3.0/5 (1 votes)
Nếu bạn đang tìm hiểu về bảng cân đối kế toán mà chưa nắm rõ mọi thông tin. Nếu bạn chưa biết kết cấu bảng cân đối tài chính, các mẫu bảng cân đối tài chính thì cùng Tân Thành Thịnh tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây nhé.
1. Bảng cân đối kế toán là gì?
Thực tế, bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, dùng để phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn vốn của DN tại một thời điểm nhất định (thời điểm lập báo cáo).
Các số liệu của bảng cân đối kế toán phản ánh toàn bộ tài sản và nguồn vốn tại thời điểm hiện tại của doanh nghiệp. Đây được ví như là bức tranh tổng thể giúp mọi người có thể hình dung và nắm được tình hình tài chính, nguồn lực của công ty tại thời điểm lập báo cáo.
Có 2 loại bảng cân đối kế toán là: Bảng cáo báo tài chính và bảng báo cáo tài khoản.
1.1 Đặc điểm của bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán phản ánh tổng hợp được toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp đang tồn tại kể cả hiện vật cũng như những giá trị, tài sản hữu hình, vô hình giúp các chủ doanh nghiệp, cổ đông….. nắm được tổng quát về tình hình của doanh nghiệp.
Bảng cân đối kế toán phản ánh được tổng quát toàn bộ tình hình tài sản của doanh nghiệp theo 2 cách phân loại vốn: kế cấu vốn và nguồn vốn hình thành theo phương trình: Tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu.
Bảng cân đối kế toán phản ánh các loại vốn theo từng thời điểm cuối tháng, cuối quý cuối năm. Trên mỗi bảng sẽ có số liệu đầu kỳ và cuối kỳ giúp bạn có sự so sánh và đánh giá được tổng quát về sự biến động của dòng tiền, nguồn vốn, tài sản của doanh nghiệp trong mỗi chu kỳ, hoạt động kinh doanh.
Qua đây cho ta thấy bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, mỗi số liệu trên bảng cân đối kế toán giúp người đọc (chủ doanh nghiệp, cổ đông, đối tác…) có cái nhìn tổng quát nhất về hoạt động công ty, sự phát triển cũng như triển vọng như thế nào.
1.2 Kết cấu bảng cân đối kế toán
Dựa theo nguyên tác cân đối của kế toán là “tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn” nên bảng cân đối kế toán được chia thành 2 phần: phần tài sản và phần nguồn vốn.
a) Phần tài sản
Đối với phần tài sản gồm có tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Các loại tài sản trong các phần này được sắp xếp theo trật tự thanh khoản giảm dần, những tài sản có tính thanh khoản cao hơn sẽ được ưu tiên sắp xếp đầu tiên.
+ Tài sản ngắn hạn
-
Vốn bằng tiền
-
Đầu tư ngắn hạn
-
Các khoản phải thu
-
Hàng tồn kho
+ Tài sản dài hạn
-
Nợ phải thu dài hạn
-
Tài sản cố định
-
Đầu tư XDCB dở dang
-
Đầu tư tài chính dài hạn
b) Phần nguồn vốn
Đối với phần vốn thì gồm nguồn vốn nợ (nợ ngắn hạn và nợ dài hạn) và nguồn vốn chủ sở hữu. Trong đó:
+ Nợ phải trả: ngắn hạn
-
Vay ngắn hạn
-
Nguồn vốn chiếm dụng
+Nợ phải trả: Nợ dài hạn
-
Vay dài hạn
-
Nợ dài hạn
+ Nguồn vốn chủ sở hữu
-
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
-
Các quỹ không chia trích lập từ lợi nhuận
-
Lợi nhuận chưa phân phối
1.3 Cơ sở để lập bảng cân đối kế toán
Để phản ánh được số liệu bảng cân đối kế toán một cách chính xác và rõ ràng bạn cần dựa vào các cơ sở sau đây để lập bảng cân đối:
-
Dựa vào sổ kế toán tổng hợp.
-
Dựa vào sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết.
-
Dựa vào Bảng cân đối kế toán năm trước.
-
Dựa vào Bảng phát sinh tài khoản kế toán.
1.4 Mẫu bảng cân đối kế toán
Sau đây là mẫu bảng cân đối kế toán bạn có thể tham khảo:
1.5 Thời hạn lập và gửi bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán thường lập vào thời điểm cuối quý và cuối năm.
a) Đối với thời điểm báo cáo quý
Thời hạn gửi báo cáo tài chính chậm nhất là 20 ngày sau khi kết thúc quý đối với doanh nghiệp độc lập hoặc doanh nghiệp nằm trong cơ cấu của doanh nghiệp khác. Hoặc sau 45 ngày kế thúc quý đối với loại hình tổng công ty.
b) Đối với báo cáo năm
Thời hạn nộp báo cáo tài chính là 30 ngày sau khi năm kết thúc đối với doanh nghiệp độc lập hoặc doanh nghiệp nằm trong cơ cấu doanh nghiệp khác hoặc 90 ngày sau khi năm tài chính kết thúc đối với công ty TNHH, công ty Cổ Phần, công ty có vốn đầu tư nước ngoài và các loại hình HTX
2. Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán phản ánh trực tiếp tình hình “sức khỏe tài chính” của doanh nghiệp nên mỗi số liệu đều có những ý nghĩa riêng nhất định về cả pháp lý và kinh tế.
2.1 Đối với tài sản cố định
Những số liệu ở mục tài sản cố định có ý nghĩa gì trong bảng cân đối kế toán?
a) Xét về mặt pháp lý:
Phần tài sản cố định phản ảnh giá trị của toàn bộ tài sản hiện thời của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Các tài sản này thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp.
b) Xét về mặt kinh tế:
Còn trên phương diện về mặt kinh tế thì các số liệu ở phần tài sản phản ánh giá trị tài sản theo kết cấu hiện có tại doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo như: TSCĐ, vật liệu, hàng hóa, tiền tệ, các khoản đầu tư tài chính hoặc dưới hình thức nợ phải thu ở tất cả các khâu, các giai đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Thông qua đó, có thể đánh giá một cách tổng quát quy mô vốn và mức độ phân bổ sử dụng vốn của doanh nghiệp.
2.2 Đối với phần nguồn vốn
Những số liệu ở phần nguồn vốn có ý nghĩa gì trong bảng cân đối kế toán:
a) Xét về mặt pháp lý
Những số liệu ở mục nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.
Qua đó cho biết doanh nghiệp có trách nhiệm pháp lý phải trả đối với khoản nợ là bao nhiêu và các chủ nợ biết được giới hạn trách nhiệm của chủ sở hữu đối với các khoản nợ của doanh nghiệp.
b) Xét về mặt kinh tế
Còn trên phương diện về kinh tế thì những số liệu ở phần nguồn vốn thể hiện quy mô và cơ cấu các nguồn vốn được đầu tư và huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.
Thông qua đó có thể đánh giá một cách khái quát mức độ tự chủ về tài chính và khả năng rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
3. Vai trò và điểm hạn chế của bảng cân đối kế toán
Mỗi bảng cân đối kế toán đều có những vai trò cũng như điểm hạn chế riêng, cùng tìm hiểu chi tiết nhé
Vai trò bảng cân đối kế toán thông qua bảng kế toán người đọc có thể xem xét quan hệ cân đối từng bộ phận vốn và nguồn vốn, cũng như các mối quan hệ khác một cách rõ ràng để từ đó nắm được hoạt động cũng như sự phát triển của doanh nghiệp trong một chu kỳ kinh tế vừa qua.
Hơn thế, những số liệu trên bảng cân đối kế toán còn phản ánh được tình hình huy động nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vay nợ để đầu tư từng loại tài sản, hoặc quan hệ giữa công nợ khả năng thanh toán, kiểm tra các quá trình hoạt động, kiểm tra tình hình chấp hành kế hoạch…của doanh nghiệp như thế nào.
Từ đó đề xuất chiến lược, giải pháp cho sự phát triển của doanh nghiệp cũng như cân đối các mối quan hệ vốn, nợ của doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả, có lợi cho chu kỳ kinh tế kế tiếp.
+ Điểm hạn chế của bảng cân đối kế toán
Bên cạnh những vai trò và lợi ích trên thì bảng cân đối kế toán cũng còn những mặt hạn chế sau:
Những số liệu trên bảng cân đối kế toán chỉ phản ánh ở thời điểm hiện tại (thời điểm lập báo cáo) với số liệu đầu kỳ và cuối kỳ nên nếu có sự biến đổi về tài sản và nguồn vốn ở giữa kỳ thì doanh nghiệp khó đánh giá và nắm bắt được sự thay đổi chi tiết trong cả kỳ.
Hơn thế, những số liệu được lập dựa trên nguyên tắc giá gốc nên dễ xảy ra tình trạng có sự chênh lệch giữa giá trị tài sản trên sổ sách và giá trị tài sản ở trên thị trường.
4. Công ty dịch vụ kế toán Tân Thành Thịnh
Công ty Tân Thành Thịnh là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán tphcm với sự chuyên nghiệp và trách nghiệp cao trong công việc. Giúp mọi đối tác xử lý tất cả mọi vấn đề liên quan đến kế toán và thuế đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp cũng như thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ thuế với nhà nước.
Với đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm cao và nắm bắt được các sự thay đổi của các điều lệ nhanh chóng để hỗ trợ cho doanh nghiệp. Mỗi nhân viên của công ty luôn nỗ lực hết mình để nâng cao kiến thức, kỹ năng để mang lại hiệu quả tốt nhất trong các công việc của công ty, mang lại sự hài lòng cho khách hàng
2.3 Quy trình tư vấn dịch vụ kế toán tại Tân Thành Thịnh
Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành, Tân Thành Thịnh sẽ cung cấp đến quý khách hàng từng giải pháp cụ thể để phù hợp với quy mô, đặc thù riêng cho từng doanh nghiệp, sau đây là quy trình tư vấn dịch vụ kế toán chung của chúng tôi:
-
Bước 1: Tiếp nhận thông tin khách hàng, tìm hiểu và xác định đúng nhu cầu khách hàng
-
Bước 2: Tư vấn, đề xuất giải pháp và lựa chọn gói dịch vụ phù hợp.
-
Bước 3: Ký thỏa thuận cam kết hỗ trợ thông qua hợp đồng tư vấn dịch vụ kế toán để đảm bảo quyền lợi cả khách hàng và công ty.
-
Bước 4: Thực hiện những công việc thỏa thuận trong hợp đồng theo từng gói dịch vụ khách hàng lựa chọn.
-
Bước 5: Đồng hành, hỗ trợ và tư vấn khách hàng trong những vấn đề phát sinh.
2.5 Cam kết dịch vụ
Là đơn vị trực tiếp hỗ trợ khách hàng trong mọi dịch vụ, Tân Thành Thịnh cam kết:
-
Tư vấn, hỗ trợ khách hàng mọi vấn đề liên quan đến kế toán, thuế, pháp lý.
-
Hồ sơ, chứng từ chính xác, minh bạch và đúng pháp luật.
-
Chi phí hợp lý, không phát sinh thêm.
-
Thực hiện hồ sơ, sổ sách đúng thời gian quy định.
-
Đại diện doanh nghiệp làm việc với các cơ quan, ban ngành nhà nước.
Trên đây là bài viết về kế toán dịch vụ tư vấn kế toán, hi vọng sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Nếu bạn còn thắc mắc gì về kế toán dịch vụ hoặc đang tìm kiếm một công ty dịch vụ kế toán uy tín thì liên hệ ngay Tân Thành Thịnh để được hỗ trợ nhé.
>> Các bạn xem thêm dịch vụ sổ sách kế toán
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp – Thuế – Kế Toán Tân Thành Thịnh
-
Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
-
SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888
-
Email:
lienhe@tanthanhthinh.com
Đăng ký nhận báo giá