Bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn theo Bộ giáo dục 2022

Bảng chữ cái tiếng Việt là nền tảng đầu tiên mà bất kỳ người học tiếng Việt nào cũng cần biết. Đây là điều khởi đầu trước khi bắt đầu học thứ ngôn ngữ này. Vậy bảng chữ cái Tiếng Việt bao nhiêu chữ? Bài viết dưới đây maytaoamcongnghiep.com sẽ giới thiệu với các bạn đầy đủ và chi tiết nhất về bảng chữ cái tiếng Việt theo chuẩn Bộ giáo dục & Đào tạo bạn có thể tham khảo.

Tổng quan về chữ cái tiếng Việt Nam

bảng chữ cái tiếng việt

Theo Wikipedia, chữ viết là hệ thống đầy đủ các ký hiệu giúp chúng ta có thể ghi lại ngôn ngữ dưới dạng văn bản. Nhờ có những ký hiệu và biểu tượng mà chúng ta có thể miêu tả lại được ngôn ngữ và sử dụng nó được giao tiếp với nhau được nhanh chóng hơn. Mỗi 1 ngôn ngữ sẽ có đặc trưng riêng bởi bảng chữ cái. Và đây là cơ sở nền tảng để tạo nên chính chữ viết đó, và bảng chữ cái tiếng Việt cũng vậy. 

Bảng chữ cái tiếng Việt hay còn gọi là chữ Quốc Ngữ và được 1 giáo sĩ người Pháp có tên là Alexandre de Rhodes đến Việt Nam truyền giáo. Bảng chữ cái Việt Nam được phiên âm từ tiếng Latinh và mang nét văn hóa độc đáo từ thời xa xưa của cha ông ta.

Đây được xem là bước cải tiến mới có giá trị to lớn giúp nước ta có bảng chữ phiên âm riêng. Trải qua thêm 3 thế kỷ để chỉnh sửa và cải tiến, đến thế kỷ thứ XIX thì chữ Quốc ngữ đã được công nhận là văn tự chính thức của Việt Nam.

Quy định bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn Bộ Giáo dục 

Sau tất cả những thông tin xôn xao dư luận trong thời gian gần đây liên quan đến việc cải cách và thay đổi bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1 mới, Bộ giáo dục đã có công văn chính thức gửi các đơn vị về mẫu bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn cũng như cách phát âm, đặt dấu trong tiếng Việt. Cụ thể:

Bảng chữ cái tiếng Việt có bao nhiêu chữ?

bảng chữ cái tiếng việt có bao nhiêu chữ

“Bảng chữ cái tiếng Việt bao nhiêu ký tự”, “Bảng chữ cái tiếng Việt gồm bao nhiêu chữ?” – Theo tiêu chuẩn của Bộ giáo dục Việt Nam, hệ thống bảng chữ cái tiếng Việt có 29 chữ cái. Đây là con số không quá lớn để nhớ đối với mỗi học sinh khi lần đầu tiếp xúc với tiếng Việt. 

Bên cạnh bảng chữ cái tiếng Việt 29 chữ truyền thống thì hiện nay Bộ giáo dục còn đang xem xét đề xuất, ý kiến về việc thêm 4 chữ cái trong bảng tiếng Anh vào bảng chữ cái đó là: f, w, j, z. 

Tuy nhiên vấn đề này đang được tranh luận rất nhiều và chưa có ý kiến thống nhất. Bốn 4 cái này đều đã được xuất hiện trong sách báo nhưng lại không có bảng chữ cái tiếng Việt. Các bạn có thể bắt gặp những chữ cái này trong những từ ngữ được bắt nguồn từ các ngôn ngữ khác như chữ Z có trong từ Showbiz,… 

Mẫu bảng chữ cái tiếng Việt viết thường và in hoa

Các chữ cái trong bảng đều có 2 hình thức được viết, một là viết thường, hai là viết in hoa. Dưới đây là bảng chữ cái tiếng Việt hoa và thường:

Thứ nhất, bảng chữ cái tiếng Việt viết thường là kiểu viết nhỏ. Dấu hiệu để nhận biết bảng chữ cái tiếng Việt chữ thường là chúng ta dựa vào kích thước và chiều cao của chúng thường không giống nhau. Cụ thể:

bảng chữ cái tiếng việt in thường

– Các chữ a, o, u, o, e, m, n, x, v, i, c sẽ có chiều cao là 1 đơn vị.

– Chữ cái d, p, q sẽ có chiều cao là 2 đơn vị.

– Chữ cái là b, h, g, k, y, l sẽ có chiều cao là 2.5 đơn vị.

– Đặc biệt, chữ cái t sẽ có chiều cao là 1.5 đơn vị; s và r được viết với chiều cao là 1.25 đơn vị.

– Chiều cao của phụ âm bằng 2.5 lần chiều cao chữ cái nguyên âm.

Thứ hai, bảng chữ cái tiếng Việt viết hoa là kiểu viết chữ in lớn. Số lượng của chữ cái in hoa cũng tương ứng là 29 chữ cái, tuy nhiên kiểu chữ này sẽ có sự khác biệt về đường nét và cách điệu riêng.

bảng chữ cái tiếng việt in hoa

Tìm hiểu nguyên âm, phụ âm trong bảng chữ cái tiếng Việt

Để học tốt bảng chữ cái tiếng Việt chúng ta cần nắm rõ được các quy tắc nguyên âm, phụ âm và đặt dấu thanh trong tiếng Việt. Cụ thể:

Nguyên âm trong chữ cái tiếng Việt

Trong bảng chữ cái tiếng Việt mới nhất 2022, hiện có 12 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, y, i, o, ơ, ô, u, ư. Bên cạnh đó còn có 3 nguyên âm đôi với nhiều cách viết cụ thể như ua – uô, ia – yê – iê, ưa – ươ. Dưới đây là 1 số đặc điểm quan trọng mà người học tiếng Việt cần lưu ý về cách đọc nguyên âm như sau:

bảng chữ cái tiếng việt ghép vần

  • A và ă là 2 nguyên âm nên chúng có cách đọc gần giống nhau, từ độ mở của miệng đến cách uốn lưỡi, khẩu hình phát âm của miệng.

  • Hai nguyên âm ơ và â cũng tương tự nhau, cụ thể âm “ơ” thì là âm dài, còn đối với âm “â” thì sẽ ngắn hơn 1 chút.

  • Đối với những nguyên âm hoặc các nguyên âm có dấu là: ơ, ư, ô, ă, â thì cần hết sức lưu ý. Đặc biệt, đối với những bé còn ít tuổi thì cần dạy từ từ và chậm rãi, bởi chúng không có trong bảng chữ cái nên rất khó nhớ.

  • Hai âm “â” và “ă” sẽ không đứng 1 mình trong chữ tiếng Việt.

  • Khi dạy bé học cách phát âm cần dựa theo độ mở của miệng và theo vị trí của lưỡi để dạy cách phát âm sao cho chính xác nhất.

  • Cách miêu tả vị trí mở miệng và của lưỡi sinh động sẽ giúp cho bé có thể hiểu cách đọc và dễ dàng phát âm hơn. Để học tốt và nhanh những điều này thì cũng cần tới trí tưởng tượng phong phú của các bé. Bởi những điều này không thể chỉ nhìn thấy bằng mắt được mà nó còn cần thông qua việc quan sát kỹ lưỡng.

Phụ âm trong chữ cái tiếng Việt

Trong bảng chữ cái tiếng Việt thường có phần lớn các phụ âm đều được ghi bằng 1 chữ cái duy nhất là b, v, t, x, s, r,… Trong đó, còn có 9 phụ âm được viết bằng 2 chữ cái đơn ghép lại cụ thể như sau:

  • Ph: có trong các từ như phim, phở, phấp phới,….

  • Th: có trong các từ như thê thảm, thướt tha,…

  • Gi: có trong các từ như giảng giải, gia giáo,….

  • Tr: có trong những từ như trúc, tre, trên, trước,…

  • Ch: có trong những từ như chú, cha, che chở,…

  • Nh: có trong những từ như nhẹ nhàng, nhỏ nhắn,…

  • Ng: có trong những từ như ngan ngát, ngây ngất,…

  • Kh: có trong những từ như khập khiễng, không khí,…

  • Gh: có trong những từ như ghé, ghi, ghế, ghẹ,…

bảng chữ cái tiếng việt âm ghép

Ngoài ra, trong hệ thống chữ cái tiếng Việt còn có 1 phụ âm được ghép lại bằng 3 chữ cái chính là Ngh – nó được sử dụng trong các từ lắng nghe, nghề nghiệp,…. Không chỉ vậy, còn có 3 phụ âm được ghép lại bằng nhiều chữ cái khác nhau. Cụ thể:

  • Phụ âm /k/ được ghi bằng: K khi đứng trước ie, i/y, ê, e (VD: kí/ký, kiêng, kệ, …); Q khi đứng trước bán nguyên âm (VD: quốc, qua, que,…); C khi đứng trước những nguyên âm còn lại (VD: cơm, cá, cốc,…)

  • Phụ âm /g/ được ghi bằng: Gh khi đứng trước những nguyên âm ê, e, i, iê (VD: ghê, ghiền, ghi,…); G khi đứng trước những nguyên âm còn lại như gà, gỗ,…

  • Phụ âm /ng/ được ghi bằng: Nghe khi đứng trước những nguyên âm ê, e, iê, i (VD: nghệ, nghi, nghe,…); Ng khi đứng trước những nguyên âm còn lại như ngón, ngả, ngư,….

Dấu thanh trong chữ cái tiếng Việt

Một trong những điều khá thú vị và độc đáo của bảng chữ cái tiếng Việt đó là sự đa thanh điệu trong ngôn ngữ. Mỗi một thanh điệu khi được kết hợp với các nguyên âm thì sẽ có các cách đọc khác nhau. 

Hiện nay trong bảng chữ quốc ngữ tiếng Việt thì có 5 dấu thanh là: Dấu sắc (´), dấu hỏi (ˀ), dấu huyền (`), dấu nặng (.), dấu ngã (~). Dưới đây là quy tắc đặt dấu thanh trong tiếng Việt:

dấu thanh trong bảng chữ cái tiếng việt

  • Nếu trong từ có 1 nguyên âm thì hãy đặt dấu ở nguyên âm. VD: ngủ, u, nhú,…

  • Nếu nguyên âm đôi thì đánh vào nguyên âm đầu tiên (VD: của, ua,…). Lưu ý, một số từ như “già” hay “quả” thì “gi” và “qu” là phụ âm đôi kết hợp nguyên âm “a”.

  • Nếu nguyên âm 3 hoặc nguyên âm đôi cộng với 1 phụ âm thì dấu sẽ được đánh vào nguyên âm thứ 2. Ví dụ: như từ “khuỷu thì sẽ có dấu nằm ở nguyên âm thứ hai.

  • Nếu là nguyên âm “ơ” và “ê” thì sẽ được ưu tiên khi thêm dấu. VD: từ “thuở” theo nguyên tắc dấu sẽ ở “u”, nhưng do có chữ “ơ” nên nó sẽ được đặt tại “ơ”

Lưu ý: Hiện nay, trên 1 số thiết bị máy tính sử dụng nguyên tắc đặt dấu mới dựa theo bảng IPA tiếng Anh thì có thể vị trí đặt dấu sẽ có sự khác biệt. 

Lưu ý khi dạy trẻ học bảng chữ cái Tiếng Việt lớp 1

So bậc mẫu giáo, khi bắt đầu bước chân vào lớp 1 thì con trẻ sẽ phải học nhiều hơn và phải thích nghi với môi trường mới. Trong đó, bộ môn tiếng Việt là một trong những môn chính sẽ đồng hành cùng các con trong suốt quãng đường học tập về sau này.

Vì vậy, việc dạy con học giỏi bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1 chuẩn là điều mà các bậc cha mẹ cần hết sức lưu tâm. Dưới đây là một số cách hay mà cha mẹ có thể tham khảo:

cách dạy trẻ học bảng chữ cái tiếng việt

  • Dạy bé học bảng chữ cái tiếng Việt kèm hình ảnh minh họa trực quan, hoặc các đồ vật, con vật sinh động hoặc bảng chữ cái tiếng Việt có âm thanh để bé đọc theo.

  • Học bảng chữ cái tiếng Việt qua bài hát: Cách này không chỉ vừa tập cho con học hát mà còn tránh được sự nhàm chán. Đặc biệt, nó còn hỗ trợ trẻ học nhanh hơn về cách phát âm của các chữ cái.

  • Không nên đè nặng tư tưởng bắt bé phải nhớ ngay và nhớ hết toàn bộ các chữ cái. Bởi điều này sẽ ảnh hưởng tới tâm lý và tạo áp lực cho bé.

Trên đây là những nội dung liên quan về bảng chữ cái tiếng Việt. Mong rằng, những chia sẻ trên sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình học tập ngôn ngữ tiếng Việt. Và nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì, hãy để lại bình luận dưới bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *