BẠN CẦN BIẾT: 3 cách phân biệt bằng lái xe thật giả CỰC DỄ DÀNG

Lực lượng CSGT toàn quốc đã phát hiện hàng nghìn giấy phép lái xe giả, chủ yếu là giấy phép lái xe mẫu mới bằng vật liệu PET. Giấy phép lái xe giả được các đối tượng vi phạm sản xuất rất tinh vi, khi quan sát bằng mắt thường rất khó để phân biệt bằng lái xe thật giả.

 

Trên thị trường hiện nay, rất nhiều người nhận làm bằng lái xe nhanh chóng, thậm chí làm bằng lái xe không cần thi. Liệu đó có phải là sự thật hay là các chiêu thức lừa đảo tinh vi.

 

Qua nghiên cứu và tìm tòi thực tiễn, Tạp Chí Lái Xe sẽ mách bạn một vài kinh nghiệm để bạn phân biệt bằng lái xe thật giả.

 

 

 

 

Bằng lái xe hay giấy phép lái xe (GPLX) là một loại chứng chỉ do cơ quan nhà nước hay cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân cụ thể cho phép cá nhân đó được phép vận hành, điều khiển và tham gia giao thông bằng các loại xe cơ giới như xe máy, xe hơi, xe tải, xe bus, xe container hoặc các loại xe khác trên đường.

 

Tùy thuộc vào nhu cầu vận hành và điều khiển từng loại xe mà lái xe sẽ phải hoàn tất các thủ tục, vượt qua kì thi cấp bằng để được cấp các loại bằng lái xe với hạng bằng tương ứng như A1,A2, B1, B2, C, D, E, F,FC,…

 

>> Bạn có đang quan tâm cách tra cứu GPLX online như nào đơn giản nhất, ĐỌC NGAY: Hướng dẫn tra cứu GPLX Bằng lái xe online CHI TIẾT NHẤT

 

 

2.1 Đặc điểm bằng lái xe giả

 

Bằng lái xe giả có màu vàng sẫm hơn bằng lái xe thật, hoa văn giống bằng thật

 

Bằng lái xe giả có các vị trí chống giả không phản quang như bằng lái xe thật

 

Trên bằng lái xe giả, một số nội dung thông tin in không đúng theo quy tắc như: tháng sinh phải 2 chữ số, giữa tháng và năm giá trị của bằng lái xe phải có dấu phân cách

 

 

2.2 Đặc điểm bằng lái xe thật

 

Bằng lái xe loại mới được làm từ chất liệu PET, có hoa văn màu vàng rơm, kích thước 85x53mm.

 

Có đầy đủ các thông tin như: họ tên, ngày sinh, quốc tịch, nơi cư trú, hạn sử dụng, hạng bằng lái,… Bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh.

 

Ngoài việc sử dụng công nghệ chống làm giả truyền thống, giấy phép lái xe mơi còn được áp dụng công nghệ Hologram 3D để phát sáng cực tím và công nghệ IPI để mã hóa.

 

Tem dán hình tròn trên góc phía dưới bên phải của ảnh được scan trên bằng thật khi ta nhìn nghiêng sẽ thấy chữ “Đường bộ Việt Nam” lấp lánh trên tem, nếu là bằng lái giả sẽ không thấy.

 

Số thứ 4 và số thứ 5 của số bằng lái xe trùng với 2 số cuối của năm trúng tuyển giấy phép lái xe.

 

Ví dụ: năm trúng tuyển là 2014 thì số giấy phép lái xe sẽ là 791149379530. Nếu như số thứ 4 và số thứ 5 không trùng với 2 số cuối của năm trúng tuyển rất có thể bằng lái không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

 

 

 

3.1 Kiểm tra bằng mắt thường

 

Như đã liệt kê ở trên các đặc điểm của bằng lái xe thật và bằng lái xe giả. Bạn có thể dựa vào mắt thường để kiểm tra cũng như quan sát tỉ mỉ và phân biệt bằng lái xe thật giả.

 

 

Tuy nhiên, các đối tượng vi phạm hiện nay làm bằng lái xe giả rất tinh vi mà mắt thường khó có thể phân biệt chuẩn xác.

 

3.2 Kiểm tra qua hệ thống tin nhắn

 

Soạn tin theo cú pháp: TC [dấu cách] [số GPLX] [số Seri] rồi gửi đến số 0936 081 778 hoặc gửi đến số 0936 083 578. Lưu ý cách này chỉ dùng cho giấy phép lái xe mới loại PET

 

 

Sau khi gửi tin nhắn hệ thông sẽ tự động phản hồi lại các thông tin trên điện thoại của bạn gồm: tên, hạng bằng lái, số seri, ngày hết hạn, lỗi vi phạm giao thông (nếu có)

 

3.3 Kiểm tra qua internet

 

Hiện nay có nhiều các trang web bạn có thể truy cập vào để kiểm tra thông tin giấy phép lái xe, hoặc kiểm tra bằng lái thật giả như:

 

Website của Sở giao thông vận tải

 

 

Website của Cục cảnh sát giao thông

 

 

Website của Cục đăng kiểm Việt Nam

 

 

Bạn truy cập vào các trang web này, nhập đầy đủ các thông tin về số GPLX, số seri, loại GPLX,… bấm tra cứu và sau đó đợi đọc kết quả

 

>> Nếu bạn chưa rõ cách tra cứu qua internet, Tạp Chí Lái Xe có bài hướng dẫn tra cứu CHI TIẾT hơn, XEM NGAY Cách quét mã QR tra cứu bằng lái xe chắc chắn sẽ HỮU ÍCH cho bạn

 

 

Theo Điểm b, Khoản 7, Điều 21 Nghị định 46/2016 quy định:

 

Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới phạt tiền từ 4.000.000đ đến 6.000.000đ

 

Tịch thu GPLX đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô khi vi phạm một trong các hành vi sau đây:

 

Có GPLX nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 6 tháng trở lên

 

Không có GPLX hoặc sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp, GPLX bị tẩy xóa

 

Có GPLX quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ GPLX quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo GPLX quốc gia.

 

Hi vọng qua những chia sẻ về kinh nghiệm tra cứu GPLX, Tạp Chí Lái Xe có thể giúp bạn tự phân biệt bằng lái xe thật giả một cách dễ dàng

 

>> NGUỒN: TỔNG HỢP (TẠP CHÍ LÁI XE)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *