Bảng lương là gì? Mẫu bảng lương [Mới nhất 2022]

Tiền lương chính là quyền lợi mà người lao động xứng đáng nhận được khi bỏ ra công sức lao động tạo nên những sản phẩm lao động. Và để đảm bảo sự rõ ràng giữa doanh nghiệp và người lao động thì bảng tính lương chính là một loại chứng từ quan trọng. Vậy bài viết này Công ty Luật ACC sẽ giới thiệu đến bạn đọc về bảng lương là gì? mẫu bảng lương.

3 63 6

1. Mẫu bảng lương là gì?

Mẫu bảng lương là tương quan về tỷ lệ tiền lương giữa các lao động ở trong cùng ngành nghề theo trình độ, kinh nghiệm làm việc hoặc theo công việc thực tế mà những người lao động đảm nhiệm. Đối với các doanh nghiệp, thì mẫu bảng lương thường sẽ được xây dựng và áp dụng cho các lao động mang tính chất quản lý (như giám đốc, phó giám đốc, các kế toán trưởng, thành viên trong hội đồng quản trị…), lao động chuyên môn, các nghiệp vụ (chuyên viên, kinh tế viên, các kế toán viên, kỹ sư, kỹ thuật viên,…), lao động đang thi hành phục vụ (như nhân viên văn thư, các nhân viên phục vụ…), lao động đang trực tiếp ở những công việc, những ngành nghề không xác định, quy định rõ ràng về các tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật. Cơ cấu của các bảng lương mẫu tương đối giống thang lương, nó bao gồm một số ngạch lương tuân theo chức danh lao động,và thể hiện mức độ phức tạp cũng như các yêu cầu khác nhau về trình độ một cách chuyên môn, nghiệp vụ của phía người lao động.

2. Các thành phần thuộc bảng lương.

Những thành phần cần có để xây dựng lên một bảng lương đầy đủ như sau:

– Họ và tên: tên của từng nhân viên cần được đưa vào bảng để kiểm soát và quản lý. Bạn có thể kèm theo chức vụ, cách liên lạc (email, số điện thoại,…) nếu cần thiết.

– Lương chính: đây là cách gọi khác của lương cơ bản. Lương này chưa bao gồm thưởng, phụ cấp và các khoản khác. Hãy đưa mức lương đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động vào mục này nhằm đảm bảo tính pháp lý.

Phụ cấp: các loại phụ cấp bao gồm 2 loại chính, đó là các phụ cấp yêu cầu đóng bảo hiểm và các phụ cấp không yêu cầu đóng bảo hiểm. Các phụ cấp yêu cầu đóng bảo hiểm bao gồm phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay phụ cấp khu vực, thâm niên. Các phụ cấp không cần đóng bảo hiểm bao gồm tiền ăn, tiền điện thoại, hỗ trợ xăng xe, nhà ở.

– Thu nhập danh nghĩa: thu nhập danh nghĩa chính là khoản tiền trên lý thuyết mà người lao động được hưởng khi cộng các chỉ số lương cơ bản và phụ cấp khác nhau.

– Số ngày công thực tế: đây là chỉ số nhằm xác định thời gian thực mà người lao động làm việc và được hưởng lương theo những ngày lao động đó.

– Tổng lương thực tế: lương thực tế hay còn hiểu cách khác đó là lương thực chưa kèm phát sinh mà nhân viên được nhận. Đây là số tiền đúng mà người nhân viên sẽ được trao tận tay nếu không có bất kỳ phát sinh gì (trích bảo hiểm, tạm ứng, …). Có 2 cách để tính lương thực tế: 

  • Cách 1: Tính theo số ngày công của từng tháng:

Thực nhận = (Thu nhập danh nghĩa/Số ngày công trong tháng) x Số ngày công thực tế

  • Cách 2: Tính theo số ngày công được quy định trong quy chế của doanh nghiệp:
  • Nếu doanh nghiệp quy định số ngày công là 24:

Thực nhận = (Thu nhập danh nghĩa/24) x Số ngày công thực tế

  • Nếu doanh nghiệp quy định số ngày công là 26:

Thực nhận = (Thu nhập danh nghĩa/26) x Số ngày công thực tế

Cách thứ 2 đôi khi không chính xác bởi có những tháng ít hay nhiều hơn số ngày quy định, sẽ gây ra thiệt thòi hoặc một món hời cho nhân viên.

– Lương để đóng bảo hiểm: phần này doanh nghiệp sẽ chia ra thành từng loại bảo hiểm cần đóng bao nhiêu và trích trừ vào lương của nhân viên. Phần này sẽ giúp việc quản lý đóng bảo hiểm trở nên khoa học hơn, dễ dàng hơn và minh bạch.

– Thuế TNCN: đây là phần thuế cần đóng nếu nhân viên ký hợp đồng lao động với công ty có thời hạn từ 3 tháng trở lên.

– Thực lĩnh: đây là phần lương chính thức sẽ được trao tới tay người lao động trong kỳ nhận lương của họ. Thực lĩnh sẽ bao gồm tổng lương đã tính phía trên trừ đi các khoản đóng bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân và tạm ứng (nếu có).

3. Một số mẫu bảng lương.

3.1. Mẫu bảng thanh toán tiền lương mẫu số 02 – LĐTL.

z3100707689101 186964a0ca5db205ae87c0808ce24413z3100707689101 186964a0ca5db205ae87c0808ce24413

3.2. Bảng thanh toán tiền làm thêm mẫu số 06 – LĐTL.

lam them giolam them gio

3.3. Bảng lương cá nhân.

BẢNG LƯƠNG CÁ NHÂN

Họ và tên:…………………………….

Sinh ngày:…………………………….

Nguyên quán:………………………….

Chức vụ:……………………………….

image 105image 105

……, ngày…..tháng….năm……

4. Hồ sơ đăng ký thang lương, bảng lương.

Hồ sơ về đăng ký thang lương, các mẫu bảng lương bao gồm: 

– Công văn về đề nghị đăng ký thang lương, bảng lương; 

– Biên bản về họp của những người sử dụng lao động về việc ban hành các thang lương, bảng lương

– Biên bản để lấy ý kiến của các Ban chấp hành công đoàn của cơ sở/Ban chấp hành công đoàn của cấp trên; 

Thang lương, bảng lương

– Quyết định về ban hành thang lương, bảng lương.

5. Quy trình đăng ký thang bảng lương.

– Bước 1: Doanh nghiệp sẽ xây dựng thang bảng lương, mẫu bảng lương theo những nguyên tắc do Chính phủ quy định.

– Bước 2: Nộp thang bảng lươngmẫu bảng lương tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội. Nơi đặt trụ sở của những người sử dụng lao động để tiến hành thực hiện đăng ký thang lương, bảng lương.

– Bước 3: Cơ quan về quản lý nhà nước về lao động ở cấp huyện tiếp nhận thang và mẫu bảng lương đăng ký cũng như ban hành giấy biên nhận về thang lương, bảng lương dùng để thông báo thang lương, mẫu bảng lương của những người sử dụng lao động là hợp lệ. Trường hợp các cơ quan quản lý của nhà nước phát hiện thang lương, mẫu bảng lương của các doanh nghiệp vi phạm những nguyên tắc do Chính phủ quy định thì sẽ thông báo cho các doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung nó theo đúng quy định.

6. Những câu hỏi thường gặp.

6.1. Thang bảng lương là gì?

Thang bảng lương là tương quan tỉ lệ tiền lương giữa những người lao động trong một đơn vị, một ngành, một nhóm ngành kinh tế kỹ thuật… Việc xây dựng thang bảng lương sẽ dựa trên cơ sở công việc thực tế, kinh nghiệm làm việc và trình độ của người lao động.

6.2. Mức lương tối thiểu của công chức, viên chức là bao nhiêu?

Mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 203/2004/NĐ-CP là 290.000 đồng.

6.3. Tiền lương hay phụ cấp của công chức, viên chức được tính như thế nào?

Cách tính lương, phụ cấp của công chức, viên chức:
– Tiền lương của công chức, viên chức = [1.490.000 đồng/tháng] x [Hệ số lương hiện hưởng]– Phụ cấp của công chức, viên chức = [1.490.000 đồng/tháng] x [Hệ số phụ cấp hiện hưởng]

6.4. Lương tối thiểu vùng là gì? 

Lương tối thiểu vùng được xác định là mức lương thấp nhất được quy định làm cơ sở để người lao động và doanh nghiệp thỏa thuận.
Như vậy, lương cơ bản được xây dựng dựa trên cơ sở mức lương tối thiểu vùng. Tùy vào điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế – xã hội, văn hóa, mức sống… của từng khu vực mà mức lương tối thiểu cũng có sự khác nhau.

7. Dịch vụ của Công ty Luật ACC.

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc hay khó khăn nào liên quan đến kế toán, thuế, kiểm toán… Hãy liên hệ với Công ty Luật ACC, chúng tôi là một trong những công ty chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến pháp lý, thành lập công ty, kế toán… uy tín hàng đầu Việt Nam. ACC cam kết sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm dịch vụ vừa chất lượng vừa tiết kiệm được thời gian và chi phí.

Hy vọng bài viết Bảng lương là gì? Mẫu bảng lương (Cập nhật 2022) sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích. Cảm ơn các bạn đã luôn quan tâm và yêu mến Công ty Luật ACC.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *