5/5 – (1 vote)
Là học sinh thì ai mà không muốn mình học giỏi đúng không? Nhưng vì sao phải học giỏi và đâu mới là phương pháp học tốt tất cả các môn hữu hiệu nhất? Cùng Trung tâm WElearn theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!
1. Vì sao cần phải học giỏi?
Đây là câu hỏi mà hầu như tất cả các bạn học sinh đều đặt ra cho chính mình. Như mọi người vẫn thường nói: “Học tập không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công nhưng nó là con đường ngắn nhất để thành công”.
Việc không học mà vẫn thành công nó chỉ xảy ra ở một số rất nhỏ trong một thế giới rộng lớn này. Vì vậy, việc học để mau chóng “thành công” là điều hợp lý. Chính nhờ học giỏi mà bạn tự mở ra cho mình rất nhiều cơ hội. Từ đó sẽ dễ dàng đi gần đến giấc mơ của bạn hơn.
Hơn nữa, học giỏi không chỉ là dành cho bạn mà còn dành cho chính ba mẹ – người đã sinh thành dưỡng dục bạn nữa. Họ đã hy sinh cho bạn đến trường, thì đây là cách để bạn đền đáp công lao đó một cách thiết thực nhất.
2. Các phương pháp học tốt tất cả các môn
Dưới đây là các “bí kíp được WElearn tổng hợp lại để giúp bạn học tốt tất cả các môn
2.1. Đặt mục tiêu rõ ràng
Trước tiên, để biết được khả năng của mình đến đâu và động lực để mình cố gắng thì bạn phải tự đặt ra cho mình những mục tiêu thích hợp.
Không ai hiểu bạn hơn chính bạn. Khi có mục tiêu của mình, tự bạn có thể vẽ ra một lộ trình và phương pháp học phù hợp nhất với bản thân.
2.2. Học một cách chủ động
Cách để học giỏi và nhớ lâu là bạn phải tự mình tìm tòi về nó. Chỉ khi bạn tự khám phá thì bạn mới có hứng thú để nghiên cứu về nó.
Việc tự tìm hiểu thêm tài liệu để học tập, nghiên cứu còn giúp bạn nâng cao vốn kiến thức đang có của bản thân. Từ đó trau dồi và phát triển mình hơn.
2.3. Kiên trì và nhẫn nại
Đây là đức tính rất cần thiết mà mỗi người học sinh muốn học giỏi nên có. Hãy tưởng tượng như bạn đã lập cho mình một mục tiêu vừa tầm, vẽ cho mình một lộ trình cực “đẹp” nhưng bạn lại không có đủ kiên trì để thực hiện nó. Như vậy thì mọi thứ lại quay về con số không rồi đúng không?
Ngày xưa, chính ông bà ta đã có câu “cần cù bù thông minh”, nếu bạn không thông minh nhưng bù lại bạn có sự siêng năng, nhẫn nại thì sớm muộn gì bạn cũng sẽ bỏ xa đối thủ của mình.
Hơn nữa, việc kiên trì, thực hiện từng bước để cải thiện điểm số là hoàn toàn cần thiết. Giả sử như bạn đang ở điểm C mà muốn lên điểm A, bạn không cách nào mà đốt cháy giai đoạn như vậy được.
Duy nhất chỉ có một cách là bạn đi từng bước, chậm mà chắc. Bạn sẽ cả thiện dần từ điểm C lên B, từ B lên B+ và cuối cùng là đến A. Tuy nhiên, đây là một quá trình dài nên rất cần sự kiên trì và nhẫn nại.
2.4. Dùng các phương pháp ghi nhớ
Đây cũng là một cách hay. Hiện nay trên mạng Internet có rất nhiều mẹo nhỏ để ghi nhớ nhanh, giúp bạn đỡ tốn thời gian hơn cho việc học mà còn có thể nhớ lâu nữa.
2.5. Đảm bảo sức khỏe của bản thân
Đảm bảo sức khỏe của chính mình cũng là lúc bạn đang bảo vệ cho tương lai của bạn. Khi bạn ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng thì bộ não của bạn mới có thể hoạt động hết năng suất được.
Thông qua việc luyện tập thể thao, bạn sẽ có tinh thần thoải mái hơn để học tập và làm việc một cách hiệu quả nhất
2.6. Chọn thời gian và không gian học
Có thể bạn chưa biết, không gian và thời gian học ảnh hưởng từ 80 đến 90% kết quả học tập. Khi bạn học tập trong một khu vực sáng sủa, thoải mái, mọi thứ sẽ dễ đi vào đầu bạn hơn.
Ngoài ra, bạn nên lựa chọn học thời gian hợp lý. Ở mỗi khung giờ sẽ có những môn học thích hợp cho khung giờ đó. Nếu bạn áp dụng chúng thì kết quả của bạn sẽ được cải thiện đáng kể đấy. (Hình)
2.8. Học thông qua sơ đồ tư duy
Đây cũng là cách để bạn tự tổng hợp lại kiến thức mình đã học. Thông qua sơ đồ tư duy, bạn có thể nắm được những ý chính trong bài, nắm được vấn đề một cách cụ thể và chi tiết nhất. Từ đó giúp bạn học giỏi hơn.
2.9. Không làm việc riêng khi học
Khi bạn tập trung vào một thứ gì đó thì bạn mới có thể làm tốt nó được. Vì vậy, khi học, hạn chế tối đa làm việc riêng, không vừa học vừa chơi hay vừa học vừa ăn.
Đặc biệt là không nên học chồng chéo nhiều một một lúc. Làm như vậy, nó vừa không giúp ích gì cho bạn mà còn làm bạn thêm “tẩu hỏa nhập ma”.
2.10. Luôn duy trì hứng thú học tập
Tự tạo cho mình những hứng thú trong học tập cũng là cách giúp bạn đam mê về nó hơn. Từ đó có thể học nó một cách tốt hơn
Bạn có thể học trước rồi chơi sau xem như đó là phần thưởng dành cho mình. Điều này có thể giúp bạn hứng thú hơn trong việc học đấy.
2.11. Ôn lại bài ngay sau khi học
Khi kiến thức còn mới, tranh thủ lúc bạn “chưa kịp quên” về nó thì hãy học ngay. Khi đó, bạn học vừa nhanh thuộc, mà lại còn nhớ lâu hơn.
2.12. Nắm rõ bản chất của kiến thức
Dù cho bạn có học nhanh thuộc bài cỡ nào nhưng nếu là học vẹt thì bạn khó có thể nào giỏi và nhớ lâu được. Cách tốt nhất là bạn nên nắm rõ bản chất về nó, biết nó từ đâu ra chứ không phải chỉ là lời nói suông.
Khi hiểu rõ vấn đề, bạn sẽ xử lý tình huống cách nhanh gọn hơn. Và đặc biệt là nếu hiểu bản chất thì bạn không cần học quá nhiều, chỉ cần lưu ý đến những trọng tâm và từ đó suy ra những cái “râu ria”.
2.13. Dành thời gian thư giãn sau giờ học
Không đơn giản khi trên trường cứ cách 2 tiết là được ra chơi một lần. Đây là cách mà bạn giúp não mình nghỉ ngơi, xả hết những áp lực ra bên ngoài. Và khi bắt đầu học lại nó sẽ dể tiếp thu kiến thức hơn.
Nếu bạn cứ ngồi ỳ cả ngày, đầu óc bạn căng thẳng, cơ thể cũng trở nên mệt mõi nên bạn cũng khó có thể nào mà tiếp thu được hết tất cả các kiến thức.
2.14. Học lại những kiến thức chưa hiểu, làm lại những bài tập sai
Sau mỗi bài kiểm tra, bạn nên xem lại những phần mình làm sai. Có thể những lỗi sai không đáng kể nên bạn vẫn được điểm cao nhưng bạn vẫn nên để mắt đến chúng xem có thực sự là bạn chưa hiểu rõ vấn đề đó hay không?
Nếu đúng là bạn chưa hiểu nó, bạn hãy dành thêm thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu về chúng. Khi làm lại những bài tập sai đó, bạn sẽ biết được mình sai ở đâu để sau này có thể tránh mắc lại những lỗi đó.
2.15. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Xem bài trước khi lên lớp là cách giúp bạn tiếp thu bài nhanh hơn và nhớ bài lâu hơn. Đôi khi 45 phút trên lớp thầy cô không thể đủ thời gian để truyền tải được hết kiến thức. Vì vậy, việc tự tìm hiểu bài trước ở nhà sẽ giúp bạn hiểu được thầy cô đang nói gì, không lạc vào “biển kiến thức”.
2.16. Học theo nhóm
Thực tế không ai có thể giỏi toàn diện mọi thứ, ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu. Vì vậy, nên khi học theo nhóm, người giỏi lĩnh vực này sẽ giúp người chưa tốt ở lĩnh vực kia. Mọi người cùng bổ trợ cho nhau sẽ tạo nên một nhóm “vững mạnh”.
Chẳng phải ông bà ta đã có câu: “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”. Vì vậy, nếu muốn học tốt và hiểu sâu, bạn nên tự tạo cho mình một nhóm bạn chăm học để cùng nhau tiến bộ nhé!
Như vậy, WELearn gia sư đã chia sẻ cho bạn Bật Mí Ngay 16 Phương Pháp Học Tốt Tất Cả Các Môn. Tùy vào năng lực của bản thân bạn nên chọn cách nào phù hợp với mình nhất nhé!
Xem thêm các bài viết liên quan