Bảng cân đối kế toán, báo cáo tài chính là những tài liệu cho chúng ta thấy tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp. Đồng thời nó còn cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh ở hiện tại và dự đoán tương lai.
Với những thì cần phải hiểu về cách lập bảng cân đối kế toán để làm báo cáo hàng năm nộp lên cơ quan thuế. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu biểu mẫu và cách lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 133 mới nhất.
Đối với doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục
Hoạt động kế toán và báo cáo tài chính của mỗi doanh nghiệp được thực hiện trên cơ sở giả định là doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động bình thường với thời gian đủ dài (ít nhất 12 tháng sắp tới) để đáp ứng những mục tiêu kinh doanh và thực hiện các nghĩa vụ được quy định của mình.
Khi doanh nghiệp được giả định hoạt động liên tục thì những tài sản của doanh nghiệp vẫn được sử dụng bình thường trong các hoạt động kinh doanh nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra mà không phải bán thanh lý để trả công nợ như khi doanh nghiệp sẽ giải thể( ngừng hoạt động,phá sản).
>>> Xem thêm: Quy trình đăng ký thành lập công ty.
Chính vì doanh nghiệp không có dự định bán thanh lý tài sản của mình nên khi đó doanh nghiệp sẽ phản ánh giá trị tài sản trong bảng cân đối kế toán theo giá gốc mà không cần phải dựa theo giá thị trường(giá trị thanh lý).
Như vậy, doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục chính là cơ sở để chúng ta thực hiện nguyên tắc giá phí. Bên cạnh đó, giả định hoạt động liên tục yêu cầu được xác định trước khi lập bảng cân đối kế toán hay báo cáo tài chính.
Khi đó các nhà quản trị doanh nghiệp sẽ đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động liên tục của doanh nghiệp mình để ra quyết định lập bảng cân đối kế toán theo giá trị gốc hay giá trị thanh lý.
Dưới đây là mẫu báo cáo tài chính theo thông tư 133 mới nhất:
Tài sản
Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu
Hướng dẫn lập báo cáo tài chính theo thông tư 133
Tài sản
Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu
Biểu mẫu bảng cân đối kế toán theo thông tư 133
Để lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 133 cần căn cứ vào:
– Sổ kế toán tổng hợp;
– Sổ và thẻ kế toán chi tiết hay Bảng tổng hợp kế toán chi tiết;
– Báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp năm trước (để trình bày cột đầu năm).
Biểu mẫu bảng cân đối kế toán theo thông tư 133
Báo cáo tình hình tài chính (Mẫu số B01b – DNN)
Báo cáo tài chính được sử dụng để cung cấp thông tin liên quan đến tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và những luồng tiền của doanh nghiệp, đáp ứng được yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và những nhu cầu hữu ích của người sử dụng trong việc đưa ra một số quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính phải cung cấp được những thông tin của một doanh nghiệp về: Tài sản, Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu; Doanh thu và những thu nhập khác; chi phí sản xuất kinh doanh và những chi phí khác; Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh.
Báo cáo tình hình tài chính (Mẫu số B01 – DNNKLT)
Trên đây là phần chia sẻ của chúng tôi về biểu mẫu và cách lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 133. Việc lập bảng cân đối kế toán cũng như báo cáo tài chính là không hề đơn giản vì thế các bạn phải hiểu bản chất của tất cả các tài khoản và cả những khoản phát sinh trong doanh nghiệp một cách chi tiết nhất. Nếu quá khó khăn hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhé!
>>> Xem thêm: Báo giá dịch vụ kế toán tại TPHCM