Người mẫu và áo lót
Trong những ngày qua, báo chí Việt Nam lại nói nhiều đến một vấn đề mới mà báo Người Lao Động gọi là “xì-căng-đan” trong giới của những phụ nữ Việt Nam làm nghề người mẫu.
Trên thế giới, chuyện người mẫu không mặc áo lót khi trình diễn thời trang đã hầu như trở thành thông lệ bình thường với một số nhà thiết kế và một số chương trình thường xuyên.
Thế nhưng ở Việt Nam chuyện đó lần này đã chạm đến ranh giới giữa thông lệ quốc tế và đạo đức.
Một vấn đề khác cũng được báo chí nêu ra là chuyện những buổi biểu diễn thời trang tại Việt Nam cần phải có giấy phép thì mới hợp lệ.
Vậy quí vị có ý kiến gì trong chuyện này ?
Thông lệ của các buổi diễn thời trang ở các nước mà quí vị có dịp xem có gì khác ?
Những người mẫu Việt Nam tham gia trình diễn không mặc áo lót có đáng bị lên án hay không ?
Hay quí vị có những câu hỏi nào khác nữa muốn đặt ra để mọi người cùng bàn luận ?
Xin mời gửi về diễn đàn Ban Việt Ngữ đài BBC, sử dụng Hộp tiện ích đặt ở góc phải màn hình này, viết bằng phông chữ Unicode.
————————————————————————————–
Nguyễn Tuấn Anh, Hà Nội
Không nên có cái nhìn quá gắt về vấn đề này. Mõi công việc đều có một đặc thù nhất định mà mỗi người khi tham gia đều phải chấp nhận và chúng ta nên coi đó là một sự hy sinh. Nếu chúng ta cứ khư khư giữ lấy những cái cũ thì hỏi sao có sự phát triển được. Việc người mẫu không mặc bra nên được coi là đặc thù công việc và đáng được tôn trong bởi vì việc đó là cần thiết để thể hiện ý đồ của nhà thiết kế. Điều cần thiết nhất là mọi nguời hãy học tập nâng cao trình độ và khả năng thẩm mỹ của mình để có thể cảm nhận được cái đẹp.
Chúng ta cũng không nên đổ lỗi cho văn hoá. Văn hoá không phải là bất biến mà luôn luôn vận đông và phát triển và chính chúng ta góp phần làm việc đó. Ngày xưa các thiếu nữ Việt Nam ! âu có mặc áo dài học mặc chiếc váy tứ thân xấu xí và chiếc khăn mỏ qua. Nếu bây giờ ai mặc như vậy thì các bạn nghĩ sao. Còn bây giờ tất cả mặc áo dài và coi đó là một biểu tượng của văn hoá dân tộc. Mặc dù theo tôi nó giống bộ áo váy mà các cô gái thời Thanh bên trung quốc hơn là chiếc váy tứ thân Cả thế giới đều tiến lên lẽ nào chúng ta đứng lại? Rất vui vì có thể trao đổi ý nghĩ với các bạn nhất là với các bạn trẻ như tôi.
Vô Danh
Người Việt của mình cái gì cũng nhất hết hay dở đều có trẻ em qua đây học rất giỏi. Mấy bà mấy ông sồn sồn qua đây thay vợ đổi chồng cũng nhất! Còn người mẫu học bậy cũng lẹ lắm bộ không thấy người Việt Nam ở quê nhà làm phim sex tùm lum trong phát ớn không còn tí nào thuần phong mỹ tục cã!
Huy Quốc, Việt Nam
Biểu diễn thời trang là một nhu cầu, một đòi hỏi tất yếu của quá trình phát triển công nghiệp dệt may và thiết kế mỹ thuật trong xã hội có đời sống cao, nó tạo ra một nghề mới mà chúng ta vẫn gọi chung là “Người mẫu”. Xã hội phương Tây cởi mở là thế nhưng đầu thế kỷ 20 cũng cấm đoán và khắt khe, cùng với sự tiến bộ của tri thức thì nhu cầu cũng phát triển theo phong phú và đa dạng, điều này dẫn đến sự xuất hiện các “giá trị” mới để đáp ứng. Phương Tây cũng đã từng có phản ứng khi áo tắm hai mảnh xuất hiện, và rồi theo thời gian người ta nhận thấy áo hai mảnh chẳng vi phạm đạo đức gì cả cho đến tận ngày hôm nay đa số mọi người đều công nhận: Được ngắm cái rốn đẹp cũng xứng đáng thật, như một lẽ tự nhiên cần phải có từ lâu rồi.
Sau khi chiếm được miền Nam thì CS đập phá xoá bỏ mọi thứ liên quan đến văn hoá “đồi trụy” phương Tây, dưới chế độ CS người dân VN có thị hiếu chiêm ngưỡng mỗi cái đẹp “ý chí” của Đảng. Nhưng bước vào thập kỷ 90 cùng trào lưu làn sóng kinh tế thị trường phương Tây “xâm lược” đất nước thì ông tổng biên tập báo Tiền phong đã dũng cảm chọc thủng bức tường “văn hoá thông tin” CS khi lần đầu tiên tổ chức thành công cuộc thi hoa hậu, bây giờ ít ai dám đặt lại câu hỏi thi hoa hậu có vi phạm đạo đức hay không, thậm chí có người còn cho rằng thi hoa hậu là sinh hoạt “văn hoá truyền thống” của dân tộc VN!.
Điển hình mới đây liên quan đến cái đẹp thân thể các cô và đạo đức phải kể đến cái chết của “nghệ sĩ nhiếp ảnh” Trọng Thanh, trong vụ án người ta không thể xác định nổi những bức ảnh do ông Thanh chụp phụ nữ khoả thân là nghệ thuật hay đồi trụy chỉ vì một nguyên nhân duy nhất: “thiếu cơ sở Luật”. Luật VN vừa thừa lại vừa thiếu, thừa những Luật vi phạm quyền con người và không khả thi, thiếu những Luật có cơ sở khoa học thực tiễn và nhân bản. Nhưng tiếc thay khi có những đóng góp sửa sai Luật một cách khoa học thì lãnh đạo Đảng bỏ ngoài tai để cố bám víu lối mòn bảo thủ duy ý chí: “phải quyết tâm chứ, quyết tâm sẽ làm được”!. Chính vì điều đó đã làm đảo lộn mọi giá trị của xã hội “giả giả thật thật, thật thật giả giả, giả thật, thật giả” đục nước béo cò, tốt xấu lẫn lộn không còn phân biệt được nữa tạo ra các định kiến hết sức tiêu cực, kết quả điều này dẫn đến cái gì chắc quý vị cũng có thể đoán ra.
Nếu phải xin giấy phép khi biểu diễn thời trang hoặc cấm hẳn biểu diễn thời trang mà chấm dứt được tệ nạn mại dâm, HIV và nạo phá thai thì tôi ủng hộ hoàn toàn. Tôi thực sự thấy buồn khi biết VN là một trong 3 nước tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới và trong đó có rất nhiều cô gái trẻ tuổi từ 15–20. Dựa theo thông tin BBC, dưới con mắt nhìn của riêng tôi thì biểu diễn thời trang ở mức độ như vậy là phù hợp thông lệ quốc tế và đạo đức, đó là một bộ môn nghệ thuật. Cùng một chất liệu có thể chế thành thuốc độc nhưng cũng có thể chế thành món ăn ngon và thuốc chữa bệnh, cùng là một người mẫu khoả thân khi đứng trong xưởng hội hoạ hay trên sàn diễn thời trang sẽ có tư cách và được nhìn nhận khác đi khi đứng trong vũ trường (night club). Tôi cho rằng trong nghệ thuật nói chung và biểu diễn thời trang nói riêng thì ranh giới đạo đức chính là sự thể hiện giới hạn trình độ phân biệt “bối cảnh diễn tả” và “mục đích cơ bản hướng tới” của tác phẩm.
Trong quá trình hội nhập với thế giới thì truyền thống văn hoá, phong tục tập quán chỉ còn giữ lại những nét đặc sắc và mang tính biểu tượng là chính khi phải liên tục thay đổi để đón nhận cái hay cái đẹp của nhân loại, trên các sàn diễn thời trang phương Tây không ít lần tôi nhìn thấy các siêu người mẫu biểu diễn trang phục Á đông, vậy tại sao chúng ta lại dị ứng cái hay cái đẹp của họ? Mỗi lần các cô gái Tây trình diễn trang phục Ả rập quấn vải rộng thùng thình kín mít từ đầu đến chân thì tôi lại thán phục họ có con mắt nghệ thuật trừu tượng cao đấy nhỉ, còn tôi thì chịu đấy chẳng cảm xúc gì cả!.
Sử Việt, Hà Nội
Tôi không muốn đề cập tới vấn đề chấp nhận hay phê phán show trình diễn có người mẫu không mặc áo lót, vì cái đó nó tùy thuộc vào quan điểm của mỗi con người. Những người quan điểm quốc tế hoá thì cho đó là phù hợp với xu thế chung, người theo quan điểm truyền thống thì cho rằng không phù hợp với thuần phong, mỹ tục … Tôi chỉ muốn nói tới khía cạnh lô-gíc của vấn đề.
Người ta có thể phê phán một số Người mẫu tham gia vào VCD Tuyển chọn nghệ sĩ, Biển nhớ , rồi rất rất nhiều các ca sĩ người mẫu bị “dính” với Báo chí. Nhưng những vụ như Kansai tổ chức “Siêu trình diễn” tại Công Viên Lê Nin, vụ tổ chức thi người đẹp tại Văn Miếu, vụ Âm vang Sông Hồng … thì chẳng thấy báo nào lên tiếng. Nhân đây tôi cũng giải thích, Kansai đã tổ chức “Siêu trình diễn” ở Quảng trường đỏ và sau đó là Công viên Lê Nin, ngụ ý của ông ta là gì thì các bạn tự hiểu. Có người nói Siêu trình diễn của Kansai là Siêu lừa đảo. Một vụ làm nhục Quốc thể như vậy làm không báo nào dám lên tiếng không ai phải chịu trách nhiệm, còn dăm ba cái vụ của mấy cô chỉ biết ngoáy mông thì làm như sắp đổ nền đạo đức đến nơi. Hóa ra báo chí Việt Nam có thói quen mềm nắn rắn buông mà đã mềm nắn tới luôn.
Nguyễn Minh, tp.HCM
Ái chà, nếu các cô người mẫu khi biểu diển thời trang đều phải xài phụ tùng thì vợ tôi cũng làm người mẫu được. Tại vì Bả chê lương người mẫu bèo quá thôi. Nói vậy chớ, người đẹp phải không xài đồ rỏm để che mắt thiên hạ và phải tập thể dục và kiêng ăn thật nhiều mới gọi là người đẹp được. Quí vị bày đặt sạo cái gọi là văn hóa VN phải mặc cái này hay có cái kia, vậy đi về thôn quê VN nhất là miền Bắc mấy bà già để lòng thòng là văn hóa VN hả. Lo làm cho dân giàu trước đã. Bày đặt cấm này cấm nọ chỉ để làm tiền thôi.
Nguyễn Việt
Tôi thấy ở Mỹ khi mùa hè, mấy đứa con gái ra ngoài có bao giờ mặc áo lót đâu! Ở Châu Âu còn quá hơn nữa, phải không???. Trước thì biểu diễn trên sân khấu, nếu được bắt mắt thì sẽ ra ngoài đường. Nhưng có bao nhiêu thời trang trên sân khấu mà được ra ngoài đường??? Hãy để thời gian và thị hiếu đánh giá. Nhưng còn cái kiểu trình diễn lộ nguyên cái thì chắc Việt Nam mình đi trước người ta.
Nguyễn Hữu Quý, SG
Tôi thực sự không thấy “rạo rực” khi xem những chương trình biểu diển thời trang của những người mẫu không mặc áo lót. Người đàn ông bên cạnh tôi có vẻ chăm chú hơn khi xem đến các đoạn này. Thật chán ngán khi các nhà “văn hóa Việt Nam” chỉ biết nghe theo những lời “xàm tấu” để rồi không phân biệt được cái Mỹ và cái Tục. Ý tôi muốn nói là cùng 2 bộ ngực của phụ nữ, có bộ ĐẸP và có bộ TỤC. Tôi cho rằng các chương trình biểu diễn của người mẫu không mặc áo lót hiện nay – dù chưa phải là đặc sắc hoặc có giá trị cao như các chương trình khác – nhưng nó hay hơn nhiều các vở diễn nghèo nàn, sự quảng cáo “thô thiển”, những bài diễn văn được vỗ tay bởi chính người đọc hay lời lẽ khoe khoang của những con ếch! Có lẽ 3 năm nữa thôi người ta sẽ không lấy các “cổ xưa” để đem công kích, bài bác cái hiện đại.
Nguyễn Minh, Hà Nội
Có diễn viên đóng cảnh nude trên phim thì người mẫu không mặc áo lót có sao đâu. Phóng uế, vứt rác ra đường có sao đâu, giữa ban ngày mà mọi người vẫn làm ngơ thì người mẫu không mặc áo lót có ảnh hưởng gì đâu. Suy cho cùng họ cũng đang hy sinh và cống hiến cho ngành thời trang còn non trẻ của VN.
Nhà báo nào thích chịu khó ra Hồ Tây chiều thứ bảy xem phụ nữ mặc gì? Vào các quán bar cũng vậy. Thế kỷ 21 rồi mặc gì là quyền tự do cá nhân. Trong nghệ thuật cũng vậy, những người phụ nữ làm mẫu khỏa thân đều sỉ nhục phụ nữ VN hay sao?
Ghét phản động, Sóc Trăng
Ông Đào Tùng ăn cơm Mỹ nhiều hơn cơm Việt Nam nên ông không hiểu thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.
Khỏi nói
Khỏi bình luận , chuyện này là chuyện bình thường. Lên sân khấu đêm 2/5/2004 truyền hình trực tiếp ở Mỏ Cày Bến Tre, vũ lòi quần lót nữa kìa. Và còn hơn thế nữa.
Đào Tùng, Carson, CA, USA
Sau năm 75, tôi đã được hưởng 10 năm cải tạo tại miền Bắc. Những gì mà chế độ CS nhồi nhét cho chúng tôi về tính ưu việt của chủ nghĩa CS và những xấu xa, thối nát của đế quốc Mỹ, ngụy quyền miền Nam trong đó có vấn đề đạo đức (chắc là đạo đức cách mạng) chứ không phải con người. Vì thế, con cháu của Bác phải đi theo thôi. Cách đây 29 năm cái gì ở miền Nam cũng xấu xa, tội lỗi hết. Ngay cả đầu cây ngọn cỏ cũng có tội kia mà?!? Thế nhưng bây giờ thì…quá cỡ. Không còn chỗ nào để phê bình nữa.
Chỉ tiếc là những khẩu hiệu như “đảng CS VN quang vinh, muôn năm” hoặc “tiến nhanh, tiến mạnh lên CNXH” treo trứơc các trụ sở UBND, CA phường”trông sẽ rất khôi hài tếu tếu làm sao ấy?!? Tốt hơn hết là dẹp hết những thứ ấy đi, ngay cả cách phát biểu của các cán bộ từ trên xuống dưới và cả trong các ngành truyền thông báo chí nữa. Chỉ nên nghe họ nói với ngôn ngữ bình thường khi đi nhậu hoặc nơi chỗ riêng tư. Tại sao lại phải dối mình dối người như vậy và sẽ còn tiếp tục đến bao giờ?
Nhật Quốc, Nagoya, Nhật
Theo tôi chính phủ Việt Nam cần có sự chấn chỉnh với công ty biểu diễn thời trang và nhà tạo mẫu khi họ đưa ra những hình ảnh phản văn hoá. Dù mỗi nước có quy định khác nhau nhưng các hoạt động biểu diễn phải tuân theo chuẩn mực văn hoá của nước sở tại, nhất là Việt nam ta có truyền thống thuần phong mỹ tục. Quý vị tại Mỹ chắc cũng biết cách đây không lâu, cô Janet Jackson, một ca sĩ khá nổi tiếng cũng đã bị loại khỏi lễ trao giải Grammys vì để tuột lộ ngực trần trong khoảng khắc ngắn trên sân khấu? Cuối cùng, thưa những quý vị đồng tình chuyện hở hang này, tôi rất tò mò không hiểu quý vị có thay đổi ý kiến không nếu người hở hang đó là con gái của các quý vị? Hay quý vị chỉ cho phép con người khác được hở ngực thôi? Nếu vậy thì thật không công bằng!
Phạm Quốc Trọng, Marseille, France
Chuyện người mẫu không mặc áo lót ở Việt Nam không nên cấm, nhưng phải có quy định cụ thể với nhà tạo mẫu: đối tượng khách dự phải trên 18 tuổi, truyền hình phát hình ngoài 24h đêm, báo chí không được đăng hình. Bộ VHTT chỉ nên quy định, trao trách nhiệm như vậy, không nên”phát triển”giấy phép. Lương cán bộ quá thấp, phát triển thêm hối lộ mà thôi.
Vô Danh
Theo thời thế “kinh tế thị trường”, khi sáng tạo hoặc sản xuất, người ta đều nghĩ đến thị hiếu của thị trường quốc tế. Nếu Việt Nam vào WTO người Việt Nam sẽ có nhiều chuyện trố mắt, không riêng gì chuyện nhỏ bé này. Tất cả không nên coi trọng vấn đề. Văn hóa của Việt Nam từ thời Bảo Đại cho đến nay đã thay đổi rất nhiều qua thực tế. Vậy tại sao chúng ta lại không dám thẳng thắn chấp nhận thực tế, cứ áo gấm đi mưa.
Susan Ly, Hongkong
That’s ok, everybody have their freedom.
Nguyễn Văn Nguyên, Long Xuyên
Theo tôi vấn đề nào cũng vậy đều phải có mức độ của nó, điều gì quá trớn cũng trở thành lố bịch, biểu diển thời trang cũng vậy đâu cần phài phơi bầy một cách trắng trợn và lố bịch đến tồi bại như vậy, tại sao chỉ cần thêm một chiếc áo lót thật nhỏ, thật mảnh thôi nghệ thuật sẻ được lột tả đến tận cùng vẻ đẹp thực thụ và trong sáng.
Không Tên
Trình diễn thời trang mới mà bên trong không mặc áo lót ? Đâu có sao, nhà nghèo, nhiều khi đồ lót giặt chưa khô tôi cũng làm như vậy. Thế nhưng qua tấm hình của diễn đàn này này tôi thấy người mẫu đã không mặc áo lót mà còn banh áo ngoài ra nữa, trên sân khấu hay trên miền thượng du thì tôi không có ý kiến, nhưng ra đường phố, vào các cửa hàng mà ăn mặc nghênh ngang như vậy thì chắc là không phải dân lịch sự.
Phạm Tuấn, Canada
Ðôi lúc ở Canada xem show thời trang qua TV, tôi vẫn thường thấy những người mẫu mặc những bộ quần áo rất là quái dị, gần như là không thực tế vì không thể mặc đi ra ngoài đường nếu không muốn bị người khác cho là … người bất bình thường. Nhưng tôi không hiểu tại sao những nhà tạo mẫu lại vẽ ra những bộ quần áo như vậy: chỉ để là biểu diễn … một lần coi chơi cho biết, chứ không thể nào sản xuất để bán trên thị trường được… vì sẽ chẳng có ai … dám mua. Như vậy thì làm show fahion ngay chính cả ở Canada này vẫn là điều không thực tiễn … thì bây gìờ ở VN mấy show mà cố tình “khoe của” như thế với “mục đích” gì ? vì người con gái VN nào “dám” mặc những bộ đồ như thế để ra ngoài đường … ngoại trừ giới đi khuya về tối? Đó là điều đáng nên xem xét lại. Đâu phải người ta có, mà bắt buộc mình cũng phải … có đâu.
Hồng Vinh, tp.HCM
Theo tôi chẳng có vấn đề gì phải phê phán cả. Cuộc trình diễn thời trang như trên cũng giống như là cuộc triển lãm nghệ thuật tranh, ảnh … bình thường Đó là những ý tưởng do quá trình lao động sáng tạo của nhà thiết kế nhằm tôn vinh vẻ đẹp của tạo hóa, hình thể con người. Mà đã làm nghệ thuật thì không bao giờ có sự gò bó trong một khuôn khổ nào cả.
Độc Giả, Austin, USA
Tôi thấy việc các cô người mẫu “chuyên nghiệp” có phơi trần 100% bộ ngực cũng là điều dễ hiểu đối với các cô, với các nhà thiết kế muốn nổi tiếng, với các công ty thời trang, may mặc, với các bầu show và đặc biệt nhất là đối với công chúng. Tôi cho rằng chúng ta có định nghĩa lại được “người mẫu” là gì để thấy rằng việc đưa ra hai chữ “đạo đức” nghề nghiệp đối với các cô là một sự ngớ ngẩn. Nếu như một xã hội đã chấp nhận có “người mẫu” thì không lý do gì hủy đi “tính người mẫu” của nó một cách vô lý như vậy. Ðiều quan trọng là bộ văn hóa thông tin phải có kế hoạch giới hạn khán giả và quy định nghiêm ngặt về mặt pháp lý đối với các bầu show hay các nhà tổ chức.
Ðối với các các show biểu diễn thời trang có kế’t hợp với “exposed” thì đối tượng khán giả vào xem bắt buộc phải trên 18 tuổi hay hơn thế, các li-ve show trên truyền hình nếu có phải trình chiếu sau 2 hay 3 giờ khuya. Thiết nghĩ Bộ Giáo Dục và Ðào Tạo cùng các bậc phụ huynh học sinh cũng cần phải nhúng tay vào các hoạt động biễu diền thời trang không “giới hạn” này (bằng cách phát đơn kiện và đòi bồi thường thật nặng các nhà tổ chức tràn lan này…) Chuyện người mẫu “exposed” chỉ có tác hại với các em học sinh chứ không ảnh hưởng quá đáng gì đến xã hội còn lại.
Riêng các quý bà mà không muốn cho chồng mình “chiêm ngưỡng” các cô người mẫu “exposed” này thì các đức ông chồng cũng thật khó mà có cơ hội để “freshen” đầu óc lắm (!)… Thực chất của vấn đề biểu diễn thời trang (có exposed) là nhằm mục đích tạo ấn tượng, tiếng vang hay duy trì thương hiệu của hãng may mặc, các nhà thiết kế để người tiêu dùng đừng quên thương hiệu của họ chứ không hẳn thuần túy là quãng bá các fashion mới đến với người tiêu dùng -Ðây chính là yếu tố quan trọng để “exposed fashion show ” có cơ hội phát triễn. Về mặt xã hội những gì càng đả kích và ngăn cấm thì nó càng phát triễn theo chiều hướng tồi tệ hơn.Tại sao không để cho nó tồn tại và cho nó “cơ hội ” trong sự kiểm soát chặt chẽ bằng LUẬT chứ ???
Tống Lan, Munick, Germany
Qua tin người mẫu không mặc áo lót, tôi rất đồng ý với ý kiến của Thái – Tây Ninh. Nhiều người trong đầu còn quá cổ hủ đi, thời đại này còn “đi dép cao su chạy xe Thống Nhất” hay sao ? Nghệ thuật và cuộc sống thực tế phải hòa hợp với nhau.
Dương Vĩnh Hiền, USA
Đại đa số ý kiến các bạn giống như người CSVN thời bao cấp vậy. Cái gì cũng cấm vì nó mới và khác lạ. Nếu các bạn không thích họ thì không phải bỏ tiền ra xem. Chỉ thế thôi. Họ có bắt các bạn xem đâu ? Tại sao lại phải cấm họ khi họ không giết người hay bỏ tù ai. Nếu mọi người không mua dịch vụ của họ thì họ sẽ không làm nữa. Kinh tế thị trường mà. Tại sao các bạn không đòi chính quyền Việt Nam tiêu diệt tất cả mọi hoạt động đĩ điếm trá hình như bia ôm, karaoke. Những người như các bạn mà nắm quyền sẽ là những kẻ độc tài vì tự cho cái gì mình làm cũng đúng, người làm khác mình là có tội.
Bùi Thu, Sacramento, USA
Tôi là nguòi Việt vì vận nuớc mà phải tha phuong, nhưng tấm lòng thì cứ mãi hướng về những nguòi mẹ, ngưòi chị, nguòi em…với cả sụ trân quí.
“Hỡi nầy cô gái Việt Nam ơi!
Nếu chữ hy sinh có ở đời,
Tôi sẽ nạm vàng muôn khổ nhọc,
Cho lòng cô gái Việt Nam vui”
(Hồ Dzếnh).
Tôi từng đau lòng, hổ nhục với những tin tức không hay về thân phận của người phụ nữ VN trong thời gian gần đây. Tôi càng thật sự chả thấy đẹp, thấy vui gì về “hình ảnh thời trang không áo lót”. Xin quí vị đùng cho tôi là người đạo đức giả. Cũng xin quí vị đừng lo người Việt ở hải ngoại mất gốc, mà nên quan tâm đến những con người mất gốc và làm nhục quốc thể ngay trong quốc nội. Ai là người chịu trách về sự làm hạ nhân phẩm một cách đáng thương nầy?!
Nhữ Văn Úy, Colmar, Pháp
Quan niệm về Trình diễn thời trang (TDTT) phải có giấy phép là một quan niệm… nằm trong óc của bọn tham nhũng vì xử dụng “giấy phép” như một cái “bùa” để kiếm tiền. Nhưng “bùa giấy phép” không “linh” bằng “bùa Đô la”. Bà con nhìn coi, TT THUY NGA về SG tổ chức TDTT “Sex” mà đâu có cần xin phép.
Bùi Trân, new Orleans, USA
Tôi là phụ nữ nên khi nhìn vào những người mẫu như vậy tôi cảm thấy rất xấu hổ. Tôi cho rằng mốt, mẫu quần áo cũng chẳng ngoài mục đích làm cho con người ta đẹp hơn. Mà cái đẹp phải là cái hòa. Nếu mà trên đà này thì chắc các cô người mẫu Việt Nam còn cởi quần ra đi trên phố có ngày.
Vô Danh
Tôi thú thật là một người có thị hiếu không lành mạnh, tuy nhiên tôi cũng nghĩ sự khai thác thị hiếu quá lộ liễu về thời trang không phù hợp với thời trang và bản chất dân tộc Việt Nam. Tại VN, điều tôi muốn nói là đúng như ý kiến bạn Thái ở Tây Ninh, là báo chí không nên vẽ đường cho hươu chạy. Đọc báo VN tôi thấy những chuyện về đĩ điếm, cà phê “ôm”, hới tóc “ôm”, tắm “ôm”, đủ thứ phim ảnh… “ôm” nội ngoại, được viết ra rất chi tiết từ địa điểm, nơi xuất phát, giá cả, thuê mướn mắc rẻ ..vv. Chưa kể phóng viên còn theo chân ai đó đi sâu đi sát, tiếp xúc vào đủ mọi chi tiết, bài bản khuôn mẫu rất lớp lang, ngay cả những vụ bị hiếp dâm thế nào cũng được kể ra khiến tôi không khỏi thắc mắc là họ bài trừ tệ đoan hay khai thác tệ đoan, để gợi trí tò mò, câu độc giả ? Xã hội nào mà không có tệ trạng, nhưng một số báo chí VN đã góp phần “quậy” cho bức tranh xã hội thêm dâm loạn.
Hồ Trần, Los, USA
Ở phương Tây, chuyện người mẫu thời trang không mặt áo lót trong các buổi trình diễn là chuyện khá bình thường, nhưng tôi chưa từng thấy ai trình diễn kiểu áo để lộ cả đầu ngực ra ngoài như cô này. Theo tôi, đó chính là giới hạn giữa nghệ thuật & sự thô tục, giữ thời trang & sự khiêu dục… Và đó là điều không thể chấp nhận được dù bạn ở phương nào, Tây hay Đông.
Hùng Lân, Dallas, USA
Chuyện trình diễn thời trang của quốc tế mà người phụ nữ không mặc đồ lót là chuyện bình thường. Chúng ta không nên bàn tới làm gì. Nhưng chuyện trình diễn thời trang ở Việt Nam là Việt Nam. Nó phải phù hợp với trình độ văn hóa của người Việt Nam. Như vậy mới gọi là Việt Nam, và không lai căng. Chụng ta đừng nên bắt chước theo các lối sống Tây phương mà quên đi rằng Việt Nam có một nền văn hóa độc đáo riêng của nó.
La Thuyết, Houston, USA
Đã là biểu diễn thời trang thì phải chấp nhận. Đó là tiêu chuẩn của quốc tế. Nếu quí vị vừa muốn tham gia vừa muốn giữ phong tục tập quán thì xin lỗi quí vị đừng tham gia thì hơn. Tôi nghĩ tất cả quí vị không hiểu cái fashion show là gì. Điều quan trọng hơn hết là cá tính con người. ăn mặc đàng hoàng, ăn nói đạo đức mà đi làm toàn chuyện mất đạo đức, điều đó mới nên nói.
Trần Văn, tp.HCM
Tôi thật sự không tán đồng với cách diễn thời trang như vậy ở Việt Nam. Thời trang để tôn lên vẻ đẹp của con người và phù hợp với truyền thống văn hóa của mỗi quốc gia. Nếu mặc như thế mà gọi là thời trang thì loạn hết còn gì. Bạn nghĩ sao nếu ra đường thấy toàn phụ nữ bận đồ như thế ? Chỉ là kích thích tính chất thú của mỗi người đàn ông. Chả làm tốt đẹp gì hơn cho đời, mà có khi lại làm xấu hơn, nhiều tệ nạn hơn, nhiều vụ hiếp dâm hơn.
Thời gian thế kia chẳng khác gì lú mọi rợ, chỉ hơn ở chỗ là dùng vật liệu tốt hơn, mướn người đẹp hơn để mặc thôi. Chả có gì hay trong các kiểu thời trang đó cả. Những người mà nói như thế là thời trang, là mốt, thì tôi khuyên họ thôi thì tiến lên một bước nữa khỏi bận quần áo chi cho mệt. Còn nữa, BBC đưa thông tin không chính xác. Đâu phải báo Việt Nam đưa tin chỉ vì không bận đồ lót, mà vì những đồ đó quá ư là thô tục, bận gì mà trong thấy rõ cả hết ngực, chả ra thể thống gì…
… Tôi nghĩ cũng có những người tạo mẫu làm ra các mẫu mã đẹp, hấp dẫn, mà không cần khai thác tính chất “khoe hàng” của phái nữ. Cuối cùng, việc ăn bận như thế là không chấp nhận được ở Việt Nam và ngay cả bên Mỹ, tôi được biết là bạn có thể khoe tràn ra nhưng phải che đậy hai núm vú lại. Còn đối với các cô người mẫu này thì tôi nghĩ không cho hoạt động gì hết ráo. Còn tổ chức người mẫu gì đó phải xem xét lại, và nên đặt dưới sự giám sát, quản lý của các cơ quan chức năng thông qua quần chúng. Riêng về phần tôi nếu có thẩm quyền tôi sẽ dẹp tất các hình thức biểu diễn sex trá hình này.
Nguyễn Đặng, USA
Nếu mẫu thời trang được thiết kế không đi chung với áo lót thì không mặc áo lót. Nếu được thiết kế chung thì phải mặc, vì là ý của nhà thiết kế. Tuy nhiên, tôi nghĩ chưa tới lúc các cô gái VN theo mốt không áo lót. Trừ phi muốn làm một cái gì ngược đời. Còn các cô người mẫu, dĩ nhiên phải thể hiện ý đồ của người thiết kế. Lên án các cô liệu có đúng không?
Phan Huy, San Jose, USA
Mỗi dân tộc, có mỗi văn hoá khác nhau. Chúng ta không nên bắt chước một cách lố bịch, trơ trẽn như thế. Chúng ta nên tự hỏi, tại sao ngưòi Ấn Độ, người Do Thái, ngưòi Iran, không có chuyện hở hang này! Ngưòi VN mình có cái lạ là hay bắt chuớc những chuyện xấu của xứ người, mà chẳng bao giờ bắt chước chuyện tốt cả! Dân Tây Phưong da trắng, mũi cao, mắt xanh, làm gì trông cũng được. Còn VN ta nếu bắt chước, thì sẽ trông rất khó coi! Có nhiều khi càng kín, lại càng hấp dẫn hơn! Còn biểu diễn thời trang bắt buộc có giấy phép để có dịp mấy ông “kẹ” hối lộ chứ!
Thái, Tây Ninh
Đối với xã hội văn minh và trào lưu tiến hóa bây giờ, thì chuyện có mặc áo lót hay không không quan trọng, mà quan trọng là do cái TÂM của con người. Mình chiêm ngưỡng cái đẹp, tôn vinh nét đẹp của tạo hóa. Chỉ những người có lòng tà dục, thì nhìn cái gì cũng nghĩ bậy và cho là xấu. Đối với chuyện cán bộ cao cấp mua dâm trẻ vị thành niên, sao không đánh mạnh vào đó, lên án đạo đức cán bộ bị băng hoại, kêu gọi xử lý nhanh chóng làm rõ trắng đen, đừng để chìm xuồng. Đó mới là chuyện quan trọng đáng làm, đáng để lên án nhằm xây dựng đạo đức con người và xã hội.
Còn chuyện biểu diễn thời trang, chỉ nên xem là một nét “thẩm mỹ của nghệ thuật”, đừng đặt nặng vấn đề, có thể bị xem là “ĐẠO ĐỨC GIẢ”. Đôi khi lại phản tác dụng thành vẽ đường cho hưu chạy (vô tình gợi sự tò mò, tìm hiểu cho mọi người nhất là giới trẻ). Hãy mượn lời của ĐỨC PHẬT :”Không không có có, có có không không, không có, có không”, để mà ổn định lòng TÀ DÂM. Xin mạn phép lạm bàn.
Nguyễn Huy Quang, tp.HCM
Theo tôi, áo lót sẽ làm tôn vinh thêm bộ ngực của người phụ nữ, nhưng cũng làm người ta dị nghị. Không mặc áo lót sẽ kích thích những người xem với bầu vú lúc ẩn lúc hiện, sẽ làm tăng sự hấp dẫn. Nhưng đồng thời nó cũng gây phản cảm cho người xem, người ta sẽ coi thường người mẫu đó, coi họ là những call girl. Tôi thấy rằng không có gì gây sự chú ý, kích thích trí tưởng tượng bằng sự ăn mặc nửa kín nửa hở. Nhưng với những người lớn tuổi thì họ không bao giờ chấp nhận.
Cao, Canada
Biễu diển thời trang chứ không phải là biểu diễn thân thể. Áo lót (bra) làm tăng thêm vẻ đẹp của thời trang nhưng ai cũng thích vẻ đẹp của thân thể bên dưới thời trang.
Phạm Hoàng, Kent, USA
I have a good feeling about that.
Qui Thành, Đức
Thực sự mà nói, nếu người mẫu không mặc áo lót khi trình diễn thời trang thì nhiều người xem lắm, nhưng lại lên án và đòi hỏi cần phải có giấy phép. Theo tôi, thế kỷ 21 rồi, nhu cầu đời sống con người càng tiến bộ, văn minh trên mọi lãnh vực. Điều quan trọng là truyền thống văn hóa VN vẫn còn giữ bản sắc dân tộc trong tim trong lòng người Việt. Từ những áo dài kín đáo, có lúc cũng tạo mẫu thay đổi hẳn. Chuyện người mẫu trình diễn hấp dẫn theo thời trang là không có làm tổn hại đến đạo đức, phẩm giá con người, mà làm tô điểm thêm nếp sống lành mạnh trong một xã hội có loài hoa đẹp.
Hoàng Quế, KS, USA
Phụ nữ VN vốn có truyền thống kín đáo. Tuy nhiên thời đại ngày nay đa phần chạy theo mốt của Tây Phương. Thiết nghĩ Tây Phương cũng có nhiều điều hay để học. Thế nhưng để giữ mãi truyền thống thì phụ nữ Việt không nên bắt chước quá đà sẽ làm băng hoại đến giá trị đạo đức.
Phước, San Jose, USA
Không biết con mắt của những người Việt Nam bây giờ nhìn mấy cô ăn mặc hở hang nên thích thú hay nên chua xót ? Tôi có cảm giác họ không còn là người Việt nữa.