BẠN ĐÃ BIẾT CÁCH NẤU BÚN MẮM MIỀN TAY NGON TUYỆT

5/5 – (3 bình chọn)

Bún mắm Miền Tây là đặc sản của con người miền sông nước thật thà, chất phát này. Món ăn được chế biến từ mắm cá linh và mắm cá sặc. Hương vị đậm đà, thơm ngon của món bún này làm cho bao đứa con xa quê không bao giờ quên. Được ăn cùng với các loại rau rừng càng làm tăng thêm độ thơm ngon, lạ miệng cho lần đầu thưởng thức. Hãy cùng Nước Mắm Tĩn học cách nấu bún mắm Miền Tây với công thức đơn giản dưới đây. 

Bún mắm Miền Tây là đặc sản của con người miền sông nước thật thà

Nguyên liệu cần có để nấu bún mắm Miền Tây

Nguyên liệu cần có để nấu bún mắm Miền Tây

  • Mắm cá linh: 300gr

  • Tôm sú: 400g

  • Mực: 300g

  • Thịt heo quay: 300gr

  • Chả cá thác lác: 300gr

  • Cá diêu hồng: 1 con

  • Ớt sừng lớn: 6 trái

  • Cà tím: 1-2 trái tùy kích cỡ.

  • Thơm (dứa): ½ trái

  • Bún tươi: 1 ký

  • Sả: 3-4 cây

  • Hành tím, tỏi, ớt, hành lá

  • Gia vị: Nước mắm truyền thống , dầu ăn, muối, tiêu xay, hạt nêm, đường, bột ngọt,…

  • Rau ăn kèm: bông súng, hoa chuối, rau đắng, giá, hẹ, rau muống bào,…

 

Bạn có thể quan tâm: Nước mắm chay thơm ngon hấp dẫn làm từ nấm Nhật Bản Nguyên chất – Đáng để thử

 

Nguyên liệu cần có để nấu bún mắm Miền Tây

Các bước nấu bún mắm miền Tây

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Nấu bún mắm miền tây với hương vị độc lạ

Thơm sau khi mua về gọt vỏ, loại bỏ phần mắt thơm, rửa sạch với nước. Để ráo rồi cắt thành từng khúc vừa ăn.

Cà tím mua về cắt bỏ đi phần cuốn, rửa sạch với nước rồi cắt khúc vừa ăn, không nên cắt quá mỏng để hạn chế bị chín rục.

Cá diêu hồng mua về bạn có thể nhờ người bán làm sẵn hoặc tự làm sạch cá bằng cách loại bỏ đi phần ruột cá, đánh vảy, cắt bỏ vây và mang cá. Rửa sạch lại cá bằng nước muối loãng, để ráo nước.

Tiếp đến bạn cắt cá thành 3 khúc, dùng dao lọc bỏ đi phần xương cá, rửa sạch lại với nước. Nấu bún mắm thường chỉ dùng phần thân và đuôi, nếu thích thì bạn có thể dùng phần đầu để nấu nước dùng cho ngọt.

Nấu bún mắm miền tây với hương vị độc lạ

Mực sau khi mua về rửa sạch với nước, loại bỏ đi phần túi mực, mắt và răng và ruột mực. Rửa sạch lại với nước, để ráo.

Tôm sú chỉ cần rửa sạch với nước và để ráo là được.

Sả lặt bỏ bớt phần lá bên ngoài, cắt bỏ phần lá bên trên và rễ bên dưới, rửa sạch với nước rồi chia làm 2 phần. Một phần mang đi đập dập để nấu mắm cá, một phần đem đi băm nhuyễn.

Nấu bún mắm miền tây với hương vị độc lạ

Tiếp đến với hành lá thì bạn tiến hành loại bỏ bớt phần lá vàng, úa và rể. Rửa sạch lại với nước, cắt nhỏ. Làm tương tự với hành tím, bạn cũng loại bỏ đi phần vỏ ngoài, rửa sạch rồi mang đi băm nhuyễn.

Ớt sừng rửa sạch, dùng dao rạch một đường thẳng từ trên đỉnh đầu xuống đến phần cuống. Dùng dao nhẹ nhàng tách bỏ đi phần hạt bên trong. Rửa sạch lại một lần nữa với nước rồi để ráo.

Xem thêm các công thức nấu ăn ngon cho bữa ăn gia đình: https://nuocmamtin.com/tin-tuc/cau-chuyen-nghe-mam/

Bước 2: Nấu mắm cá 

Bắc một cái nồi lên bếp, đổ vào nồi khoảng 500ml nước lọc, cho tiếp 300g mắm cá linh đã chuẩn bị từ trước vào. Muốn mắm cá thơm hơn bạn cho thêm vào nồi vài củ hành tím và ít sả đập dập.

Bật bếp nấu khoảng 15 phút có phần cá rục ra, dùng muỗng dằm cho phần thịt cá nát ra. Sau đó dùng rây lọc bỏ đi phần xương cá và cặn.

Bước 3: Làm chả cá ớt

Chả cá sau khi mua về cho ra một cái bát lớn, nêm vào bát 1 muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng đường, ⅓ muỗng bột ngọt, ½ muỗng tiêu, cuối cùng là 1 muỗng dầu ăn. 

Làm bún mắm miền tây với nhiều nguyên liệu tươi ngon

Dùng bao tay trộn và nhào cho phần chả cá thấm đều gia vị, khi cảm thấy đều rồi thì cho hành lá và 1/2 muỗng nước mắm vào bát và trộn thêm một lần nữa. Lưu ý, bạn nhào càng nhiều thì chả cá khi nấu lên sẽ càng dẻo và ngon hơn. 

Chả cá sau khi ướp gia vị xong thì đem đi nhồi vào bên trong ruột ớt. Nhồi lần lượt cho đến khi hết số ớt đã chuẩn bị sẵn.

Bắt chảo lên bếp, cho vào chảo một lượng dầu ăn vừa đủ, đợi dầu nóng thì cho chả ớt vào chiên, chiên với lửa nhỏ cho đến khi cả 2 mặt ớt chín vàng đều thì gắp ra để ráo dầu.

Bước 4: Luộc hải sản

Cho lên bếp một nồi nước nhỏ, cho vào mồi một ít muối và bột ngọt, đun sôi thì cho mực vào luộc sơ thì vớt ra. Lưu ý, không nên luộc mực quá chín làm mực mất đi vị ngọt tự nhiên. 

Tiếp đến cho phần tôm đã sơ chế vào nồi luộc chín khoảng 5 phút thì tắt bếp vớt ra, để ráo nước.

Cuối cùng, bạn cho phần cá diêu hồng đã phi lê vào luộc sơ khoảng 4 phút thì tắt bếp, vớt ra để ráo nước. Không nên luộc cá quá chín để hạn chế bị bể nát, mất đi vị ngọt tự nhiên của cá.

Bước 5: Nấu nước dùng

Bắt lên bếp một cái nồi lớn cho vào nồi một lượng dầu ăn vừa đủ, đun nóng dầu ăn thì cho sả, ớt, hành tím, và tỏi băm vào phi thơm. Tiếp đến cho phần nước mắm đã lọc và 1.5 lít nước vào nồi cùng với phần thơm đã cắt khúc, đun sôi. 

Nước bắt đầu sôi lại, nêm vào nồi 1 muỗng canh đường, ½ muỗng bột ngọt, 1 muỗng canh hạt nêm. Dùng muỗng khuấy đều cho đến khi gia vị tan hết thì cho cà tím và hải sản đã luộc sơ vào nồi. Đun sôi thêm khoảng 10 phút, nêm nếm lại lần nữa cho vừa ăn thì tắt bếp.

Thành phẩm món bún mắm miền Tây

Hoàn thành một nồi bún măm Miền Tây đúng chuẩn hương vị thơm ngon hấp dẫn

Bún mắm với hương vị thơm ngon, đậm đà không hổ danh là món đặc sản mà ai đặt chân đến với miền Tây đều muốn nếm thử qua. Ăn kèm cùng bún mắm là một rổ rau lớn với nhiều loại rau mà bạn không thể tìm thấy ở đất Sài Gòn này. Tô bún mắm với đầy đủ bún, rau, hải sản, chả ớt, thịt sẽ đánh thức tất cả các giác quan của bạn. 

Bạn có thể quan tâm: https://langchaixua.com/du-lich-mui-ne/check-in-8-diem-tham-quan-mui-ne/

Những lưu ý cần biết để có một nồi bún mắm Miền Tây thơm ngon đúng điệu

 

Những lưu ý cần biết để có một nồi bún mắm Miền Tây thơm ngon đúng điệu 

Để cách làm bún mắm ngon đúng điệu thì khâu nấu mắm bạn cần chú ý không cho quá nhiều nước, chỉ nên cho một lượng nước vừa đủ để nấu. Như vậy, mắm sau khi lọc sẽ đậm đà, chuẩn vị hơn và không bị quá loãng. 

Một số loại mắm mà bạn có thể dùng để nấu bún mắm: mắm cá linh, mắm cá sặc,… Tùy vào khẩu vị và khả năng mua mà bạn có thể chọn loại mắm cá mà mình thích.

Rau ăn kèm cũng là một trong những yếu tố lớn quyết định lên độ ngon của món bún. Một số loại rau ăn kèm bún mắm: rau đắng, thèo nèo, hẹ, rau muống bào, hoa chuối, bông súng,…

Có thể bạn quan tâm cách làm: Nước mắm cá cơm than – theo công thức truyền thống tại nhà

Lời kết

Bún mắm Miền Tây là món ăn mà mỗi đứa con khi xa quê đều nhớ về, nhớ đến cái hương vị thơm ngon đậm đà len lỏi trong từng cọng bún, miếng rau. Nếu bạn cũng đang xa quê và thèm ăn món này thì hãy học ngay cách làm bún mắm Miền Tây mà mình vừa chia sẻ trên đây. Chúc bạn dễ dàng thành công với công thức này nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *