Bảng kế hoạch kinh doanh mẫu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Như đã nêu rõ trong bài trước về tầm quan trọng của một bản kế hoạch kinh doanh mẫu đối với doanh nghiệp. Trong bài viết này, ACCESSTRADE sẽ chia sẻ cách thực hiện một bản kế hoạch với những đề mục cần có.

Kế hoạch kinh doanh là gì?

Kế hoạch kinh doanh là một bản thảo trình bày mục tiêu của doanh nghiệp. Ngoài ra còn có những vấn đề liên quan, cách thức, chiến lược để hoàn thành mục tiêu đó.

Thông thường, kế hoạch kinh doanh sẽ xoay quanh 3 vấn đề: Định hướng, Kế hoạch bán hàng và Chiến lược kinh doanh.

Vì sao nên có chiến lược kinh doanh cụ thể?

Nhiều người thường ỷ y “Tôi chỉ kinh doanh nhỏ, cần gì làm kế hoạch rườm rà”. Đây là một quan điểm hết sức sai lầm và thường xuất hiện ở những người trẻ mới kinh doanh. Bởi việc hoạch định kế hoạch rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp mau chóng đạt thành công.

kế hoạch kinh doanhkế hoạch kinh doanh

Benjamin Franklin – Cha đẻ của việc quản lý thời gian có một câu nói rất nổi tiếng “Failing to plan is planning to fail”. Nghĩa là thất bại trong việc lập kế hoạch, đồng nghĩa bạn đang lập kế hoạch thất bại cho chính mình. Vì thế, một chiến lược kinh doanh cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng đến đích hơn.

6 Bước lập kế hoạch kinh doanh hoàn hảo

  • 1. Đặt mục tiêu cụ thể (SMART)

Kế hoạch kinh doanh là một bản thảo tổng thế để đưa doanh nghiệp đi đến đích như mong muốn. Việc xác định mục tiêu cụ thể và thực tế sẽ giúp doanh nghiệp đi đúng hướng phát triển. Không có mục tiêu, doanh nghiệp rất dễ bị lạc hướng trong các ý tưởng kinh doanh của mình.

Mục tiêu kinh doanh phải gắn liền với tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp: tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi. 2 Công thức thường dùng để xác định mục tiêu: S.M.A.R.T; 5W1H.

mục tiêu của bản kế hoạch kinh doanhmục tiêu của bản kế hoạch kinh doanh

  • 2. Xác định lợi thế cạnh tranh

Hãy cố gắng tìm kiếm và xác định được USP để đưa vào kế hoạch kinh doanh. Lợi thế bán hàng hay còn gọi là điểm mạnh (USP), là chiếc chìa khóa vàng giúp doanh nghiệp cạnh tranh với đối thủ. Không những thế đây còn là yếu tố giúp thương hiệu nổi bật hơn trong mắt khách hàng. Trong một số trường hợp, USP còn có vai trò quyết định vị trí Top Of Mind của khách hàng.

  • 3. Nghiên cứu thị trường và đối thủ

“Biết người biết ta trăm trận trăm thắng” chưa bao giờ sai trong mọi trường hợp. Một chiến lược kinh doanh được đánh giá có tính khả thi hay không trước tiên phải tương thích với môi trường trong và ngoài của doanh nghiệp.

Bắt đầu kinh doanh là một chuyện nhưng để kế hoạch thành công còn phụ thuộc vào khả năng nghiên cứu và phân tích thị trường của doanh nghiệp có tốt không. Việc nghiên cứu cứu kỹ lưỡng đôi khi sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra những ngách nhỏ (Niche Market) để trở thành ông lớn trong thị trường đó. (Phần này sẽ được nói rõ hơn trong mục cuối của bài viết)

  • 4. Tìm hiểu khách hàng mục tiêu

Sau khi phân tích và chọn lọc thị trường, bước tiếp theo là xác định khách hàng để xác định đúng thị trường mục tiêu (Target Market). Trong bối cảnh môi trường cạnh tranh khốc liệt, xác định đúng Target Market quan trọng hơn hết. Bởi đơn giản, không ai có thể phát triển sản phẩm/ dịch vụ để làm hài lòng tất cả mọi người. Nếu doanh nghiệp vẫn còn ở quy mô nhỏ, việc nhắm mục tiêu vào một môi trường thích hợp là cách hiểu quả để cạnh tranh với các ông lớn.

Khách hàng mục tiêu của kế hoạch kinh doanhKhách hàng mục tiêu của kế hoạch kinh doanh

Không phải tất cả sản phẩm đều có thể làm hài lòng tất cả mọi người

  • 5. Viết kế hoạch bán hàng, kế hoạch marketing cụ thể

Nếu doanh thu là yếu tố để duy trì hoạt động của doanh nghiệp thì Marketing là cách để đạt được con số đó. Vì thế, song song với kế hoạch bán hàng không thể thiếu các chiến lược marketing. Đừng suy nghĩ rằng công ty quy mô nhỏ thì chỉ cần kế hoạch bán hàng là đủ. Vì để nhiều người biết đến sản phẩm/dịch vụ, thì marketing sẽ có “quyền năng” hơn đấy!

Một chiến lược kinh doanh – Marketing cần đáp ứng đủ 5 yếu tố sau:

♦ KPI, target doanh thu mong muốn.

♦ Chiến lược phân phối phù hợp để tiếp cận đúng khách hàng.

♦ Chiến lược thương hiệu tăng mức độ nhận biết.

♦ Chiến lược truyền thông sao cho thu hút.

♦ Quy trình triển khai và chi phí bỏ ra.

  • 6. Triển khai và đo lường

Đã đến bước triển khai các kế hoạch. Tuy nhiên, để đánh giá mức độ hiệu quả không thể thiếu những công cụ để làm thước đo. Việc đo lường sẽ giúp cho doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ và kịp thời điều chỉnh để bám sát với mục tiêu ban đầu đã đề ra.

Tùy vào từng chiến lược sẽ có những tiêu chí đo lường khác nhau. Chẳng hạn đối với chiến lược truyền thông. Nếu trước đây người ta chỉ biết lượng Subscription dành cho báo chí và GRPs dành cho TV. Thì sau khi công nghệ số phát triển đã bắt đầu ra đời nhiều công cụ đo lường mới như:

♦ Google Analytics và UTM Tracking dùng để đo lường tỷ lệ chuyển đổi.

♦ Facebook Pixels đo lường tỷ lệ chuyển đổi từ Facebook sang Website/Landing Page.

♦ Heatmap Tracking đo lường hành vi của khách hàng trên Website.

♦ Automation hoặc CRM để đô lường hiệu quả truyền thông hoặc tình hình bán hàng trực tuyến.

♦ Ngoài ra còn có một số công cụ khác như: Pipeline CRM, Hubspot, Similar Web, Ahrefs, Google Webmaster Tools, Google Ranking,…

công cụ đo lường chiến lược marketingcông cụ đo lường chiến lược marketing

Công cụ đo lường sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát hiệu quả chiến dịch

Hoặc với những doanh nghiệp muốn kết hợp cả Branding và Sale nhưng hạn chế về mặt công nghệ hoặc nhân sự, hợp tác với các Agency, Affiliate Network sẽ là một lựa chọn lý tưởng. Theo đó, các Affiliate Network sẽ cung cấp nền tảng kỹ thuật giúp doanh nghiệp tracking hiệu quả. Doanh nghiệp chỉ phải trả phí khi nhận được kết quả mong muốn. Ví dụ: đơn đặt hàng thành công, thông tin đăng ký,….

Tại Việt Nam đã có rất nhiều Affiliate Network tham gia hoạt động. Trong đó có thể kể đến ACCESSTRADE với kinh nghiệm hơn 20 năm trên thị thường quốc tế và 5 năm tại thị trường Việt Nam. Tìm hiểu thêm TẠI ĐÂY.

Nhìn chung, ở giai đoạn này thường sẽ xoay quanh 3 yếu tố: số liệu, kết quả và thời hạn.

Những đề mục cần có trong kế hoạch kinh doanh mẫu

  1. 1. Tóm tắt dự án (ý tưởng kinh doanh, mục tiêu, năng lực công ty)
  2. 2. Kế hoạch vận hành (tổ chức và quản lý, nguồn lực)
  3. 3. Kế hoạch Marketing
  4. 4. Kế hoạch tài chính
  5. 5. Phụ lục

Kế hoạch kinh doanh mẫuKế hoạch kinh doanh mẫu

Triển khai chi tiết kế hoạch kinh doanh mẫu

1. Tóm tắt dự án

Đây là chương đầu tiên cũng là phần quan trọng nhất để bảng kế hoạch kinh doanh mẫu tạo ấn tượng với người đọc. Phần tóm tắt sẽ bao gồm:

Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi

Tầm nhìn: Mục tiêu lớn nhất của doanh nghiệp, là một tuyên bố mô tả mà doanh nghiệp muốn trở thành trong tương lai.

Sứ mệnh: Là phần tóm tắt các giá trị của doanh nghiệp, là bản tuyên bố đâu là đối tượng doanh nghiệp phục vụ, phục vụ điều gì và cách thực hiện mỗi ngày.

Mục tiêu: Là phần hiện thực hóa Tầm nhìn và Sứ mệnh. Mục tiêu có thể ngắn hạn hoặc dài hạn tùy vào tình hình kinh doanh. Tuy nhiên những mục tiêu này phải luôn đảm bảo bám sát Tầm Nhìn và Sứ Mệnh đã đề ra.

Mô hình hoạt động: Nếu đây là một bảng kế hoạch kinh doanh mẫu dùng để thể hiện ra bên ngoài, phần này sẽ giúp người khác nhanh chóng hiểu rõ lĩnh vực hoạt động của công ty.

Thực trạng xã hội: Nêu lên vấn đề thực tế đang xảy ra trong cộng đồng, xã hội mà chính bạn hoặc doanh nghiệp đang nhận thấy.

Giải pháp: Đây chính là nơi sản phẩm của bạn/doanh nghiệp được giới thiệu

Thị trường mục tiêu: Tuy là vấn đề xảy ra ở cộng đồng nhưng bạn cần xác định đâu là nhóm khách hàng chính nên nhắm đến. Việc xác định chi tiết phân khúc sẽ giúp bạn dễ hoạch định các chiến lược tiếp cận.

Chân dung khách hàng tiềm năng: Khi đã xác định được phân khúc thì việc phác họa chân dung của khách hàng mục tiêu là điều rất cần thiết. Việc hoạch định này cũng giống như bạn sẽ nên một nhân vật hư cấu hội tụ đầy đủ các yếu tố mà khách hàng tiềm năng của bạn: độ tuổi, giới tính, thu nhập, hành vi, thói quen,…

Đối thủ cạnh tranh: Sau khi phác họa được nhóm đối tượng khách hàng bạn muốn hướng đến, đối thủ cạnh tranh là một điều bạn không nên bỏ qua. Bao gồm cả đối thủ gián tiếp và trực tiếp.

2. Kế hoạch vận hành

Định vị doanh nghiệp: Bước định vị sẽ là yếu tố giúp bạn/doanh nghiệp xác định được điểm khác biệt so với đối thủ. Vì sao khách hàng nên lựa chọn bạn/doanh nghiệp thay vì một thương hiệu khác. Bên cạnh đó, định vị còn là bước quyết định hình ảnh thương hiệu như thế nào trong tâm trí khách hàng.

Nguồn cung ứng: Nếu doanh nghiệp của bạn thuộc lĩnh vực sản xuất thì việc đảm bảo đầu vào ổn định là điều rất cần thiết. Bởi đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc tính chi phí sản phẩm cũng như lợi nhuận của công ty. Ngoài ra những nhà cung ứng uy tín cũng quyết định chất lượng sản phẩm đầu ra. Vì thế, bạn cần phải liệt kê và so sánh thật kỹ các nhà cung ứng.

Công nghệ: Cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0, vai trò của Digital Marketing để nâng cao hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc dây chuyền tự động hóa trong quá trình sản xuất là điều không thế thiếu. Nếu như doanh nghiệp của bạn đang có công nghệ gì hãy liệt kê tại đây. Nó sẽ giúp bạn dễ dàng kết hợp và vận dụng, thúc đẩy kế hoạch kinh doanh mẫu của bạn hoạt động.

Quản trị rủi ro: Trong các kế hoạch kinh doanh, chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những rủi ro, phát sinh ngoài ý muốn. Hãy liệt kê và giả định tất cả những trường hợp xấu có thể xảy ra trong quá trình thực hiện kế hoạch. Dựa vào đó bạn sẽ tìm trước phương hướng, cách giải quyết hoặc kịp thời chỉnh sửa trong bảng kế hoạch kinh doanh mẫu.

Cây cấu trúcCây cấu trúc

3. Kế hoạch Marketing – Marketing Mix 4P/7P

Chiến lược sản phẩm (Product): Đây là phần bạn xác định đáp án cho câu hỏi “Phải làm sao để cung cấp một sản phẩm tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh”. Dựa vào sản phẩm cốt lõi đã mô tả trong mục Giải pháp của phần 1 bạn sẽ tính toán vòng đời nhất định. Bao gồm: Giai đoạn giới thiệu (Introduction) – Tăng trưởng (Growth) – Trưởng thành (Maturity) – Thoái trào (Decline). Dựa vào từng giai đoạn bạn phải tìm các để cải tiến sản phẩm bằng cách kết hợp, mở rộng, đa dạng hóa hoặc tăng độ sâu của sản phẩm hiện tại. LÀm sao để kích thích thêm nhu cầu sử dụng sản phẩm theo từng giai đoạn.

Chiến lược phân phối (Place): Việc phân phối nắm giữ vai trò rất quan trọng trong kế hoạch marketing. Vì nếu bạn có sản phẩm tốt, khách hàng cũng biết đến nhưng họ lại không biết tìm mua sản phẩm ở đâu thì coi như những nỗ lực marketing coi như đổ sông. Hiện nay có rất nhiều loại phân phối. Ví dụ như ngành bán lẻ sẽ có 2 hình thức Kênh truyền thống (General trade – GT) và Kênh hiện đai (Modern trade – MT). Khai thác sâu vào trong thì mỗi kênh sẽ có những yếu tố khác nhau cần xác định: ưu – nhược điểm, sự khác biệt, đặc điểm, hình thức tiếp cận, cấu trúc kênh, thành viên trong kênh,…

Chiến lược giá (Price): Giá cả là một phần quan trọng quyết định lợi nhuận và sự tồn tại của doanh nghiệp. Ngoài ra, chính sách về giá cũng là một yếu tố định hình nhận thức sản phẩm trong tâm trí người dùng. Giá rẻ – chất lượng kém, Giá quá cao, chất lượng/dịch vụ không cân xứng – Vượt mức chấp nhận chi trả của người dùng,…Thông thường, có 6 chiến lược giá khác nhau: Định giá Premium – Thâm nhập thị trường – Tiết kiệm – Hớt váng – Theo gói. Tùy vào mục tiêu chung, bạn sẽ lựa chọn chiến lược giá phù hợp với từng giai đoạn.

Chiến lược truyền thông (Promote): Đây được xem là phần khó “nhằn” nhất trong tất cả. Bởi dù bạn là “newbie” hay “lão làng” việc nâng cao thương hiệu và quan trọng là bán hàng. Quảng cáo thường bao gồm các phương thức: quảng cáo TV, radio, Print Media, Internet,.. Ngoài ra, 2 hình thức ngày nay được hầu hết các doanh nghiệp ưa chuộng: Public Relation – Quan hệ công chúng, Word-of-mouth – Marketing  truyền miệng. Trong đó:

  • ♦ Quan hệ công chúng thường bao gồm thông cáo báo chí, triễn lãm, tài trợ, hội nghị, sự kiện hoặc hội thảo. Hình thức này phù hợp với các doanh nghiệp lớn, có nguồn lực tài chính mạnh hoặc đã có vị trí nhất định trên thị trường.
  • ♦ Marketing truyền miệng là một loại quảng cáo sản phẩm thông qua sự hài lòng, cảm nhận từ chính các khách hàng hoặc những người có ảnh hưởng. Hoạt động này có thể xày ra Online hoặc trên Internet. Vì ngân sách chi cho hoạt động này không đòi hỏi mức lớn nên hầu hết mọi doanh nghiệp đều có thể sử dụng, từ quy mô nhỏ đến lớn.

Trong nhiều hình thức Marketing truyền miệng, Affiliate là loại hình nhận được quan tâm bởi nó hoạt động trên cơ chế doanh nghiệp chỉ trả phí khi có đơn hàng phát sinh. Giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soat chi phí. Tìm hiểu thêm tại đây.

Nếu doanh nghiệp của bạn là công ty dịch vụ thì ngoài 4 yếu tố trên, cần lưu ý đến 3 thành tố khác: Con người; Quy Trình; cảm nhận “hữu hình” trong bảng kế hoạch kinh doanh mẫu.

Con người (People): Trong phần này, bên cạnh nhóm thị trường mục tiêu, còn có những người liên quan đến doanh nghiệp, đặc biệt là nhân viên. Hãy liệt kê ra những tố chất, kỹ năng ban đầu mà bạn cần có ở nhân viên. Sau đó bạn sẽ phát triển đội ngũ như thế nào để họ có thể cùng bạn hoàn thành kế hoạch kinh doanh một cách tốt nhất, hãy ghi xuống tất cả tại đây.

Quy trình (Process): Hãy chắc rằng bạn đã có một quy trình phù hợp có thể giảm thiểu tối đa các chi phí. Giảm thiểu ở đây tức là sự tinh gọn, cải tiến quy trình sao cho vừa giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí và tối đa hóa lợi nhuận vừa đảm bảo quy trình vận hành hoạt động ổn định.

Trải nghiệm thực tế (Physical Evidence): Nhóm dịch vụ là những trải nghiệm vô hình mà người dùng cảm nhận được. Nếu bạn mang đến cho khách hàng nhiều trải nghiệm, khiến họ cảm thấy thích thú hơn thì đó chính là lợi thế giúp doanh nghiệp nổi bật hơn so với đối thủ.

Cột mốc và số liệu: Sau khi đã xác định rõ ràng các chiến lược phù hợp cho từng bộ phận. Bạn cần tổng hợp tất cả vào một “Action Plan” cụ thể. Trong đó sẽ có từng khoảng thời gian thực hiện chi tiết. Việc rõ ràng như vậy sẽ giúp cấp trên/nhà đầu tư hoặc đơn giản là bạn, biết được cụ thể khoảng thời gian nào sẽ dành cho công việc gì.

4. Kế hoạch tài chính

Dự báo doanh số: là một bảng biểu để dự báo doanh số mà mặt hàng chính của kế hoạch kinh doanh sẽ mang về trong một khoảng thời gian nhất định. Trong bảng dự báo thường sẽ bao gồm: Số lượng bán ra/ngày/cửa hàng A, giá sỉ/sản phẩm (VND), tổng nhập, giá bán ra (VND), số lượng bán/ngày, tổng bán (VND).

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (P&L): Để thực hiện kế hoạch kinh doanh hiệu quả, bạn cần phải nắm rõ tình hình hoạt động thực tế của công ty. Và thứ duy nhất để bạn có thể xác định chính xác chính là dựa vào Báo cáo P&L. Thông thường bản báo cáo P&L sẽ gồm Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bảng thuyết minh báo cáo tài chính

5. Phụ lục

Tuy đây là một phần không mấy quan trọng nhưng nếu bỏ qua, bảng kế hoạch kinh doanh mẫu của bạn có thể sẽ trở nên khó hiểu với một vài người đọc. Bởi có những phần chuyên sâu sẽ rất khó hình dung ra nếu không có biểu đồ minh họa. Để mô tả hơn cho các ý trong kế hoạch, bạn hãy thể hiện các con số lên biểu đồ hoặc định nghĩa , ghi chú thông tin quan trọng tại mục này.

Vừa rồi là những đề mục cần có trong một bảng kế hoạch kinh doanh mẫu. Tùy vào mô hình công ty hoặc sản phẩm kinh doanh, bạn sẽ có những điều chỉnh để phù hợp hơn.

Đừng quên theo dõi ACCESSTRADE để cập nhật nhiều thông tin bổ ích hơn!.

Có thể bạn muốn xem thêm: 

CỘNG ĐỒNG ADVERTISER ACCESSTRADE

Nơi hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp muốn tìm hiểu và tăng trưởng doanh thu qua kênh Affiliate

 Facebook Group: https://www.facebook.com/groups/1303422489814900/https://www.linkedin.com/company/accesstradevn/

⏩ Linkedin:

4.4/5 – (8 votes)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *