Bệnh lậu ở nữ không phải ai cũng đã từng nghe đến, chính vì vậy nhiều người đã bỏ qua hoặc xem nhẹ các dấu hiệu bệnh lậu ở nữ dẫn đến bệnh diễn tiến ngày càng phức tạp hơn nếu không được điểu trị kịp thời. Đối tượng nguy cơ mắc bệnh lậu thường là ở những người có nhiều bạn tình và quan hệ tình dục không an toàn. Mời bạn đọc cũng Docosan tìm hiểu về các vấn đề xoay quanh bệnh lậu ở nữ qua bài viết sau đây.
Bệnh lậu ở nữ là gì?
Bệnh lậu ở nữ là gì?
Bệnh lậu thuộc nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs). Nguyên nhân gây bệnh không khác nhau ở cả nam và nữ, đó là song cầu Neisseria gonorrhoeae. Bệnh lậu ở nữ thường có triệu chứng kín đáo, không điển hình, ảnh hưởng nhiều đến cơ quan sinh dục. Khác với nam giới, triệu chứng thường rầm rộ hơn (3 – 10% không điển hình) gây viêm niệu đạo cấp. Do đó bệnh lậu ở nữ thường bị bỏ qua hoặc xem nhẹ cho đến khi bệnh diễn tiến phức tạp hơn.
Bệnh lậu không những lây truyền qua đường tình dục mà còn có thể qua các con đường khác. Vi khuẩn lậu từ người nhiễm bệnh có thể lây sang các cá thể khác bằng các con đường như đường từ mẹ sang con, gián tiếp qua dụng cụ cá nhân như khăn tắm, đồ bơi … Tuy nhiên, quan hệ tình dục không an toàn vẫn là nguyên nhân thường gặp nhất. Bệnh lậu ở nữ ủ bệnh từ 3 – 7 ngày, gây viêm sinh mủ cấp tính xâm lấn mô nếu không được điều trị có thể diễn tiến mạn tạo thành các tổ chức xơ hóa.
Do con đường lây truyền điển hình, lứa tuổi mắc bệnh lậu thường cũng xoay quanh nhóm người có hoạt động tình dục mạnh, bấy kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào. Nữ giới thường có nguy cơ mắc bệnh cao nếu tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh lậu. Hiện nay, chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu do đó các biện pháp dự phòng bệnh lậu luôn được đặt lên hàng đầu nhằm ngăn ngừa, phát hiện sớm và điều trị triệt để người bị bệnh.
Triệu chứng bệnh lậu ở nữ
Triệu chứng bệnh lậu ở nữ
Biểu hiện bệnh lậu ở nữ thường không rõ ràng, đôi khi có thể nhầm lẫn với các bệnh nhiễm trùng âm đạo, tiết niệu thông thường. Thời gian ủ bệnh của bệnh lậu khá dao động từ 1 – 14 ngày tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người và độ mạnh yếu của vi khuẩn. Trong thời gian ủ bệnh, người bệnh chưa có triệu chứng lâm sàng nhưng hoàn toàn có thể lây truyền cho người lành. Vi khuẩn có thể tấn công các cơ quan khác nhau như niệu đạo, cổ tử cung, trực tràng, cổ họng và gây ra các triệu chứng như:
- Triệu chứng thường gặp như khí hư ra nhiều, tiểu khó, ra máu giữa kỳ kinh, rong kinh.
- Thăm khám có thể thấy cổ tử cung ra mủ hoặc mủ nhày, đỏ và phù nề, niệu đạo rất dễ chảy máu khi chạm vào kết hợp viêm các tuyến quanh niệu đạo, tuyến Bartholin.
- Nhiễm trùng hầu họng ở bệnh nhân mắc bệnh lậu có thể gặp các triệu chứng như viêm hầu họng, viêm amidan cấp, đôi khi có kèm theo sốt và sưng hạch vùng cổ.
- Âm hộ viêm đỏ có mủ vàng xanh kèm theo đái buốt có thể gặp ở bé gái bị viêm âm hộ do lậu cầu.
- Triệu chứng nhiễm trùng hậu môn – trực tràng có thể gặp như ngứa hậu môn, chảy dịch mủ nhày ở hậu môn nhưng không đau, đôi khi thấy chảy máu trực tràng, có thể nặng như viêm trực tràng, biểu hiện đau, mót rặn và có thể tiêu chảy, đi ra chất nhày hoặc mủ, táo bón.
- Nhiễm trùng da tiên phát do lậu có thể xảy ra và thường là các vết loét ở sinh dục, tầng sinh môn, đùi và ngón tay.
- Viêm kết mạc mắt hiếm gặp ở người lớn và do tự lây nhiễm lậu cầu từ sinh dục-hậu môn, do dùng chung khăn chậu với bệnh nhân.
Bệnh lậu ở nữ có thể gây các biến như viêm vòi trứng cấp, viêm tiểu khung, áp xe tuyến Bartholin. Đặc biệt ở các phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu cần phải dự phòng các biến chứng có thể gặp trong và sau khi mang thai như sảy thai tự nhiên, vỡ ối sớm, đẻ non, viêm cấp màng ối rau, viêm kết mạc mắt trẻ sơ sinh, viêm hầu họng. Tuy nhiên bệnh lậu ở nữ giai đoạn đầu thường không biểu hiện rõ như trên.
Điều trị bệnh lậu ở nữ
Điều trị bệnh lậu ở nữ
Để chẩn đoán bệnh lậu cầu người ta nhuộm gram, nuôi cấy và PCR. Trong đó phương pháp nuôi cấy được cho là tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh. Ngoài ra nuôi cấy có thể cho phép xác định kháng sinh trong những trường hợp lậu kháng với điều trị thông thường. Để chẩn đoán xác định bệnh lậu ở nữ, người ta thường dựa vào tiền sử quan hệ tình dục không an toàn, lâm sàng có viêm cổ tử cung, xét nghiệm dịch âm đạo thấy lậu cầu Gram âm. Nguyên tắc điều trị lậu bao gồm:
- Điều trị đồng thời nhiễm Chlamydia.
- Điều trị sớm, đúng phác đồ.
- Điều trị cả bạn tình.
- Tuân thủ chế độ điều trị.
- Xét nghiệm HIV, Giang mai.
Để điều trị bệnh lậu ở nữ, người ta thường dùng kháng sinh để điều trị. Các loại kháng sinh hay dùng như Ceftriaxone và Azithromycin. Nếu dị ứng với các nhóm thuốc Cephalosporine người ta có thể thay thế Ceftriaxone bằng Gemifloxacin hoặc Gentamicin. Tuy nhiên, việc phòng ngừa bệnh lậu thường được đưa lên hàng đầu. Ngày nay người ta chưa tìm ra vắc xin để kiểm soát bệnh lậu do đó các phương pháp phòng ngừa đường lây truyền luôn được khuyến cáo.
Dựa vào các con đường lây nhiễm nêu trên, quan hệ tình dục an toàn bằng bao cao su, có ít bạn tình, chung thủy một vợ một chồng nên được thực hiện. Mẹ trước khi có ý định mang thai nên tầm soát, theo dõi bệnh lậu để tránh trường hợp lây nhiễm cho thai nhi. Nhà có người mắc bệnh lậu nên được vệ sinh đồ dùng sạch sẽ, tránh dùng chung đô tắm, khăn lau. Trường hợp người có bạn tình mắc bệnh lậu nên tầm soát cả 2 để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bệnh lậu ở nữ thường có diễn tiến âm thầm, không rầm rộ như ở nam giới nên thường bị bỏ qua dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu như không được điều trị. Nam nữ có thói quen quan hệ tình dục không an toàn cần theo dõi các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh nếu có và điều trị kịp thời. Việc phòng tránh lây nhiễm bệnh lậu luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu để đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị. Để được tư vấn trực tiếp, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 1900 638 082 hoặc CHAT để được hướng dẫn đặt hẹn.
Có thể bạn quan tâm