Tắc tia sữa nổi cục khiến mẹ đau đớn, ngực căng nặng khó chịu. Chưa kể, sữa mẹ lúc này về không đều, mẹ càng lo lắng bé không được ăn sữa đầy đủ. Vậy cách chữa tắc tia sữa nổi cục thế nào để giảm đau nhức và gọi sữa về nhanh chóng? Cùng theo dõi tiếp bài viết dưới đây mẹ nhé!
1. Biểu hiện của tắc tia sữa nổi cục
Tắc tia sữa nổi cục gây khó khăn cho mẹ trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Các biểu hiện cụ thể bao gồm:
-
Ngực sưng nóng, căng tức.
-
Xoa bầu ngực thấy cục sưng mềm rõ rệt.
-
Đau tại vị trí nổi cục
-
Cảm giác đau lan tỏa dần quanh bầu ngực, dưới cánh tay.
-
Núm ti xuất hiện chấm nhỏ màu trắng.
-
Sữa mẹ chảy chậm, thậm chí mất sữa hoàn toàn.
2. Nguyên nhân gây tắc tia sữa nổi cục
Nguyên nhân dẫn tới tắc tia sữa nổi cục là do thành phần chất béo trong sữa mẹ đông vón, ứ đọng trong ống dẫn sữa, cản trở dòng chảy sữa mẹ. Các nguyên nhân chính gây đông vón sữa mẹ bao gồm:
- Sức khỏe mẹ sau sinh không tốt:
Cơ thể và hormon mẹ sau sinh có nhiều thay đổi dẫn đến sức đề kháng suy giảm, trầm cảm sau sinh. Điều này làm máu huyết lưu thông kém, chất lượng sữa mẹ giảm, dễ vón cục và tắc tia sữa.
- Không vệ sinh ngực sau khi cho bé bú:
Sau khi bé bú mẹ trực tiếp, sữa dễ đọng trên bầu ngực, quanh đầu núm ti, tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn phát triển. Không những thế, sau một thời gian, sữa đọng khô, tạo thành mảng cặn trắng li ti, cản đường ra của sữa mẹ.
- Sữa mẹ dư thừa:
Sữa mẹ về nhiều, mẹ không cho bé bú hoặc không vắt sữa thường xuyên làm ngực mẹ căng nặng. Các ống dẫn sức lúc này chứa đầy chất lỏng. Ống dẫn này căng, chèn ép lên ống dẫn khác, dễ gây tắc tia sữa. Bên cạnh đó, sữa mẹ dư, thừa không được thay mới, tồn đọng lâu ngày trong bầu ngực càng dễ đông vón và che lấp tia sữa nhiều hơn.
- Cai sữa đột ngột
: Khi cai sữa cho bé đột ngột, ngực mẹ vẫn duy trì thói quen sản xuất sữa ồ ạt. Sữa ra nhiều nhưng không được thoát ra ngoài, tạo áp lực lên ngực, gây đau nhức và đông vón sữa mẹ.
3. Cách chữa tắc tia sữa nổi cục cho mẹ
Tùy từng tình trạng, mẹ tắc tia sữa nổi cục cần có các biện pháp chữa tắc tia sữa thích hợp. Các trường hợp mới tắc tia sữa, mẹ thực hiện chườm ấm, massage bầu ngực,…tại nhà. Nhưng với trường hợp nặng hơn, tắc tia sữa kéo dài hoặc tắc tia sữa kèm sốt; mẹ cần đi khám bác sĩ nhanh chóng.
3.1. Đối với các trường hợp mới tắc
Trong các trường hợp mẹ mới tắc tia sữa nhưng không có biểu hiện sốt, mệt mỏi, khó thở; mẹ áp dụng 4 cách chữa tắc tia sữa đơn giản như sau:
3.1.1. Chườm ấm quanh bầu ngực
Chườm ấm là biện pháp tác động nhiệt độ lên xung quanh bầu ngực, giúp mạch máu và các ống dẫn sữa được giãn nở, máu và sữa được lưu thông tốt hơn. Ngoài ra, dưới tác động của nhiệt; tương tự như dầu ăn hay mỡ động vật; cục sữa vón sẽ tan dần; không bị kẹt trong các ống dẫn sữa nữa.
Các bước thực hiện chườm ấm:
- Bước 1: Chuẩn bị:
-
- Nước ấm 40 độ C
: Mẹ dùng nhiệt kế pha nước ấm, hoặc pha nước theo tỉ lệ 1 nước sôi và 3 nước thường. Mẹ chú ý nhiệt độ nước chườm. Nước nhiệt độ nóng hơn dễ gây đỏ rát da. Ngược lại, nước lạnh hơn không đủ gây nhiệt để làm tan các cục sữa vón.
- Dụng cụ chườm:
Túi chườm hoặc khăn vải mềm.
- Nước ấm 40 độ C
- Bước 2: Chườm ấm:
Mẹ thực hiện chườm ấm 20 phút theo một trong hai cách sau:
- Dùng khăn mềm:
Nhúng khăn vải mềm ngập nước ấm, sau đó vắt bớt nước và chườm lên bầu ngực
- Dùng túi chườm:
Đổ nước ấm vào túi chườm và đặt túi chườm lên bầu ngực. Trường hợp mẹ không có sẵn túi chườm, dùng chai nhựa thay thế cũng cho hiệu quả làm tan sữa vón tương tự.
- Dùng khăn mềm:
Sau 1 lần thực hiện nếu ngực mẹ còn căng tức, tia sữa vẫn nổi cục; mẹ thực hiện chườm ấm bất cứ khi nào trong ngày. Khoảng cách giữa 2 lần chườm ấm không dưới 3 tiếng để ngực mẹ có thời gian nghỉ ngơi, không bị tác động nhiệt liên tục, dễ gây đỏ rát, kích ứng da.
3.1.2. Massage vùng ngực
Massage vùng ngực là biện pháp dùng tác động lực từ tay mẹ, xoa bóp để làm mềm, làm nhỏ cục sữa vón và đẩy sữa vón ra ngoài. Đây là biện pháp an toàn, không ảnh hưởng đến dinh dưỡng sữa mẹ. Mẹ thực hiện bất cứ khi nào, kể cả trước, trong và sau khi cho con bú.
Mẹ massage ngực từ nơi tắc hướng về đầu ti. Chú ý hơn phần tia sữa nổi cục. Các bước thực hiện cụ thể như sau:
- Bước 1:
Rửa tay sạch sẽ, sau đó dùng
khăn khô đa năng
thấm nước vệ sinh bầu ngực, đầu ti.
- Bước 2:
Khép 2 bàn tay ôm quanh bầu ngực và di chuyển nhẹ nhàng từ trái sang phải và từ phải sang trái.
- Bước 3:
Dùng 4 đầu ngón tay: Ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út và ngón út day ép bầu ngực, tập trung day các vị trí nổi cục. Dùng lực day ép nhẹ hơn nếu ngực mẹ thấy đau buốt.
- Bước 4:
Dùng 2 đầu ngón tay, ngón cái đặt phía trên bầu ngực, ngỏ trỏ đặt đối diện với ngón cái để nặn đầu núm ti, tác động lực từ trong ra ngoài, đẩy sữa thừa và sữa vón ra khỏi ngực mẹ.
Mỗi thao tác mẹ thực hiện trong 30 giây.
Mẹo cho mẹ: Kết hợp chườm nóng và massage ngực mang lại gấp đôi hiệu quả chữa tắc tia sữa nổi cục. Sữa vón vừa được làm tan vừa được đẩy ra ngoài, giúp ngực mẹ nhanh chóng giảm căng đau khó chịu.
3.1.3. Sử dụng các phương pháp chữa tắc tia sữa dân gian
Mẹ tắc tia sữa truyền tai nhau những phương pháp dân gian như: Đắp lá mít, đắp lá cải bắp, sử dụng hành tím, men rượu, đu đủ, lá đinh lăng, tía tô, lá bồng công anh,…
Tùy cơ địa mỗi người, các biện pháp dân gian cho kết quả nhanh, chậm hoặc tác dụng không rõ ràng.
Các phương pháp này chưa được khoa học chứng minh hiệu quả. Một số biện pháp còn dễ gây nhiễm khuẩn, nhiễm trùng hoặc nhiễm độc do sử dụng nguyên liệu không sạch và chứa hóa chất thực vật. Mẹ cần hiểu đúng, nắm chắc các thao tác để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Mẹ tham khảo:
3.1.4. Sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ
Các sản phẩm lợi sữa thường chứa thành phần thiên nhiên, bổ sung nhiều Vitamin K, D3, B6, Magie, DHA, canxi,… kích thích sữa mẹ về đều, cải thiện chất lượng sữa, giảm kết dính và giảm đông vón sữa mẹ.
Mẹ dùng các thuốc lợi sữa cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Các sản phẩm sữa an toàn cho mẹ và bé trên thị trường rất đa dạng. Mẹ tham khảo:
-
Thuốc lợi sữa Ích mẫu lợi nhi.
-
Viên uống lợi sữa Motherlove More milk special blend.
-
Thuốc lợi sữa Pigeon.
-
Viên uống lợi sữa New ForMilk LH.
-
Thuốc lợi sữa Mabio.
3.2. Đối với các trường hợp tắc nặng
Tắc tia sữa dễ dẫn tới các biến chứng nhiễm trùng, áp xe, viêm, u xơ tuyến vú. Mẹ cần cẩn trọng hơn và đi khám bác sĩ nhanh chóng khi thấy một trong các biểu hiện sau:
-
Mẹ sốt trên 38,5 độ.
-
Ngực mẹ sưng, căng cứng
, sờ thấy cục cứng.
-
Người mệt mỏi, ớn lạnh, khó thở.
-
Ngực đau, lan tỏa ra vùng cánh tay, mẹ không nhấc tay lên được.
-
Tắc tia sữa nổi cục 3 – 4 ngày dù mẹ đã áp dụng các biện pháp trên.
4. Ảnh hưởng của tắc tia sữa nổi cục đến mẹ và bé
Tắc tia sữa nổi cục không chỉ gây khó chịu cho mẹ mà còn tác động không nhỏ đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.
4.1. Ảnh hưởng của tắc tia sữa với mẹ
Tắc tia sữa nổi cục làm đau nhức bầu ngực, giảm khả năng tiết sữa và tác động đến tâm lý của mẹ:
1 – Mẹ mới tắc tia sữa từ 1 – 5 ngày
Tắc tia sữa gây nhiều mệt mỏi cho mẹ, đặc biệt là các khó chịu quanh vùng ngực:
-
Bầu ngực sưng nóng đỏ, mẹ cảm thấy nặng trước ngực, khó thở.
-
Mẹ đau quanh bầu ngực, đau lan ra cánh tay cản trở sinh hoạt.
-
Mẹ giảm tiết sữa, không đủ sữa cho bé.
-
Thân nhiệt tăng, mẹ sốt nhẹ, mệt mỏi.
-
Mẹ lo lắng, căng thẳng, dễ dẫn tới trầm cảm sau sinh.
2 – Mẹ tắc tia sữa trên 5 ngày
Khi mẹ tắc tia sữa trên 5 ngày, sữa ứ đọng trong bầu ngực lâu ngày dễ sinh sôi vi khuẩn gây viêm và nhiễm trùng và các biến chứng nghiêm trọng:
- Viêm tuyến vú (khi tắc sữa từ 6 – 7 ngày):
Bầu ngực và núm ti sưng to hơn, đau nhức không ngừng, sờ bầu ngực thấy cục cứng; mẹ mất sữa hoàn toàn.
- Áp xe vú (khi tắc sữa từ 7 ngày trở lên):
Bầu ngực mưng mủ, sưng đỏ, đau dữ dội. Mẹ sốt cao trên 38,5 độ C, rét run.
- U xơ tuyến vú:
Viêm tuyến vú mãn tính gây xơ hóa, hình thành khối u và làm ảnh hưởng đến chức năng các ống dẫn sữa. Mẹ u xơ tuyến vú cảm thấy rõ khối u khi sờ tay lên bầu ngực. Khối u dễ dàng di chuyển, bình thường không gây đau, chỉ gây đau khi mẹ cho bé bú.
- Hoại tử tuyến vú:
Tuyến vú hoại tử khi các khối mủ vỡ, dịch mủ đi vào máu, gây tổn hại nghiêm trọng. Mẹ mất sữa hoàn toàn, da bầu ngực nhăn, bầm tím, chai cứng.
4.2. Ảnh hưởng đến bé
Tắc tia sữa nổi cục ảnh hưởng đến sữa mẹ, thức ăn dinh dưỡng chính cho bé trong giai đoạn đầu đời:
- Giảm lượng sữa mẹ:
Bé không được bú sữa mẹ đầy đủ,
dễ dẫn tới suy dinh dưỡng, chậm lớn.
- Giảm chất lượng sữa mẹ:
Khi mẹ sốt cao trên
38,5, mẹ có nguy cơ nhiễm trùng, viêm tuyến vú. Sữa mẹ lúc này lẫn nhiều vi khuẩn hoặc dịch mủ, dễ gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng,… Để an toàn, mẹ không cho bé bú khi mẹ tắc tia sữa kèm sốt. Sau khi tắc tia sữa khỏi hoàn toàn, mẹ hút bỏ hoàn toàn sữa cũ, chờ đến khi sữa mới về mới cho bé bú lại.
5. Cách phòng tránh tắc tia sữa
Để không gián đoạn việc cho con bú, mẹ không để tắc tia sữa tái phát lại bằng những biện pháp sau:
- Cho bé bú đúng cách:
Mẹ cho bé bú đều 2 bên bầu ngực. Bé bú hết bầu ngực bên này, mẹ mới chuyển sang bầu ngực bên kia. Nếu sữa mẹ về nhiều, bé không bú hết, mẹ vắt hút sữa để đẩy hết sữa thừa trong bầu ngực ra ngoài. Sau mỗi lần vắt hút sữa hay cho bé bú, mẹ dùng
khăn khô đa năng
lau sạch bầu ngực, đặc biệt là phần đầu núm ti, không để đọng cặn sữa, tạo môi trường ẩm ướt cho vi khuẩn phát triển, gây viêm tắc tia sữa.
- Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày:
Nước là thành phần quan trọng của sữa mẹ. Mẹ nhớ uống nhiều nước hơn vì trong giai đoạn cho con bú, mẹ không chỉ uống nước cho bản thân mà còn uống nước cho con nữa đấy ạ.
- Chế độ ăn uống dinh dưỡng:
Chế độ ăn dinh dưỡng làm tăng dinh dưỡng sữa mẹ. Mẹ phối hợp đa dạng các loại thực phẩm dinh dưỡng khác nhau như:
-
Tinh bột: Cơm, bánh mì, khoai lang, bún phở,…
-
Chất béo: Dầu cá, các loại hạt, dừa,…
-
Protein: Ngũ cốc, thịt, cá, trứng, sữa,…
-
Các vitamin và khoáng chất: Các loại trái cây, nước ép hoa quả, rau củ…
-
Chữa tắc tia sữa nổi cục không khó đâu mẹ ạ! Mẹ chỉ cần phối hợp chườm ấm và massage bầu ngực hàng ngày; ngực mẹ sẽ giảm căng tức, sữa mẹ sẽ về nhiều hơn nhanh chóng. Trong trường hợp mẹ sốt, tắc tia sữa kéo dài quá 3 – 4 ngày; mẹ cần đi khám bác sĩ để tránh các biến chứng như: nhiễm trùng hay viêm tuyến vú,…
Đừng ngần ngại để lại bình luận phía dưới nếu mẹ muốn trao đổi thêm với Góc của mẹ về chủ đề này mẹ nhé!