* Em là người rất quan tâm đến thực phẩm. Xin cho em được hỏi, hiện nay tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm ở các cơ sở sản xuất và việc sử dụng quá nhiều hóa chất, có khi cả hóa chất cấm sử dụng mà liều lượng sử dụng vượt quá liều lượng cho phép.
Vậy bằng cách nào có thể tránh được sự ngộ độc thực phẩm, trong khi nhu cầu sử dụng thực phẩm chế biến sẵn hiện nay gia tăng do nhu cầu cũng như tiến độ phát triển của xã hội. (Nguyễn Thái HIền, 23 tuổi, ngthaihien318@yahoo.com)
– Bác sĩ Trần Văn Ký – phụ trách văn phòng phía Nam Hội Khoa học kỹ thuật thực phẩm VN
– Thực trạng đúng như câu hỏi của bạn. Để tránh được tình trạng ngộ độc mãn tính từ nguồn thực phẩm có hóa chất độc hại bạn nên mua thực phẩm ở các siêu thị với các nhãn sản phẩm có địa chỉ rõ ràng, đã được công bố chất lượng thực phẩm với cơ quan chức năng.
Đối với những mặt hàng của những công ty có thương hiệu thì chất lượng tin tưởng hơn. Bạn không nên mua thực phẩm ở những nơi không có địa chỉ rõ ràng hoặc những nơi mà chưa được phép kinh doanh vì khi có sự cố xảy ra thì bạn không thể khiếu nại được.
* Tôi nghe quá nhiều về chuyện an toàn thực phẩm , xong vẫn chưa thấy có các biện pháp cụ thể nào từ phía các cơ quan hữu quan, chưa nghe có một chương trình hành động cụ thể nào , vậy ngộ độc vẫn cứ xảy ra? (phan huu tien, 32 tuổi, comnieutienphu@yahoo.com)
– Kỹ sư Huỳnh Lê Thái Hòa – trưởng phòng vệ sinh an toàn thực phẩm, Sở Y tế TP.HCM .
-Trong thời gian qua nhu cầu về suất ăn công nghiệp tăng cao về mặt số lượng theo tốc độ phát triển công nghiệp trong thành phố, để giảm tối thiểu ngộ độc thực phẩm xảy ra, ngành y tế đã có nhiều biện pháp:
– Cùng với ban quản lý khu công nghiệp và chế xuất, Sở giáo dục, UB Nhân Dân quận Bình Thạnh xây dựng mô hình giám sát cung ứng suất ăn cho khu công nghiệp và chế xuất TP.HCM, khối trường học quận Bình Thạnh.
Ngoài ra, cùng vối Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở thương mại tăng cường quản lý trong công tác liên ngành nhằm giám sát nguyên liệu đầu vào liên quan đến các bếp ăn tập thể như rau, thịt, cá.
Tăng cường công tác tuyên truyền cho các đối tượng liên quan: cơ sở cung cấp suất ăn, doanh nghiệp thụ hưởng, người lao động,…tập huấn kiểm soát 3 bước tại các bếp ăn.
Qua đó trong 6 tháng đầu năm 2007 số vụ ngộ độc còn có 5 vụ so với cùng kỳ năm 2006 giảm 6 vụ (52%). Trong chương trình hành động 6 tháng cuối năm các nội dung trên sẽ được tiếp tục thực hiện đồng thời buộc các cơ sở thụ hưởng, chỉ ký hợp đồng với các cơ sở cung ứng đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cơ sở đăng ký cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở: bếp ăn tự nấu, thuê bên ngoài vào nấu tại chỗ, thuê bên ngoài nấu chở đến.
* Tôi nghe nói hoạt động kiểm tra của các cơ quan chức năng chỉ là xuống nhìn ngó qua loa rồi về, có phải điều đó đã làm dân khốn đốn với thực phẩm không an toàn? (NHINGA@, 23 tuổi, nhinga@yahoo.com)
– BS Trần Văn Ký – phụ trách văn phòng phía Nam Hội Khoa học kỹ thuật thực phẩm VN
– Việc này không hẳn như bạn nói nhưng cũng có một số đoàn kiểm tra chưa làm hết trách nhiệm của mình, hoặc cũng có thể do thiếu trình độ chuyên môn nên họ không thể kiểm tra một cách toàn diện được dẫn đến hiệu quả của công tác kiểm tra không cao.
Trong một số đợt kiểm tra theo chiến dịch, đoàn kiểm tra rất đông và rất rầm rộ nhưng tất cả những cán bộ này đều không phải là thanh tra chuyên trách nên việc kiểm tra không thực hiện đúng quy trình nên hiệu quả kiểm tra không có.
*Thực trạng VSAT tại TP.HCM vừa qua rất đáng sợ, cá thì tẩm urê, nước tương có M3PCD… người dân lo lắng quá, theo các ông trách nhiệm này của ai? (thuhanh@, 25 tuổi, thuhanh@yahoo.com)
– Kỹ sư Huỳnh Lê Thái Hòa – trưởng phòng vệ sinh an toàn thực phẩm, Sở Y tế TP.HCM .
Vấn đề quản lý thực phẩm liên quan đến 8 Bộ ngành. Muốn quản lý tốt đòi hỏi phải có sự đồng bộ trong chuỗi thực phẩm, ví dụ: nuôi trồng thuộc diện quản lý Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn, thực phẩm lưu thông trên thị trường thuộc Sở thương mại, Sở y tế giám sát kiểm tra từ khâu nguyên liệu sau lưu thông đến bàn ăn… Do đó nếu thực phẩm thuộc ngành nào quản lý thì ngành đó chịu trách nhiệm.
* Thưa BS Nguyễn Xuân Mai, tại sao quản lý vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm là một điều rất quan trọng để đảm bảo sức khoẻ của người dân và nòi giống Việt Nam, vậy mà viện vệ sinh Viện y tế công cộng TP.HCM .TP lại bỏ ngõ không lưu tâm tới sức khoẻ của hơn 84 triệu người Việt Nam, để lấy lợi nhuận cho một số công ty xí nghiệp…
Hay do Bộ Y tế nhiều việc quá không làm hết. Theo tôi được biết ở các nước tiên tiến họ để cho Cục thú y và nông nghiệp làm việc này vậy ở chúng ta có nên để cho hai bộ này gánh vác để cho bộ Y Tế chăm lo sức khoẻ người dân cho tốt hơn. Xin cảm ơn (cong hồng, conghong19@yahoo.com.vn).
Phóng toBác sĩ Nguyễn Xuân Mai.- BS Nguyễn Xuân Mai: Đồng ý là công việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng là rất quan trọng, ở chỗ mỗi người chúng ta hằng ngày dùng ba bữa ăn và năm lần uống không kể ăn vặt thì chúng ta phải có đến 600 triệu lần phải chú ý. Mà chỉ quên 1 lần ko giữ vệ sinh khi chúng ta ăn uống thì sự cố có thể xảy ra cho một người. Và nếu ở 1 điểm một người phục vụ cho nhiều người thì người ấy sẽ làm cho nhiều người bị sự cố.
Đồng ý là công việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng là rất quan trọng, ở chỗ mỗi người chúng ta hằng ngày dùng ba bữa ăn và năm lần uống không kể ăn vặt thì chúng ta phải có đến 600 triệu lần phải chú ý. Mà chỉ quên 1 lần ko giữ vệ sinh khi chúng ta ăn uống thì sự cố có thể xảy ra cho một người. Và nếu ở 1 điểm một người phục vụ cho nhiều người thì người ấy sẽ làm cho nhiều người bị sự cố.
Câu đặt vấn đề của bạn về Viện vệ sinh y tế công cộng TP.HCM (không lưu tâm tới sức khoẻ của hơn 84 triệu người Việt Nam) như thế là không đúng, bạn chưa hiểu về chức năng và nhiệm vụ của Viện vệ sinh y tế công cộng. Tôi mời bạn đến viện vệ sinh y tế công cộng để bạn nắm rõ hơn về những việc chúng tôi đã làm, tôi chỉ tiếc những công việc đó đã được cấp trên, nhân dân khu vực TP.HCM và các tỉnh cũng như các ban ngành thăm gia vào bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm biết rất rõ. Chỉ có bạn mới đặt vấn đề như thế.
Viện vệ sinh y tế công cộng TP.HCM là một cơ quan chuyên môn nghiệp vụ trực thuộc Bộ y tế, mọi hoạt đông đều tuân theo luật pháp và những quy định của nhà nước, phục vụ công việc chăm sóc bảo vệ nâng cao sức khỏe cho nhân dân là nhiệm vụ chính trị không có hoạt động thu lợi nhuận, hay có lãi ở việc này.
Về ngành nào phụ trách thì do chính phủ phân công, ở Việt Nam có luật của Việt Nam. Câu nay bạn nên góp ý với chính phủ.
* Xin hỏi các bác sĩ, nếu các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra và xác định được nguyên nhân thì trách nhiệm của các bên sẽ thế nào? Những nạn nhân ngộ độc thực phẩm có được quyền lợi gì? (Ngọc Hằng, 22 tuổi, hang.tivana613@hotmail.com)
– BS Trần Văn Ký – phụ trách văn phòng phía Nam Hội Khoa học kỹ thuật thực phẩm VNc
– Thứ nhất nếu vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra và đã xác định được nguyên nhân thì đương nhiên người nào hay đơn vị nào có thực phẩm gây ra vụ ngộ độc đó thì phải chịu trách nhiệm và phải chịu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Đối với những nạn nhân bị ngộ độc thì cũng được bồi hoàn cho việc chữa trị và những hậu quả do vụ ngộ độc thực phẩm này gây ra.
* Ngoài nước tương đen và rau không sạch, người dân thành phố còn nên cảnh giác với những loại thực phẩm nào khác nữa theo kiểm tra của Sở y tế TP.HCM? (chautrang@, 42 tuổi, chautrang@yahoo.com)
– Kỹ sư Huỳnh Lê Thái Hòa – trưởng phòng vệ sinh an toàn thực phẩm, Sở Y tế TP.HCM
– Khi chọn mua thực phẩm, người tiêu dùng nên lưu ý:
– Đối với những sản phẩm ăn ngay không qua chế biến phải được bày bán ở những nơi đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (điều kiện vệ sinh, điều kiện bảo quản, điều kiện trang thiết bị,…)
– Xem kỹ nhãn mác về hạn sử dụng, các chỉ tiêu chất lượng chính, các chất phụ gia, tên và địa chỉ cơ sở sản xuất,…
– Nên chọn sản phẩm của các cơ sở có thương hiệu, uy tín lâu năm, không nên ham rẻ.
– Các loại thực phẩm nên cảnh giác: Thực phẩm ăn ngay, thực phẩm có sử dụng phụ gia (màu, chất bảo quản,…) Các loại nguyên liệu được bày bán ở những nơi không đủ điều kiện VS ATTP.
* Kính thưa bác sĩ Trần Văn Ký, vụ nước tương đen đã bị giấu nhẹm thông tin, thế Hội KHKTTP có thông tin về nước tương đen như thế nào? (tranmai, 56 tuổi, tranmai@)
– BS Trần Văn Ký :
– Văn phòng phía Nam Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm VN chỉ là một cơ quan chuyên môn thuần túy không phải là cơ quan quản lý. Do vậy chúng tôi hoàn toàn không được biết các thông tin này từ các cơ quan quản lý.
Nhưng trong vụ việc này chúng tôi đã kết hợp với báo Tuổi Trẻ điều tra, tìm kiếm các thông tin để cảnh báo đến người tiêu dùng. Chúng tôi đã làm hết sức mình để có được những thông tin chính xác để cảnh báo người tiêu dùng.
* Rau không sạch là rau như thế nào? Làm cách nào để phân biệt được rau sạch trong thị trường hiện nay. Ăn rau không sạch thì sẽ có những hậu quả gì thưa BS? (trang@, 25 tuổi, trang95@yahoo.com)
– BS Nguyễn Xuân Mai: Rau không sạch là rau có chứa các chất kim loại nặng độc như là (chì,asen, cadimium có trong đất, các hợp chất hữu độc cơ có trong nước thải mà người trồng rau dùng để tưới cho rau; có dư lượng hóa chất bảo vệ thực phẩm do người trồng phun và dùng không đúng quy định; do người trồng dùng phân bón vô cơ quá liều làm cho rau quả chứ nhiều nitrit, nitrat, dùng phân bón hữu cơ xử lý không tốt để còn tồn dư các trứng của ký sinh trùng. Sau cùng người bán rau quả đã dùng các chất bảo quản để dữ cho rau quả của mình đã làm cho người tiêu dùng bị ảnh hưởng.
Cách phân biệt rất khó đối với người mua thông thường phải cần đến sự hỗ trợ đến Sở Công nghiệp phát triển nông thôn hoặc ngành y tế mới phát hiện được. Người mua để an toàn thì nên mua ở các siêu thị hoặc các nơi bán mà họ có những địa chỉ nguồn gốc có giấy chứng nhận rau an toàn.
Hậu quả của việc ăn rau tùy thuộc vào tất cả những mối nguy nào mà người ta ăn phải. (Cái này chỉ có bác sĩ mới biết được)
* Làm thế nào để phát hiện nhanh hàn the trong thưc phẩm ạ? Sản phẩm “giấy thử hàn the ” dã bán trên thi trường chưa ạ? (Nguyễn Mai Nguyên, 29 tuổi, ngaynangtrong@yahoo.cm)
Bác sĩ Trần Văn Ký – phụ trách văn phòng phía Nam Hội Khoa học kỹ thuật thực phẩm VN
– Hiện nay trên thị trường đã có bán một số test nhanh thử hàn the trong thực phẩm chỉ trong vòng một phút, việc thử rất dễ dàng ai cũng có thể làm được. Nếu bạn cần mua để kiểm tra bạn có thể liên hệ với trung tâm y tế dự phòng tỉnh và thành phố để được hướng dẫn.
Bằng mắt thường hoặc bạn có ăn thử bạn cũng không thể biết được thực phẩm nào có hàn the hoặc không mà phải test bằng nhiều phương pháp: trong phòng thí nghiệm hoặc bằng các test nhanh.
* Vậy những nơi chưa được phép kinh doanh mà vẫn kinh doanh thực phẩm thiếu an toàn tràn lan thì thuộc trách nhiệm quản lý và kiểm tra của ai, hay chỉ kêu gọi người dân tìm đúng nơi “hợp pháp” mà mua, người dân có đủ điều kiện để làm vậy chăng? (maitran, 38 tuổi, maitran@)
– BS Trần Văn Ký:– Thứ nhất những nơi chưa được phép kinh doanh là họ đã vi phạm pháp luật, trách nhiệm thuộc về chính quyền nơi đó. Người dân không nên mua thực phẩm ở những nơi này vì nếu có chuyện gì xảy ra bạn khó có thể khiếu nại hoặc đòi bồi thường.
* Hiện nay, VSATTP tại các quán ăn trên đường phố rất bẩn và có thể gây ngộ độc cho khách bất kỳ lúc nào. Họ cứ bán ngang nhiên, thu lợi nhuận, và dường như bỏ mặc chất lượng. Tôi nghĩ Sở Y tế phối hợp với các ban,ngành nên có đoàn kiểm tra đột xuất. Ý kiến của các vị như thế nào? (hoangtuqh2002@, 23 tuổi, hoangtuqh2002@gmail.com)
– Kỹ sư Huỳnh Lê Thái Hòa: -Việc kinh doanh hàng rong như bạn nói là đúng, muốn khắc phục tình trạng trên đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp.
– Ý thức người tiêu dùng: nếu người tiêu dùng không mua, không ăn ở những vị trí không đảm bảo VS ATTP thì tất yếu nguồn cung sẽ bị triệt tiêu.
– Về quản lý nhà nước, việc hàng rong thuộc thẩm quyền quản lý ở cấp quận huyện, phường xã. Sở y tế đã có nhiều chỉ đạo để thực hiện quản lý các đối tượng như: tăng cường thanh kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm, kể cả xử lý lần chiếm lòng lề đường, cương quyết đóng cửa các địa điểm kinh doanh không đủ điều kiện. Đến 1-1-2008 nếu các cơ sở kinh doanh thực phẩm dù ở quy mô nào, nếu không có giấy chứng nhận đủ điều kiện VS ATTP thì phải ngưng kinh doanh.
* Là một Việt kiều sống xa quê hương, tôi rất thèm được ăn những món ăn của VN. Nhưng mỗi khi về, tôi thường được người thân khuyên không nên ăn những thực phẩm hàng quán ngoài đường vì dễ bị ngộ độc, đau bụng hay thậm chí có chất gây ung thư.
Vậy xin hỏi là các bộ phận quản lý làm gì mà để tình trạng này. Và cho tôi hỏi thêm là tại sao Việt Nam không quản lý chặt những thực phẩm hay những chất phụ gia dùng cho thực phẩm được nhập khẩu từ Trung Quốc, một quốc gia tệ hại về an toàn thực phẩm. (Văn Tiến, 32 tuổi, nguyenvantien@juno.com)
– BS Nguyễn Xuân Mai – Kính gửi anh Văn Tiến, mối lo ngại của anh là có thật nhưng ở phạm vi rất nhỏ và rất ít trường hợp xảy ra. Nếu anh về Việt Nam cứ việc ăn những món ăn anh thích nhưng tôi gợi ý là anh nên chọn những hàng quán được các cơ sở Y tế địa phương cấp chứng nhận.
Ở Việt Nam công tác đảm bảo vệ sinh ăn toàn thực phẩm rất được quan tâm và triển khai rất nhiều giải pháp; về rau quả sạch, thịt sạch, chế biến, các quy định về sử dụng phụ gia, các chất bổ sung… Đảm bảo an toàn từ trang trại đến bàn ăn, được rất nhiều bộ ngành tham gia.
Vấn đề phụ gia nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam qua đường mậu dịch đã được kiểm soát rất chặt chẽ. Tuy nhiên có một số ít hàng buôn bán qua biên giới thật sự là chưa kiểm soát được, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã biết được và đưa ra những giải pháp để ngăn chặng và giải quyết tình trạng này. Ví dụ (kiểm soát ở các chợ và các lối đường biên) kiểm soát tất cả các chợ lớn nhỏ ở Việt Nam triển khai rộng khắp trên cả nước, những sản phẩm không có nguồn gốc, nhãn mác rõ ràng sẽ bị tịch thu và tiêu hủy.
*Vai trò Hội bảo vệ người tiêu dùng như thế nào trong các vụ vi phạm ATVSTP vừa qua, khi gặp những sai phạm người dân đến đâu để được bảo vệ ạ? (tranmai, 56 tuổi, tranmai@)
Phóng toBác sĩ Trần Văn Ký. – BS Trần Văn Ký: Hội KHKT AT thực phẩm cũng có chức năng bảo vệ người tiêu dùng, hội cũng tham gia điều tra, phát hiện những thực phẩm không an toàn để bảo vệ người tiêu dùng. Trong trường hợp người tiêu dùng có bức xúc hay khiếu nại gì về chất lượng thực phẩm thì bạn cũng có thể gửi thư hay văn bản đến hội, chúng tôi sẽ có trách nhiệm điều tra tìm hiểu làm rõ vấn đề để bảo vệ người tiêu dùng
Hội KHKT AT thực phẩm cũng có chức năng bảo vệ người tiêu dùng, hội cũng tham gia điều tra, phát hiện những thực phẩm không an toàn để bảo vệ người tiêu dùng. Trong trường hợp người tiêu dùng có bức xúc hay khiếu nại gì về chất lượng thực phẩm thì bạn cũng có thể gửi thư hay văn bản đến hội, chúng tôi sẽ có trách nhiệm điều tra tìm hiểu làm rõ vấn đề để bảo vệ người tiêu dùng
* Muổn được chứng nhận là sản phẩm không có hàn the thì phải gởi mẫu sản phẩm đến cơ quan nào ạ (Nguyễn Mai Nguyên, 29 tuổi, ngaynangtrong@yahoo.cm)
– BS Trần Văn Ký: Bạn phải gửi thư đề nghị đến cơ quan chức năng (Sở y tế) để được tiến hành lấy mẫu và thử nghiệm theo đúng quy trình chuyên môn và pháp lý để được cấp giấy chứng nhận, nếu sản phẩm của bạn không có hàn the.
* Xin hỏi các bác sĩ, nếu các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra và xác định được nguyên nhân thì trách nhiệm của các bên sẽ thế nào? Những nạn nhân ngộ độc thực phẩm có được quyền lợi gì? (Ngọc Hằng, 22 tuổi, hang.tivana613@hotmail.com)
– BS Nguyễn Xuân Mai: Theo quy định của Nhà nước đã quy định rõ là người cung cấp thức ăn chịu mọi phí tổn cho người bị nạn, bao gồm: tiền công lao động cho các ngày nghỉ, viện phí, vận chuyển… Nếu là cơ quan chủ quản thuộc địa phương, đơn vị có ngộ độc xảy ra thì phải chịu trách nhiệm.
* Tôi được biết, tại các khu công nghiệp, công nhân thường rất hay bị ngộ độc. Các cơ quan y tế nên phối hợp với các khu công nghiệp để kiểm tra cơ sở nấu ăn. Ngành Y tế có động thái gì chưa về vấn đề này? (hoangtuqh2002@, 23 tuổi, hoangtuqh2002@gmail.com)
– KS Trần Lê Thái Hòa: Từ tháng 8-2006, Sở y tế đã có kế hoạch phối hợp cùng ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (HEPZA) tiến hành mở nhiều lớp tập huấn về vệ sinh ATTP cho các doanh nghiệp có bếp ăn, cung cấp miễn phí các văn bản liên quan để biết và thực hiện, tiến hành kiểm tra hướng dẫn việc thực hiện quy trình chế biến một chiều, kiểm tra 3 bước trong chế biến; thẩm định và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VS ATTP cho các bếp ăn và các cơ sở cung cấp; khuyến khích doanh nghiệp cung cấp thức ăn sẵn vào đầu tư ở các khu nhằm dễ quản lý; kiểm soát; hạn chế ô nhiễm do thời gian chờ, vận chuyển.
Với các biện pháp phối hợp thực hiện quyết liệt như trên nên số vụ ngộ độc sáu tháng đấu năm 2007 đã giảm nhiều so với cùng kỳ 2006.
* Thưa các bác sĩ, theo tôi, các bộ phận quản lý như: viện vệ sinh an toàn thực phẩm, bộ ngành liên quan chưa công bố rõ cách thức kiểm tra, các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm đến người dân nên họ mặc nhiên sử dụng và chế biến tùy tiện.
Biện pháp nào trừng trị những kẻ như vậy? Chúng tôi đang rất hoang mang khi thực phẩm xung quanh chỉ toàn là “chất độc”. (Trần Liên Hồng, 46 tuổi, honglient@hotmail.com)
* BS Nguyễn Xuân Mai: Gửi bạn Trần Liên Hồng, các văn bản của nhà nước đã quy định rất rõ về đơn vị kiểm tra, nội dung kiểm tra, đối tượng kiểm tra và tùy theo chủng loại sản phẩm mà có các chỉ tiêu kiểm tra riêng. Đồng thời cũng đã quy định rõ các điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn trong sản xuất chế biến, vận chuyển, bảo quản và tiêu dùng sản phẩm thực phẩm.
Các phương tiện thông tin đại chúng, các hội thảo tập huấn cũng đã triển khai nhiều năm qua nhưng vẫn còn những người chưa nhận thức được hoặc có nhận thức được nhưng cố tình làm sai. Tôi cũng đồng ý rằng nhà nước đã có những biện pháp giải quyết nhưng chưa thực sự đủ mạnh.
* Ngày nào trên các phương tiện truyền thông cũng thông tin về vấn đề thực phẩm không an toàn. Gần đây nhất có thông tin người trồng rau phun xịt loại thuốc gì đó mà chỉ qua một đêm là mọc dài cả tấc.
Ăn thường xuyên loại rau này có nguy hiểm gì không, có gây ung thư hay bệnh nào khác không? Ai kiểm soát chất lượng rau trước khi đưa ra thị trường? (Trần Quang Phương, 48 tuổi, tranquang@)
BS Trần Văn Ký: Loại thuốc mà bạn nói nếu xác định được tên thuốc thì sẽ biết được loại thuốc này có được phép sử dụng hay không? Bất cứ loại thuốc gì không được phép sử dụng hoặc sử dụng quá liều đặc biệt những loại thuốc cấm thì rất độc hại cho con người, khi người tiêu dùng sử dụng lọai rau có sử dụng những loại hóa chất này sẽ gây ra ngộ độc hóa chất mãn tính và gây ung thư về sau.
* Hết nước tương có chất ung thư, rồi tới thực phẩm Trung Quốc. Người bán bây giờ không có lương tâm nữa thì nhà nước phải có hành động gì bảo vệ người dân chứ?Cá thì hàng the, rau thì thuốc trừ sâu, mai mốt chúng tôi phải cạp đất mà ăn đấy. Mong các bác sĩ tận tụy giúp dân. Đa tạ (Hoàng Hải, 26 tuổi, haidaika2001@yahoo.com)
Phóng toKỹ sư Huỳnh Lê Thái Hòa.- KS Huỳnh Lê Thái Hòa: Bạn nên hạn chế bi quan, thực tế các tồn tại trên có nhưng chưa đến mức phải không ăn gì. Vấn đề trên các cơ quan quản lý đã biết và đang triển khai các biện pháp cần thiết nhắm đảm bảo thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
Bạn nên hạn chế bi quan, thực tế các tồn tại trên có nhưng chưa đến mức phải không ăn gì. Vấn đề trên các cơ quan quản lý đã biết và đang triển khai các biện pháp cần thiết nhắm đảm bảo thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên người tiêu dùng cũng nên là người tiêu dùng thông thái, nên chọn mua các thực phẩm được kinh doanh ở những nơi đủ điều kiện, có nhãn mác rõ ràng, chọn các thương hiệu uy tín lâu năm.
* Tôi có câu hỏi xin hỏi bác sĩ Nguyên Xuân Mai: Chào bác sĩ, theo tôi được biết hiện nay thì việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm của mình còn khá lỏng lẻo. Theo bác sĩ thì trong thời gian sắp tới, làm thế nào để người dân có thể an tâm với thực phẩm “xanh, sạch” đúng theo chất lượng? Nhà nước có biện pháp nào để khắc phục tình trạng này hay không, nhất là trong giai đoạn thực phẩm Trung Quốc có hại cho sức khỏe tràn lan. Xin cám ơn bác sĩ. (Quang Tuan, 45 tuổi, tuan.nguyen.huynh1646@gmail.com)
– BS Nguyễn Xuân Mai: Thưa anh Quang Tuan , cám ơn anh đã quan tâm đến vấn đề này. Chính phủ đã thấy vấn đề bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt <?xml:namespace prefix = st1 ns = “urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags” />Nam hiện nay còn nhiều bất cập. Trong giai đoạn hiện đây nó là vấn đề bức xúc.
Thủ tướng chính phủ đã có chỉ thị 06 ngày 28/03/2007 để giải quyết vấn đề này. Các bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, thủy sản và đặc biệt là Bộ Y tế chúng tôi đang triển khai thực hiện trên phạm vi toàn quốc.
* Rau không sạch là rau như thế nào?Làm cách nào để phân biệt được rau sạch trong thị trường hiện nay. Ăn rau không sạch thì sẽ có những hậu quả gì thưa BS? (trang@, 25 tuổi, trang95@yahoo.com)
– BS Trần Văn Ký: Trước hết bạn phải hiểu rau sạch là gì, rau sạch là rau phải đảm bảo được các tiêu chuẩn sau đây:
1. Đất trồng rau phải là đất không có chất gây ô nhiễm độc hại2. Nước phục vụ cho việc trồng ra này cũng phải là nguồn nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh không gây ô nhiễm3. Giống rau cũng phải là loại giống đã được kiểm soát an toàn4. Không sử dụng hóa chất trong suốt quá trình trồng rau5. Không khí nơi trồng rau không ô nhiễm
Vậy hiện nay ở VN chưa có rau nào được chứng nhận là rau sạch mà chỉ là chứng nhận những vùng trồng rau an toàn.
Ăn rau không an toàn có nghĩa là ăn rau chưa được kiểm soát, các loại rau này thường được người trồng trọt sử dụng rất nhiểu loại thuốc cấm nên khi ăn sẽ dẫn đến ngộ độc mãn tính và gây ung thư về sau.
* Tôi nghe nói hoạt động kiểm tra của các cơ quan chức năng chỉ là xuống nhìn ngó qua loa rồi về, có phải điều đó đã làm dân khốn đốn với thực phẩm không an toàn? (NHINGA@, 23 tuổi, nhinga@yahoo.com)
– KS Huỳnh Lê Thái Hòa: Vấn đề kiểm tra (hậu kiểm) là một trong những nhiệm vụ quản lý nhà nước của ngành y tế. Yêu cầu trong thanh kiểm tra là phải làm chặt, kỹ, cương quyết xử lý nếu có vi phạm. Nếu cơ sở hoặc người dân phát hiện những cán bộ y tế thực hiện không đầy đủ chức năng nhiệm vụ của mình xin vui lòng báo về cho thanh tra sở y tế (điện thoại: 9309 672) để ngành có biện pháp xử lý thích đáng. Xin cám ơn bạn.
* Làm thế nào để phát hiện nhanh rau và các loại thực phẩm ngoài chợ sạch hay bẩn? bác sĩ có kế hoạch gì chưa? Theo tôi cần vận động cộng đồng tự giám sát từ khâu sản xuất, chế biến và phân phối, ai vi phạm sẽ xử lý nghiêm minh.
Việc quản lý bây giờ chồng chéo quá, một vấn đề mà mấy bộ cùng giải quyết, vậy thì trách nhiệm thuộc về đâu? Nên tập trung vào một mối và cũng không nên chia ra thành tỉnh quản lý mà chia ra đơn vị vùng và có thẩm quyền lớn thì mới giải quyết được? Vu The Long, 60 tuổi, vuthelong@gmail,com)
– BS Trần Văn Ký: Hiện nay chưa có triển khai các biện pháp nào để phát hiện nhanh các loại thực phẩm ngoài chợ sạch hay bẩn. Nếu người tiêu dùng phát hiện hoặc nghi ngờ thực phẩm nào đó không sạch thì báo về thanh tra sở y tế để thanh tra tiến hành kiểm tra xét nghiệm để xác định thực phẩm đó sạch hay bẩn và có biện pháp xử lý đúng pháp luật.
* Thưa bác sĩ, trước cổng trường cháu học, nhiều người buôn bán dạo rất mất vệ sinh nhưng bạn bè cháu vẫn vào mua rất nhiều. Cháu không biết là các bác có biện pháp nào để hướng dẫn người bán dạo bảo quản tốt thức ăn của mình khi bán cho học trò không? Cháu thấy ruồi bu rất nhiều, tay cầm tiền rồi bóc thức ăn… Nhìn thức ăn trông ngon, nhưng rất mất vệ sinh, cháu không dám ăn. (Hoàng Anh, 17 tuổi, hoanganhcongchua@yahoo.com)
KS Huỳnh Lê Thái Hòa: Những phản ảnh của cháu là có thật và rất nguy hiểm, nó dễ dàng dẫn đến ngộ độc thực phẩm làm ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. Hàng rong trước cổng trường đa số không giám sát được trong khâu chế biến, điều kiện kinh doanh. Ngành y tế đã phối hợp cùng Sở giáo dục, UBND các quận huyện tiến hành:
– Vận động phụ huynh học sinh không mua các thực phẩm thuộc diện này cho các cháu.
– Giáo dục ý thức tiêu dùng cho các cháu không mua.
– Chính quyền địa phương phải cương quyết xử lý với các hàng rong lấn chiếm lòng lề đường .
Cháu nên chọn và ăn những thực phẩm được bày bán ở những nơi đủ diều kiện VS ATTP để đảm bảo sức khoẻ cho mình.
* Vừa qua, tôi có dịp tiếp xúc với một thanh tra sở y tế TP, qua cuộc nói chuyện tôi được biết, hiện giờ số thanh tra tại Sở y tế là 1/1.0000 hộ kinh doanh thực phẩm, điều này có đúng không? (Nguyen Van Tuong, 32 tuổi, tuonglieu@hotmail.com)
KS Huỳnh Lê Thái Hòa: Theo tôi được biết thanh tra sở y tế về thực phẩm có 2 thanh tra viên và đồng chí chánh thanh tra phụ trách mảng này. Ngoài ra thanh ra quản lý VS ATTP còn có phòng quản lý VS ATTP, trung tâm quản lý dự phòng thành phố và lực lượng ở quận huyện.
Ý thức được vấn đề nhân sự sở y tế đã trình đề án xây dựng thanh tra chuyên ngành trình với UBND thành phố và đã được chấp thuận, trước mắt từ đây đến cuối năm có 30 người làm công tác thanh tra cấp thành phố. Cảm ơn sự quan tâm của bạn đối với các khó khăn của ngành y tế.
* Nước uống tinh khiết hiện nay cũng có nhiều vấn đề. Người ta quảng cáo nào là nước tinh khiết, siêu sạch, nước khoáng nhưng thực tế khi gia đình tôi mang đi kiểm nghiệm thì trong thành phần nước có cả loại vi khuẩn có trong phân người và nhiều loại độc hại khác.
Vậy chúng tôi phải kêu ai? Ai bảo vệ người dân chúng tôi trước những loại nước khoác áo “tinh khiết” này? (Phan Kim Phương Huyền, 36 tuổi tuổi, huyenphuong@)
– BS Nguyễn Xuân Mai: Kính gởi chị Phương Huyền chị đặt vấn đề về nước uống đóng chai mà các nhà sản xuất gọi là “tinh khiết, siêu sạch” bán trên thị trường hiện nay đúng là có nhiều vấn đề. Viện vệ sinh Y tế công cộng TP.HCM và Trung tâm Y tế dự phòng Sở Y tế TP đang khảo sát đánh giá và chấn chỉnh bước đầu. Chúng tôi sẽ trình các cấp có thẩm quyền ở TP xử lý toàn diện khi có đủ các chứng cớ khách quan.
Nếu thời gian này chị gặp sự cố về nước uống đóng chai như nêu trên, chị giữ nguyên chai, kết quả kiểm nghiệm mang đến văn phòng hội người tiêu dùng ở 49 Pastuer, Quận 1, TP.HCM cơ quan này sẽ giúp chị giải quyết.
* Nãy giờ tôi thấy các BS trả lời vấn đề trách nhiệm còn chung chung quá, tôi muốn hỏi là ngành y tế đang làm gì cụ thể trước vấn nạn thiếu an toàn VSTP hiện nay? (bachdang, 29 tuổi, bd456@)
Phóng toBS Nguyễn Xuân Mai: Thưa bạn Bachdang, chính phủ phân công cho ngành Y tế, cụ thể là cục vệ sinh an toàn thực phẩm làm đầu mối xây dựng chiến lược, chương trình kế hoạch và các dự án về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam. Chính phủ cũng phân công rõ nhiệm vụ cho 7 Bộ ngành khác tham gia vào công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo chức năng, nhiệm vụ của từng bộ ngành.
Thưa bạn Bachdang, chính phủ phân công cho ngành Y tế, cụ thể là cục vệ sinh an toàn thực phẩm làm đầu mối xây dựng chiến lược, chương trình kế hoạch và các dự án về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam. Chính phủ cũng phân công rõ nhiệm vụ cho 7 Bộ ngành khác tham gia vào công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo chức năng, nhiệm vụ của từng bộ ngành.
Nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị trong hệ thống y tế Việt Nam:
– Kiểm tra giám sát điều kiện sản xuất kinh doanh thực phẩm.- Giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm (Kỹ thuật xác định mối nguy)- Giám sát về mức chất lượng mà người sản xuất đã công bố.
Tham gia với các liên ngành để thanh tra các đơn vị sản xuất kinh doanh nguồn thực phẩm.
Thực hiện các nhiệm vụ trên ngành y tế TP đã tiến hành phân cấp nhiệm vụ cho sở y tế, trung tâm y tế quận huyện, y tế phường xã làm những việc cụ thể của mình.
Viện vệ sinh y tế công cộng TP.HCM là một đơn vị kỹ thuật để cung cấp những bằng chứng khoa học khách quan về các sản phẩm, thực phẩm và nước uống (về kỹ thuật); Chỉ đạo kỹ thuật cho 21 khoa kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm của các trung tâm y tế dự phòng từ Lâm Đồng đến Cà Mau; Hỗ trợ chuyên môn đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác vệ sinh an toàn thực phẩm của 21 trung tâm y tế dự phòng thực hiện chương trình mục tiêu đảm bảo an toàn thực phẩm và chương trình hành động bảo đảm an toàn thực phẩm của Chính phủ đến năm 2010 ở các địa phương.
* Xin hỏi Chợ Kim Biên bán hóa chất, có nhiều hóa chất độc hại dùng làm phụ gia cho thực phẩm thì hàng rào kiểm soát như thế nào? (nguyen thoi, 27 tuổi, nguyenthoi@yahoo.com)
– KS Huỳnh Lê Thái Hòa: Cục quản lý VS ATTP đã uỷ quyền cho sở y tế (chưa có văn bản chính thức) lên kế hoạch triền khai việc quản lý kinh doanh hoá chất phụ gia ở chợ Kim Biên như sau:
– Tổ chức tập huấn 100% tiểu thương các quy định về VS ATTP liên quan đến việc kinh doanh hoá chất phụ gia.
– Tiến hảnh thẩm định về điều kiện kinh doanh để cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện cho từng hộ.
– Giám sát việc kinh doanh hoá chất phụ gia thực phẩm phải được bày bán riêng với các phụ gia khác, giám sát việc ghi nhãn sản phẩm đến từng đơn vị bán lẻ theo đúng nghị định 89 của chính phủ về ghi nhãn sản phẩm.
– Giám sát việc sử dụng phụ gia ở các cơ sở sản xuất: phụ gia phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và phải nằm trong danh mục Bộ y tế cho phép.
* Hiện nay vấn đề Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm là 1 vấn đề đáng lo ngại, báo chí cũng đã lên tiếng nhiều về vấn đề này. Tuy nhiên em thấy các cơ quan chức năng vẫn chưa vào cuộc để thực hiện việc chấn chỉnh lại vấn đề này và nếu có cũng dừng lại ở việc phạt hành chính, phạt xong thì việc cũ tái diễn. Hàng rong bày bán ở vỉa hè ngay cạnh bãi rác…..
Còn về việc chất lượng thực phẩm ko đảm bảo, em cũng đã từng nghe nói về việc thịt heo có chất gây ung thư, tương ớt cũng có,….và gần đây là có bánh bao nhân bìa cacton.Vậy các ngành chức năng khi nào mới bắt tay vào để xử lí triệt để các vấn đề này vậy?? (Phạm Thanh Phúc, 18 tuổi, phucthanh1989@yahoo.com)
KS Huỳnh Lê Thái Hòa: Một số vấn đề em nêu có thể tham khảo ở các câu trả lời khác. Vấn đề quản lý ngành y tế đã xây dựng các chuỗi rau, thịt nhẳm kiểm soát và quản lý tốt tử khấu nuôi trồng đến bàn ăn và vận động các cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia chuỗi. Do đó trách nhiệm là của liên ngành, bao gồm: giám sát nguồn thức ăn, thuốc bảo vệ thực vật trong khâu nuôi trồng; các điều kiện bảo quản, vệ sinh trong lưu thông; các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất chế biến kinh doanh.
Tất nhiên việc thực hiện cũng còn gặp một số khó khăn nhất định: nguồn nuôi trồng chủ yếu nẳm ở tỉnh nên trong công tác giám sát còn nhiều bất cập, những cơ sở chế biến kinh doanh nhỏ lẻ còn vi phạm phổ biến các quy định về VS ATTP. Các cơ quan giám sát thực phẩm nhập khẩu chưa thể kiểm soát được nguồn thực phẩm nhập khẩu.
Qua đó cho thấy ngành y tế cùng các ngành liên quan đang từng bước phối hợp thực hiện kiểm tra giám sát được ngày càng tốt hơn.
* Là một bậc phụ huynh, tôi thấy hàng rong đang tấn công trường học với đủ loại thức ăn ôi thiu, nhưng lâu nay nó vẫn tồn tại một cách ngang nhiên. Các cơ quan có trách nhiệm sẽ làm gì để bảo vệ sức khỏe cho con em chúng ta? (hoangtuqh2002@, 23 tuổi, hoangtuqh2002@gmail.com)
– BS Nguyễn Xuân Mai: Thưa các phụ huynh và các em học sinh ở các trường học vấn đề ăn uống của các em học sinh ở các trường được Sở giáo dục đào tạo rất quan tâm và đang có những hàng động quyết liệt để khắc phục tình trạng mất vệ sinh an toàn. ĐC Liên phó giám đốc sở giáo dục đã trình kề hoạch và cam kết với UBND TP.HCM là khắc phục tình trạng này trong thời gian nhanh nhất.
Và chị Liên cũng đề nghị với các ngành chức năng thành phố, chính quyền các địa phương có trường học phối hợp giải quyết những người buôn bán hàng rong quanh trường cho học sinh.
* Ngày nào trên các phương tiện truyền thông cũng thông tin về vấn đề thực phẩm không an toàn. Gần đây nhất có thông tin người trồng rau phun xịt loại thuốc gì đó mà chỉ qua một đêm là mọc dài cả tấc. Ăn thường xuyên loại rau này có nguy hiểm gì không, có gây ung thư hay bệnh nào khác không? Ai kiểm soát chất lượng rau trước khi đưa ra thị trường? (Trần Quang Phương, 48 tuổi, tranquang@)
– BS Nguyễn Xuân Mai: Thưa bạn đọc Trần Quang Phương, ngày nào trên các phương tiện truyền thông cũng thông tin về vấn đề thực phẩm không an toàn. Nhưng không có nghĩa là mọi loại thực phẩm đều như thế mà là chỉ nêu những điểm đen để người tiêu dùng phân biệt, chọn lựa.
Chúng ta cũng rất phấn khởi ngày nay những thông tin cập nhập để thông báo rất nhanh chóng đến mọi người, thì cũng không có nghĩa là vệ sinh an toàn thực phẩm quá tồi tệ đến mức tất cả đều không an toàn. Chính những thông tin cảnh báo này cũng góp phần ngăn chặn các hành vi, vi phạm trong sản xuất chế biến buôn bán thực phẩm không an toàn.
Việc sử dụng các chất kích thích tăng trưởng cho cây trồng, vật nuôi trong ngành nông nghiệp đã có những quy định về chủng loại, liều lượng thời kỳ dùng rất rõ ràng. Tuy nhiên, trong thực tế ý thức tuân thủ những quy định của người trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, buôn bán của một số người kém ý thức chấp hành nên đã mua, sử dụng những chất kích thích ngoài danh mục bán trôi nổi trên thị trường mà các nhà quản lý bỏ sót hoặc chưa kiểm soát được vì những bất cập về nguồn lực.
Dĩ nhiên nếu là những chất kích thích tăng trưởng trong danh mục cấm đem sử dụng vào sản phẩm thực phẩm thì người ăn trúng phải sẽ chịu hậu quả độc hại của nó. Chưa thể nói là bệnh gì được vì mỗi chất có tác động nguy hiểm cho sức khỏe và ảnh hưởng vào các cơ quan khác nhau với liều lượng khác nhau tùy từng người.
Các chi cục bảo vệ thực vật thuộc các sở nông nghiệp và phát triển nông thôn của các địa phương chịu trách nhiệm kiểm soát vấn đề này.
* Kính gửi Bác sỹ Trần Văn Ký, theo 5 tiêu chuẩn của bác sĩ thì chắc là chỉ có trên đỉnh núi cao may ra mới có trồng rau sạch. Ô nhiễm đất, nước và không khí hầu như cả nước đều bị ít hoặc nhiều. Làm thế nào bây giờ? nhập khẩu rau ở những nước sạch về hay phải trồng rau trong những khu biệt lập ? (vu the long, 60 tuoi tuổi, vuthelong@gmail.com)
BS Trần Văn Ký: Đúng như bạn nói ở VN có rất ít nơi có đủ tiêu chuẩn để trồng rau sạch, ở Đà Lạt cũng đã có một vài điểm đang thử nghiệm và ứng dụng việc trồng rau sạch vào thực tế và đã có một số thành công. Ở nước ngoài người ta trồng rau sạch trong nhà kiếng để côn trùng không thâm nhập vào được và rau sẽ không có sâu thì người ta không phải dùng hóa chất trừ sâu.
Trong nhà kiếng này cũng có hệ thống làm sạch không khí cho vườn rau, đất và nước được giám sát và kiểm tra đảm bảo không có chất gây ô nhiễm và cây giống cũng được kiểm tra giám sát chặt chẽ, dinh dưỡng cho cây phát triển là những chất hữu cơ được sản xuất từ các nhà máy đã được kiểm soát. Và như vậy giá bán một kg rau ở siêu thị bằng giá một kg thịt, nếu ở nước ta giá rau cũng bằng giá thịt thì chúng ta hoàn toàn thực hiện được việc trồng rau sạch.
* Kính thưa các bác sĩ, Vừa qua, chúng tôi thấy báo chí thông tin nhiều cơ sở sản xuất nước tương sử dụng hoá chất công nghiệp để làm nước tương. Vậy hoá chất này có được phép sử dụng trong thực phẩm không mà sao vừa qua không thấy ai thông tin.
Thực trạng các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm sử dụng hoá chất công nghiệp, hoá chất ngoài danh mục của bộ Y tế để sản xuất thưc phẩm là rất phổ biến. Tôi muốn hỏi cả 3 bác sĩ, ai quản lý hoá chất phụ gia thực phẩm? Tại sao thực trạng dùng hoá chất công nghiệp rất phổ biến mà không được xử lý nghiêm. Trách nhiệm này của ngành Y tế hay của ai? nguời dân chúng tôi rất bức xúc, mong trả lời thoả đáng (Trần Chưong, 57 tuổi, tctc2005@yahoo.com.vn)
BS Trần Văn Ký: Việc cơ sở sản xuất thực phẩm sử dụng hóa chất phụ gia công nghiệp trong việc sản xuất thực phẩm là đã vi phạm pháp luật về sản xuất thực phẩm. trách nhiệm này thuộc về các cơ quan quản lý ( cụ thể là sở y tế) đã không kiểm soát nổi, không xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nên không có đủ sức răn đe. việc sử dụng hóa chất phụ gia trong sản xuất thực phẩm thuộc về trách nhiệm nghành y tế.
* Tôi muốn hỏi: BS Nguyễn Xuân Mai, BS làm thế nào để bảm đảm an toàn vệ sinh, thực phẩm cho gia đình của BS ???? (Quoc Tien, 25 tuổi, quoctienln@pmail.vnn.vn)
– BS Nguyễn Xuân Mai: Trước hết tôi thực hiện các hướng dẫn về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:
– Hướng dẫn cho bà xã cách chọn mua rau, thịt, cách chế biến trong gia đình và cách cất thực phẩm cho gia đình trong tủ lạnh, cách nấu nướng. Hướng dẫn cho nhà tôi và các cháu vệ sinh tay chân, chén bát. Môi trường sống xung quanh như (Sân vườn, nuôi các động vật như chó, mèo, kiểm soát kiến, thạch sùng, gián, chuột…) cũng là yếu tố góp phần đảm bảo vệ sinh cho gia đình.
Tôi rất cám ơn anh đã quan tâm đến gia đình tôi và có dịp mời anh đến thăm.
* Mong BS Ký nói cho chúng tôi hiểu thêm vể 3-MPCD và những quy định về nó trong nước tương, hậu quả của nó, nước tương truyền thống dùng từ mấy mươi năm nay thực ra có 3-MPCD không (nhat, 27 tuổi, nhatlinh@)
BS Trần Văn Ký: Chất 3-MPCD đã được các nhà khoa học trên thế giới thử nghiệm trên chuột và phát hiện ra chất này gây ung thư cho chuột. Và các nhà khoa học đã cảnh báo nếu sử dụng liên tục thực phẩm có chất này ở hàm lượng cao quá mức cho phép có thể gây ung thư cho con người. Quy định của Bộ y tế về hàm lượng chất 3-MPCD trong nước tương không quá 1mg/l.
* Tôi cho rằng vấn đề thực phẩm vừa qua có quá nhiều vấn đền. Lỗi lớn nhất là do cơ quan quản lý nhà nước không công khai những cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm vi phạm.
* Tôi cho rằng vấn đề thực phẩm vừa qua có quá nhiều vấn đền. Lỗi lớn nhất là do cơ quan quản lý nhà nước không công khai những cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm vi phạm.
Chỉ cần công khai những cơ sở này thì người tiêu dùng sẽ tẩy chay, cơ sở sản xuất đó sẽ “sập tiệm” và đó là bài học “xương máu” cho những cơ sở khác biết để tự răn mình và làm ăn đàng hoàng hơn (Trường Sơn, 47 tuổi, truongson@)
– KS Huỳnh Lê thái Hòa: Vấn đề công khai thông tin để người tiêu dùng biết để chọn được sản phẩm an toàn là cần thiết và là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhằm giúp người tiêu dùng biết và tẩy chay sản phẩm của những cơ sở sản xuất thiếu trách nhiệm. Tuy nhiên vẫn còn vướng một số tính pháp lý phải điều chỉnh bổ sung. Do đó Sở y tế đã kiến nghị cơ quan cấp trên và xây dựng các nội dung công bố như sau:
– Xây dựng website để công bố tên, địa chỉ của các cơ sở sản xuất đạt và không đạt về VS ATTP.
– Xây dựng tiêu chí vi phạm mức độ nào, nội dung gì (các nội dung liên quan đến tính an toàn của thực phẩm và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoả của người tiêu dùng) thì sẽ được công bố.
– Công khai danh sách các cơ sở có giấy chứng nhận đủ điều kiện VS ATTP, các sản phẩm đã được công bố chất lượng tại Sở y tế.
* Thưa Bác sĩ, thời gian gần đây tôi rất chú ý tới vệ sinh an toàn thực phẩm, vì tôi muốn tham gia một số thực phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, nhưng tôi chưa biết cụ thể quy trình đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ra sao, và chi phí, thời gian tiến hành… Vậy rất mong nhận được thông tin giải đáp từ Bác sĩ. Xin cảm ơn BS (Nguyễn công Luận, 25 tuổi, luanpt@gmail.com)
– BS Trần Văn Ký: Trước khi bạn muốn sản xuất bất cứ một loại thực phẩm nào, bạn nên tìm đọc các quy định hiện hành của Bộ Y tế để bạn thực hiện đúng quy định của nhà nước. Bạn có thể tham khảo các quy định của bộ y tế ở website: www.vfa.gov.vn. Tất cả những vấn đề bạn hỏi đều đã nằm trong các quy định , bạn phải đọc kỹ nếu có vần đề gì chưa hiểu bạn có thể liên lạc với Sở y tế thành phố để được hướng dẫn, bạn cũng có thể gửi câu hỏi hoặc điện thoại trực tiếp đến văn phòng phía Nam hội KHKT AT thực phẩm phía Nam để được hướng dẫn cụ thể.
* Vấn đề chất lượng sữa tươi , nước giải khát, thực phẩm chế biến sẵn khác cũng dùng rất nhiều loại chất bảo quản. Vậy lâu nay các ông ngành y tế có kiểm tra, giám sát chất lượng hay không? Bằng cách nào? (Một bạn đọc)
– KS Huỳnh Lê Thái Hòa: Công tác thanh kiểm tra liên quan đến nội dung bạn hỏi ở tại thành phố có 3 cấp thường xuyên thực hiện: đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố, thanh tra sở y tế và trung tâm y tế dự phòng thành phố và cấp quận huyện. Các hoá chất phụ gia được đưa vào thực phẩm được giám sát qua các công đoạn sau:
– Lấy mẫu thông qua công tác thanh và kiểm tra để xét nghiệm xem hoá chất phụ gia được sử dụng có nằm trong danh mục được cho phép và có vượt quá hàm lượng cho phép hay không.
– Trong công bố chất lượng cơ sở phải có các chỉ tiêu xét nghiệm liên quan đến hoá chất phụ gia được sử dụng và phải ghi lên nhãn sản phẩm tên và hàm lượng đề người tiêu dùng biết.
– Cơ sở phải chủ động thực hiện hoặc đề xuất kiểm nghiệm định kỳ theo đúng quy định tại Điều 9 của quyết định 42/QĐ-BYT.
* Kính thưa BS Nguyễn Xuân Mai, nếu phát hiện một mẫu sản phẩm không đạt tiêu chuẩn hay thậm chí rất có hại đến sức khỏe người tiêu dùng thì Viện VSYTCC có công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng không hay trách nhiệm này thuộc về một cơ quan khác?
Nếu các cơ quan đó cố tình không công bố thì người dân lại phải chịu hậu quả sao? Xin Cảm ơn BS. (anhnlt, 22 tuổi, anhnlt06@saigontech.edu.vn)
– BS Nguyễn Xuân Mai: Thưa anh khi phát hiện 1 sản phẩm có chất độc hại trong sản phẩm thực phẩm Viện VSYTCC TP.HCM chúng tôi có 3 hành động tức khắc:
1. Thông báo cho người sản xuất không được lưu hành sản phẩm
2. Thông báo khẩn cho sở Y tế địa phương nơi có cơ sở sản xuất ra sản phẩm chứa độc chất và đề nghị đến ngay sử lý theo pháp quy định của pháp luật.
3. Báo cáo nhanh cho cục quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm và tôi là người thực hiện công việc này.
Sau 3 bước trên thì chúng tôi cung cấp thông tin cho các phương tiện thông tin đại chúng (báo đài) để mọi người biết nếu gặp phải sản phẩm loại này lưu hành trên thị trường thì báo cáo ngay cho cơ quan quản lý chợ, địa phương đang bày bán sản phẩm độc này để thu hồi.
* Nếu phát hiện được cty nào có chứa chất gây ung thư thì ở mặt nhà nước có ngăn chặn họ và nếu người tiêu dùng đã sử dụng thì nếu mai này bị bệnh ung thư ngưòi đó có quyền kiện cty đó không?Và nếu như khi đó cty đó không còn tồn tại nữa thì ai chịu trách nhiệm? (chương, 30 tuổi, luongvanchuong@gmail.com)
– BS Trần Văn Ký: Nếu chúng ta phát hiện ra được thực phẩm nào có chất gây ung thư thì cơ sở sản xuất ra loại thực phẩm đó hoàn toàn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người tiêu dùng về hậu quả mà thực phẩm đó gây ra. Ngưới tiêu dùng hoàn toàn có quyền kiện đơn vị này đền bù thỏa đáng nếu chứng minh được thực phẩm này có chất gây ung thư.
Nếu công ty không còn tồn tại nữa thì trách nhiệm thuộc về cơ quan công an điều tra để truy cứu trách nhiệm những người có liên quan.
* Thưa BS Mai chúng tôi nghe nói thủy hải sản trong thịt gà, thịt heo, thịt bò… có sử dụng các chất kích thích tăng trưởng và thuốc kháng sinh để cho gia súc, gia cầm mau lớn, tăng trọng nhiều nạc ít mỡ và ít bệnh tật. Nhưng người tiêu dùng ăn phải những loại thực phẩm này có ảnh hưởng sức khỏe thế nào, và ai kiểm soát những loại sản phẩm này (Vĩnh An (tamky.city@tamky.city)
– BS Nguyễn Xuân Mai: câu hỏi của bạn đang là mối quan tâm của người nhiều người tiêu dùng hiện nay, và nhân câu hỏi này tôi xin nói rõ như sau:
– Việc dùng các chất kích thích tăng trọng cho vật nuôi cũng như các kháng sinh để phòng ngừa bệnh tật, ngành thú y Việt Nam đã có danh mục các chất và quy định cách sử dụng cho vật nuôi và thời gian an toàn để giết mổ.
Tuy nhiên một số nhà chăn nuôi ở Việt Nam đã không tuân thủ những quy định này mà đã dùng những chất kích thích ngoài danh mục, bị cấm hoặc là lạm dụng các chất trong danh mục đã đưa ra thị trường những sản phẩm của họ mà các nhà quản lý phát hiện ra các cơ quan thông tin đại chúng đã đưa tin thời gian qua.
Những chất kích thích này có hại cho sức khỏe người ăn phải như là:
– Tăng các bệnh về tim mạch – tuyến nội tiết, lờn các thuốc kháng sinh khi cần phải sử dụng đến.
Kiểm soát những vấn đề này là do chi cục thú y thuộc sở nông nghiệp phát triển nông thôn của các tỉnh.
Nhóm PV TTO