Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII | Lịch sử 8 (Trang 10 – 17 SGK) – Tech12h

A. Kiến thức trọng tâm.

I. Nước Pháp trước cách mạng.

1. Tình hình kinh tế

  • Nông nghiệp rất lạc hậu do sự bóc lột của phong kiến địa chủ.
  • Công thương nghiệp phát triển nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm.

2. Tình hình chính trị – xã hội.

  • Là nước quân chủ chuyên chế. Vua nắm mọi quyền hành
  • Xã hội phong kiến được phân chia thành 3 đẳng cấp: Tăng lữ, quý tốc, đẳng cấp 3. Trong đó: giai cấp thppngs trị gồm tăng lữ, quý tộc. Đẳng cấp 3 gồm nhiều giai cấp.

3. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng

  • Trào lưu triết học ánh sáng ra đời, chống lại tư tưởng của chế độ phong kiến.
  • Tiêu biểu là: Môngtexkio, Vônte, Rútxô…

II. Cách mạng bùng nổ

1. Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế

  • Năm 1774, vua Lu – I XVI lên ngôi, chế độ phong kiến ngày càng suy yếu.
  • Công thương nghiệp đình đốn, nhiều công nhân và thợ thủ công thất nghiệp

=>Năm 1788 nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi.

2. Mở đầu thắng lợi của cách mạng

  • Ngày 5/5/1789 hội nghị ba đẳng cấp khai mạc tại cung điện Véc – xai.
  • 17/6/1789 đẳng cấp 3 tuyên bố là quốc hội lập hiến.
  • Ngày 14/7/1789, quần chúng vũ trang phá ngục Ba – xti, mở đầu cho cách mạng Pháp.

III. Sự phát triển của cách mạng

1. Chế độ quân chủ lập hiến ( từ ngày 14/7/1789 đến ngày 10/8/1792).

  • Sau 14/7/1789 phái lập hiến nắm quyền.
  • 8/1789 quốc hội thông qua tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền.
  • Tháng 9/1791 thông qua hiến pháp mới, xác lập nền quân chủ lập hiến.
  • Tháng 4/1792 liên minh phong kiến Áo – Phổ tấn công Pháp.
  • Ngày 11/7/1792 quốc hội tuyên bố tổ quốc lâm nguy.
  • Ngày 10/8/1792 lật đổ phái lập hiến, xóa bỏ chế độ phong kiến.

 2. Bước đầu của nền cộng hòa (từ ngày 21/9/1792 đến ngày 2/6/1793)

  • 9/1792 quốc hội mới khai mạc -> Cộng hòa 1.
  • Chính quyền chuyển về tay tư sản công thương ( phái Gi – rông – đanh).
  • 20/9/1792 thắng quân Áo – Phổ trận Van – mi.
  • 21/1/1793 Louis bị kết án tử hình.

3. Chuyên chính dân chủ cách mạng Gia – cô – bạn ( từ ngày 2/6/1793 đến ngày 27/7/1794)

  • Đứng đầu là Rô – be – spie, thực hiện những biện pháp:
  • Kiên quyết trừng trị bọn phản cách mạng.
  • Tịch thu ruộng đất của quý tộc bán cho nông dâm, trưng thu lúa mì, quy định giá tối đa, lương tối đa.
  • Lệnh tổng động viên, liên minh chống Pháp bị đẩy lùi ngày 26/6/1794.

=> Đem lại quyền lợi cơ bản cho nhân dân, phát huy sức mạnh quần chúng trong việc chống ngoại xâm và tội phạm.

Kết quả:

  • Phái  Gia – cô – banh dập tắt cuộc nổi loạn, thắng giặc ngoài.
  • Nội bộ phái Gia – cô – banh chia rẽ, suy yếu.
  • 27/7/1794, tư sản phản cách mạng đảo hính, chém đầu Rô – be – spie.

4. Ý nghĩa CMTS Pháp cuối thế kỉ XVIII

  • Mở đường cho CNTB phát triển.
  • Là cuộc CMTS triệt để nhất
  • Lực lượng quyết định của CM là nhân dân lao động.
  • Cổ vũ tinh thần đấu tranh của các nước phong kiến
  • Lật đổ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền.
  • Hạn chế: Chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cơ bản của nhân dân, không hoàn toàn xóa bỏ chế độ bóc lột phong kiến.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *