổ chức mà doanh nghiệp, các nhà kinh doanh đang hướng các nỗ lực vào khiến họ quyết định lựa chọn sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp đó. Khách hàng là đối tượng được thừa hưởng các đặc tính và chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ. “Thượng” là cao, “đế” là vua. “Thượng đế” có thể tạm dịch nghĩa là vị vua ở trên cao, là từ dùng để gọi các nhân vật thần thánh khác nhau tùy theo tôn giáo, tín ngưỡng cụ thể, chỉ đến đấng tối cao và toàn năng. Câu nói có thể dịch là người sử dụng sản phẩm hay dịch vụ là những người có vị trí, vai trò quan trọng hàng đầu trong kinh doanh. Câu nói cũng là một trong những phương pháp, chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Tuy sự ví von khách hàng như những “thượng đế” có chút phóng đại, nhưng không hẳn không có lí. Trước hết, vai trò của khách hàng trong thực tiễn kinh doanh là rất quan trọng. Khánh hàng chính là đối tượng và cũng là mục tiêu của mọi hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp có tồn tại, phát triển được hay không là nhờ sự tiêu thụ của khách hàng đối với hàng hóa của doanh nghiệp.

Coi khách hàng là “thượng đế” giúp kinh doanh thuận lợi và có nhiều lợi nhuận hơn. Bán được chạy hàng hay không còn phụ thuộc vào khách hàng có chịu bỏ thời gian và tiền bạc cho sản phẩm của mình hay không. Nhờ có khách hàng mà doanh nghiệp mới có lợi nhuận từ sản phẩm. Thí dụ, ngày nay chúng ta vẫn nói đến dịch vụ tín dụng ngân hàng. Nhờ có người dân vay vốn, gửi tiết kiệm hay sử dụng dịch vụ chuyển tiền mà ngân hàng mới có lợi nhuận. Hay một lĩnh vực tưởng không liên quan, đó là giáo dục. Giáo dục ngày nay không còn là sự bắt buộc “thày dạy trò phải nghe” nữa mà học sinh, sinh viên có quyền được lựa chọn giáo viên dạy cho mình. Giáo viên nghiệp vụ cao, kiến thức tốt sẽ được học trò lựa chọn. Do đó, giáo viên đôi lúc cũng bông đùa: ngày nay học sinh kiến tạo nên giáo viên, nhờ có học sinh mà giáo viên mới được đứng trên giảng đường, mới không thất nghiệp.

Khiến cho khách hàng cảm thấy bản thân là thượng đế phải thông qua thái độ phục vụ tích cực. Nhân viên bán hàng phải biết tôn trọng, xưng “chúng tôi” và gọi là “quý khách”. Nhân viên cần ăn mặc lịch sự, nói năng chuẩn mực, nhẹ nhàng, thái độ chỉ bảo, quan tâm nhu cầu của khách. Sự tôn trọng còn ở chính những sản phẩm của doanh nghiệp. Sản phẩm không chỉ đảm bảo quy định về nguồn gốc xuất xứ, an toàn vệ sinh, tuổi thọ sản phẩm lâu dài mà còn mẫu mã bắt mắt, kỹ thuật sane xuất tiến bộ. Chỉ khi có thái độ phục vụ tốt, khách hàng mới thấy bản thân được ưu ái, chăm sóc.

Các doanh nghiệp Nhật Bản khá nổi trội trong việc coi “khách hàng là thượng đế”. Đối với người tiêu dùng Nhật Bản, chỉ cần họ muốn mua hàng là có thể mua được ở bất kì đâu, và bất kì lúc nào. Khách hàng nào không đủ tiền mua sản phẩm có thể mua trả góp, nếu quá bận rộn sẽ có người giao sản phẩm đến tận nhà, nếu không biết sử dụng, chỉ cần một cú điện thoại là chủ cửa hàng sẽ cử người đến tận nơi hướng dẫn.

Nhưng đôi lúc, khách hàng chưa chắc đã là thượng đế. Tùy vào đối tượng khách hàng mà người kinh doanh phải ứng xử phù hợp. Bạn không thể coi những khách hàng không đủ tư cách làm “thượng đế” là thượng đế được. Đến một cửa hàng quần áo, những khách hàng chỉ xem cho “vui” hay hành động xảo trá, lươn lẹo giá cả… người kinh doanh không thể làm hài lòng họ được. Có những khách mua quá coi thường nhân viên, chê trách sản phẩm… chỉ là những khách hàng “tồi” mà thôi.

Xem thêm:

 

Suy nghĩ về câu: Lương y như từ mẫu

Hiện nay, dường như người bán hàng không còn quan tâm đến vấn đề uy tín của cửa hàng. Có những cửa hàng treo biển: “Khách hàng là thượng đế” nhưng chính họ cũng chưa hiểu hết nghĩa của câu nói trên. Những hiện tượng như chửi khách hàng, “bóp” giá sản phẩm, bán sản phẩm kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái… ta luôn chứng kiến mỗi ngày. Có nhiều khách hàng bước vào cửa hàng thì được chào đón bằng nụ cười hớn hở, vui vẻ nhưng lại bị chửi rủa, chù ẻo nếu không chọn mua sản phẩm của chủ hàng. Nếu cứ tiếp tục như vậy thì có nên đổi câu “Khách hàng là thượng đế” thành “chủ quầy là thượng đế” hay không?

Đối với sinh viên ra Hà Nội học tập hoặc người dân sống tại khu phố cổ đều biết đến những quán “bún chửi”. Những người đến đây ăn bún nếu không nhanh gọn hay linh hoạt rất có thể sẽ phải nghe một “bài ca”. Mọi người kéo nhau tới đó ăn vì tò mò, còn tôi thì cho rằng đó là hình ảnh xấu xí của người Việt, nhất là khi khách nước ngoài chứng kiến cảnh tượng đó.

Tóm lại, câu nói “Khách hàng là thượng đế” luôn là chiêu thức kinh doanh mà nhà kinh doanh thành công nào cũng “nằm lòng” trong tay.

Bình luận về câu nói Khách hàng là thượng đế – Bài làm 5

Có lẽ câu nói: “khách hàng là thượng đế” đã không còn xa lạ với mỗi người chúng ta dù bạn ở cương vị là người bán hay người mua. Hầu hết mọi doanh nhân của các quốc gia trên thế giới đều nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của khách hàng bởi xét cho cùng “ tiêu dùng là đích đến cuối cùng và mục tiêu của mọi ngành sản xuất.”

Nói đến Thượng đế, chúng ta đều nghĩ ngay đến một vị thần quyền năng nắm trong tay quyền lực vĩ đại. Vậy khách hàng thực sự có quyền năng như một vị thần tối cao? Đối với kinh doanh thì đúng là như vậy. Trong lĩnh vực kinh doanh, các nhà kinh doanh dù lớn hay nhỏ đều đi đến cái đích cuối cùng làmang các sản phẩm, dịch vụ của mình đến được tay người tiêu dùng-khách hàng. Số lượng khách hàng của một doanh nghiệp hay cửa hàng quyết định thành bại trong sự phát triển của nó. Bạn đã bao giờ nhìn thấy một cửa hàng có rất ít khách hàng, thậm chí là không có khách, có thể tồn tại được lâu? Mục đích của kinh doanh chính là lợi nhuận. Lợi nhuận của thể giúp các doanh nghiệp, thương buôn,… phát triển, đi cùng với đó là cơ hội kiếm thêm thu nhập của rất nhiều con người. Lợi nhuận được sinh ra từ đâu? Không khó để chúng ta hiểu rằng nguồn khách hàng tỷ lệ thuận với lợi nhuận. Chính vì thế, chúng ta không thể phủ nhận được tầm quan trọng của khách hàng.

Không chỉ có vậy, khách hàng là thước đo chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Số lượng khách hàng và sự phản hồi, bình luận được đóng góp từ phía khách hàng vừa là lời động viên, vừa là sự phê bình, vừa là những giải pháp giúp các nhà kinh doanh tự hoàn thiện một cách tốt nhất. Hiểu sâu sắc được điều này, đa phần các doanh nghiệp cho rằng: khách hàng là ưu tiên số một. Là một người bán hàng, chúng ta nên nhìn từ góc nhìn của khách hàng, quan tâm đến mong muốn của khách hàng, luôn suy nghĩ cho khách hàng.Nếu có thể làm tốt điều này, họ nhất định sẽ được khách hàng tin tưởng, sự nghiệp của họ nhất định sẽ có nền tảng vững chắc.

Một minh chứng rõ ràng cho việc coi khách hàng như thượng đế phải kể đến, đó là các doanh nghiệp Nhật Bản. Ở Nhật Bản, đối với người tiêu dùng, chỉ cần họ muốn mua hàng là có thể mua được ở bất kì đâu, và bất kì lúc nào. Chương trình mua trả góp được áp dụng với những khách hàng không đủ tiền mua sản phẩm, nếu khách hàng quá bận rộn sẽ có người đưa đến tận nơi, nếu không biết sử dụng, chỉ cần một cú điện thoại là chủ cửa hàng sẽ cử người đến tận nơi lắp đặt, chạy thử và hướng dẫn cách sử dụng. Ông Yoshida Tadao, người sáng lập công ty khóa kéo YKK đã từng nói: “ Không suy nghĩ cho lợi ích của khách hàng thì không thể làm ăn phát đạt.” Trên thế giới hiện nay, các phương thức chăm sóc khách hàng chu đáo như của người Nhật vẫn đang được phát triển và mở rộng. Nhà kinh doanh ở châu Âu gọi khách hàng là vua, “ Thần Tài”là cách người Trung Quốc gọi khách hàng, các doanh nghiệp vẫn luôn thể hiện với khách hàng sự toàn tâm toàn ý và luôn lắng nghe ý kiến của khách hàng.

Khách hàng luôn được ưu ái và coi trọng là thế, vậy nên khi ở cương vị là một khách hàng được hưởng rất nhiều quyền ưu đãi từ doanh nghiệp và sự nhún nhường từ các nhân viên bán hàng, hãy là một nhà tiêu dùng thông minh và lịch sự. Thực tế chứng minh rằng, các “thượng đế” biết mình được đối xử như thượng đế mà có những thái độ và hành vi không mấy tích cực. “Khách hàng là Thượng đế” không có nghĩa là khách hàng luôn đúng. Việc bạn sử dụng tiền để mua sản phẩm và sử dụng dịch vụ không đồng nghĩa với việc bạn được quyền cư xử thô lỗ và quá đáng với những người cung cấp sản phẩm hay dịch vụ đó. Hành động của chính khách hàng đối với nhà cung cấp đôi khi còn thể hiện họ có thực sự là một “thượng đế” hay không?

Khi khách hàng và doanh nghiệp xảy ra mâu thuẫn, người tiêu dùng luôn chiếm lợi thế hơn về mình  và được bảo vệ bởi nhiều hiệp hội, trong khi doanh nghiệp lại ít được bảo vệ bởi các cơ quan chức năng. Chúng ta không thể đổ lỗi cho các nhà kinh doanh  khi không làm theo mọi yêu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp, các nhà bán hàng hay nhân viên có thực sự có lỗi chỉ vì khách hàng không biết tắt một chiếc máy tính bị nhiễm vi rút? Việc máy tính bị nhiễm vi rút là do chất lượng của sản phẩm hay do bản thân người tiêu dùng bất cẩn. Đó là chưa kể đến việc họ sử dụng ngôn từ không mấy thiện cảm, thái độ gay gắt để chỉ trích người bán hàng dù cho rất nhiều sai sót bắt nguôn từ phía họ.

“Khách hàng là thượng đế” là câu nói từ lâu đã in sâu vào văn hóa thương mại. Doanh nghiệp lấy khách hàng làm trọng, luôn đặt những lợi ích và sự hài lòng của khách hàng lên trên hết. Quan niệm này đúng nhưng vẫn chưa thật hoàn thiện. Khách hàng còn là bạn đồng hành cùng doanh nghiệp. Chỉ như vậy, đôi bên mới cùng có lợi và kinh doanh mới có thể thành công.

Cảm ơn các bạn các bạn vừa đọc xong top những bài làm văn bình luận về câu nói:”Khách hàng là thượng đế” hay nhất. Chúc các bạn có bài văn bình luận về câu nói thật hay và đạt được kết quả cao nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *