Xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ trên thị trường và các vùng chuyên canh trồng rau, củ quả đã được hình thành ở tất cả các xã trong huyện, đó là tín hiệu đáng mừng đối với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp. Kết quả cho thấy, những diện tích đất trồng rau, màu đều cho thu nhập cao hơn so với diện tích đất trồng cây lương thực. Tuy nhiên, vấn đề muốn nói ở đây là tình hình sử dụng chất kích thích đối với cây trồng dẫn tới hiện tượng rau 2 luống, lợn 2 chuồng (một để ăn, một để bán) đang dần trở nên phổ biến khiến người dân phải tự rút ra kết luận “ăn cũng chết, không ăn cũng chết”. Điều đó cho thấy, ATTP không còn là chuyện chợ búa và thật sự là vấn đề “Quốc kế dân sinh” bởi “rau bẩn” (tức là rau mới được phun chất kích thích, phun thuốc trừ sâu) đã làm tổn hại đến sức khỏe của người dân, của nền kinh tế. Tại diễn đàn Quốc hội, có đại biểu đã nói “Con đường từ dạ dày đến nghĩa địa của mỗi người chúng ta chưa bao giờ dễ dàng và ngắn đến thế”. Đó là sự cảnh báo đối với những người vì lòng tham đã dùng đủ mọi phương thức, nhằm đạt lợi nhuận cao nhất, bất chấp sức khỏe của mọi người, của cả cộng đồng, đây là sự cố ý vi phạm, chứ đâu phải nhận thức chưa tới. Một vấn đề khác cần đề cấp tới, đó là những vướng mắc nằm ở khâu thực hiện chứ không phải do chính sách, pháp luật. Một ví dụ cụ thể, cả một dãy hàng rau, củ, quả được bày bán ở chợ tất cả đều xanh, tươi, bằng mắt thường người mua (tức là người dùng, đố ai đoán được rau này có phun chất kích thích hay không và thực tế có bỏ vào miệng nếm thử thì cũng không thể biết được chỉ khi đem về nấu, ăn xong, qua 6 đến 12 giờ đồng hồ mới biết bản thân người ăn có bị đau bụng (ngộ độc thực phẩm) hay không. Đó là chưa kể đến tác động của các nguyên liệu, thực phẩm khác như: thịt, cá, mì chính, nước mắm,… cuộc sống của con người liên quan đến ăn, uống, bài tiết… đó là hiện tượng tự nhiên, là bản năng sinh tồn của con người, của sự vật. Đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ. Các hóa chất chỉ dùng thử nghiệm cho động vật, thực vật đã bị một số nhà sản xuất đem sang thử nghiệm cho con người dưới dạng các chế phẩm đặc biệt, tiện lợi, hữu ích. Trong khi đó, hệ thống máy móc, thiết bị để kiểm tra về an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng như rau, củ quả, thịt tươi sống và các sản phẩm được chế biến từ thịt như: giò, nem, chả,… lại rất thiếu và chưa có bộ phận kiểm nghiệm riêng biệt, nhất là ở cấp huyện, xã, thị trấn. Chẳng lẽ, khi mua một bó rau, một miếng thịt mà người mua lại cứ phải hỏi người bán hàng rằng “có phun thuốc hay không?” nếu chỉ riêng có 2 người ở nơi vắng vẻ thì được, đằng này giữa nơi phố xá, chợ búa đông người, chắc hẳn sự việc sẽ khác đi rất nhiều… Thôi thì nhằm mắt, tặc lưỡi cho qua… bản chất con người ta là vậy. Đó là việc cả gan dám làm bất chấp pháp luật nhằm đạt lợi nhuận cao đối với một số người sản xuất đã có xu hướng gia tăng. Để đảm bảo quyền lợi sức khỏe cho người tiêu dùng, Quốc hội khóa XII đã ban hành Luật ATTP cùng với đó các bộ, ngành của Trung ương như: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có nhiều Thông tư, Nghị định giới thiệu tiêu chuẩn, qui chuẩn kiểm tra về ATTP. Đối với tỉnh Thanh Hóa, BCH Đảng bộ Tỉnh đã có Nghị quyết số 04 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh ATTP trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, huyện Vĩnh Lộc đã có Kế hoạch xây dựng xã, thị trấn an toàn thực phẩm năm 2018, mục tiêu phấn đấu đến năm 2020. Theo đó, tất cả các hộ sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm trên địa bàn huyện đều phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện về ATTP và có nguồn gốc xuất xứ. Đây là yêu cầu bắt buộc trong quản lý vệ sinh ATTP, nhằm giảm thiểu tình trạng sử dụng bừa bãi chất kích thích, chất cấm đối với rau, củ quả, thịt gia súc, gia cầm, phòng ngừa tình trạng ngộ độc thực phẩm đối với người tiêu dùng vì sức khỏe gia đình và cộng đồng là thông điệp có ý nghĩa đang được mọi người quan tâm. Đặc biệt là những người phụ nữ với vai trò chính là những người sản xuất, mua, bán, lựa chọn nguồn thực phẩm trong mỗi bữa ăn của từng gia đình, hơn ai hết họ là người hiểu rõ về xuất xứ, lai lịch của từng loại sản phẩm, cách chế biến, bảo quản thức ăn để đảm bảo dinh dưỡng. Hơn ai hết phụ nữ là những tuyên truyền viên tích cực trong cuộc vận động nói không với thực phẩm bẩn đang được Hội Phụ nữ huyện Vĩnh Lộc phát động với vai trò tiên phong trong việc đảm bảo vệ sinh ATTP
Phạm Đạo – Đài Truyền thanh huyện
CÔNG TY TNHH TM THỰC PHẨM HOÀNG PHÁT
Địa chi: 222 Lã Xuân Oai, Tăng NHơn Phú A, Quận 9
Tel: 0902 887 989 – 0788 396 688
Email: mr.hoangphat8866@gmail.com
Website: hoangphatfood.com