Bạn có nhận ra đôi lúc mình mang những nét tính cách đối lập nhau như vừa dịu dàng xong lại nóng nảy, lúc bao dung khi ích kỷ… Nếu tính cách thay đổi một cách thất thường, rất có thể bạn bị rối loạn đa nhân cách
Rate this post
Bệnh đa nhân cách (hay còn gọi là rối loạn nhân cách) là một chứng bệnh tâm lý ảnh hưởng đến hành vi và thái độ của người bệnh. Lúc này, bệnh nhân sẽ tồn tại nhiều hơn hai nhân cách. Trong đó có 1 nhân cách bình thường và các nhân cách về bệnh lý.
Cụ thể như sau:
- Nhân cách bình thường: Thể hiện ở sự tuân thủ các chuẩn mực đạo đức của xã hội, các thể chế xã hội hiện hành.
- Nhân cách bệnh lý: Thể hiện ở cách sống, cách cư xử và những phản ứng hoàn toàn khác biệt với người bình thường.
Nhận biết rối loạn đa nhân cách như thế nào?
• Hiện diện nhiều con người: Một cơ thể nhưng tồn tại của hai hoặc nhiều “con người” khác, riêng biệt. Đi kèm với mỗi nhận dạng là thay đổi trong cảm xúc, hành vi, trí nhớ, tri giác, cảm giác. Các triệu chứng có thể được quan sát bởi người khác hoặc được chính người bệnh khai báo. Họ mô tả “chính họ” đang quan sát thấy lời nói, hoạt động của mình. Và bất lực khi không thể dừng lại việc này.
• Thay dổi đột ngột: Thái độ, vẻ bề ngoài, sở thích của người đa nhân cách có thể chuyển đổi đột ngột. Người bệnh cảm thấy mình như một ai khác: trẻ nhỏ, giới tính khác hoặc là một người to lớn. Với sự thay đổi cảm xúc liên tục, trầm cảm, lo lắng, hoảng loạn.
Nguyên nhân rối loạn đa nhân cách
Hiện tại có rất ít nghiên cứu về nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn nhân cách. Một số chuyên gia cho rằng các vấn đề từ thời thơ ấu như bị ngược đãi, thiếu cha hoặc mẹ, sao lãng trong việc chăm sóc và bị tổn thương 1 cách nghiêm trọng về 1 việc gì đó làm ảnh hưởng tới tâm lý,…là nguyên nhân dẫn đến rối loạn đa nhân cách.
Các yếu tố về thần kinh và gen như chấn thương não hay thiếu chất serotonin cũng được cho là một phần nguyên nhân gây ra rối loạn đa nhân cách.
Cách điều trị rối loạn đa nhân cách
– Liệu pháp tâm lý là biện pháp chủ yếu để điều trị bệnh rối loạn đa nhân cách.
– Tùy vào từng loại rối loạn của người bệnh, bác sĩ sẽ áp dụng các liệu pháp khác nhau như: tâm lý cá nhân, tâm lý nhóm, tâm lý hành vi, phân tâm học…
– Trong việc điều trị rối loạn đa nhân cách, thuốc đóng vai trò phụ và chỉ được dùng khi người bệnh bị các đợt kích động, trầm cảm, lo âu.
– Việc điều trị bằng thuốc cần phải được sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh và có sự theo dõi sát sao.
– Giúp người bệnh tham gia các hoạt động cộng đồng