Khổng Tử ra người sáng lập ra Khổng giáo với hệ thống triết học ảnh hưởng rất sâu rộng đến tư tưởng và đời sống của nhiều dân tộc Đông Á. Ông là nhà triết học, nhà chính trị nổi tiếng được người đời mệnh danh là bậc thầy của muôn đời. Trong suốt sự nghiệp của mình ông đã mang đến rất nhiều câu nói hay có ý nghĩa thay đổi cả một thế hệ. Hãy cùng chúng tôi tham khảo những câu nói hay của Khổng Tử về giáo dục.
Bạn đang xem: Những câu nói hay về học tập của khổng tử
Những câu nói hay của khổng tử về giáo dục
Học cho rộng, hỏi cho kỹ, nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho rõ, làm cho hết sức.
Cứu xét tâm tánh thì đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo.
Học bao nhiêu vẫn thiếu. Hiểu bao nhiêu chẳng thừa. Nhân đức chớ bán mua. Được thua không nản chí.
Học mà không suy nghĩ thì vô ích, suy nghĩ mà không học thì hiểm nghèo.
Có kiến thức thì không nghi ngờ, có lòng nhân thì không ưu tư, có dũng cảm thì không sợ hãi.
Người không có nhận thức sâu xa sẽ có ngày sẽ gặp phiền muộn, âu lo.
Hãy lấy lẽ phải để đáp trả lại sự oán thù, dùng nhân đức để đáp lại người hiền.
Làm việc bất chính, đọc sách vô ích.
Thời vận không thông, mưu cầu vô ích.
Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui say mà học.
Những câu nói hay của Khổng Tử về giáo dục không chỉ sâu sắc, ý nghĩa mà còn rất thiết thực. Dù đã trải qua thời gian thăng trầm lâu dài trong lịch sử, đến thời điểm hiện tại những quan điểm triết học của Khổng Tử về cuộc sống, gia đình, giáo dục và xã hội vẫn còn nguyên giá trị. Đọc những câu danh ngôn của Khổng Tử đầu óc không chỉ sáng suốt hơn và thần trí cũng được khai thông. Bên cạnh đó ông cũng bày tỏ rõ những tư tưởng về giáo dục có ảnh hưởng đến nhiều thế hệ về sau này.
Quan điểm của Khổng Tử về giáo dục
Khi Khổng Tử cùng các học trò đến nước Vệ thấy dân cư đông đúc mới khen rằng: “Dân đông thật”. Học trò là Nhiễm Hữu mới hỏi rằng: “Đã đông rồi nên làm gì nữa?”. Khổng Tử đáp: “Làm cho dân giàu”. Hỏi: “Dân đã giàu rồi thì làm gì nữa?”. Đáp: “Phải dạy dân”. Lời nói đó của Khổng Tử nghĩa là làm cho dân no đủ rồi mới giáo hoá, như thế không có nghĩa là coi thường việc học, coi trọng việc làm giàu, mà Khổng Tử đã rất xác đáng khi thấy rằng phải làm cho dân có đủ cơm ăn, áo mặc, khi có những điều kiện tối thiểu cho cuộc sống thì khi đó người ta mới có thể nghĩ đến chuyện học tập.
Xem thêm: Triệu Lệ Dĩnh 2018 – Triệu Lệ Dĩnh Khuynh Đảo Màn Ảnh Hoa Ngữ 2017
Bàn về cách dạy dân, ông đưa ra hai hình thức:
Một là, lấy bản thân mình làm gương cho dân
Khổng Tử rất coi trọng việc này, cho nên ông cho việc tu thân là khởi điểm của việc hành chính. Nếu không sửa mình thành nhân thì càng làm việc chính càng vô ích, mà không đem lại kết quả gì. Cho nên khi Quý Khang Tử hỏi về chính, Khổng Tử nói rằng: “Chính trị cốt ở chỗ trung chính. Nếu sửa mình cho trung chính làm chính, thì làm chính trị có khó gì đâu. Nếu không sửa mình cho trung chính được, thì làm sao sửa cho người ta trung chính được”.
Cần nhất là tư cách của người trên: “Người trên mà thích điều lễ thì dân không dám bất kính; người trên mà thích điều nghĩa thì dân không ai dám không phục; người trên mà không thích điều tín thì dân không ai dám không thực tình”. Ông cũng ví đức của người quân – người trị dân với gió, đức của kẻ tiểu nhân – chỉ thường dân với cỏ, gió thổi thì cỏ ngỏ theo gió.
Sửa mình để sửa người thì kết quả là không cần lệnh mà dân cũng thực hành (bất lệnh nhi hành). Thân mình mà không chính, dẫu có ra lệnh dân tất đã tuân theo (tuy lệnh bất tòng); không làm mà nước trị (vô vi nhi trị). Chỉ trong vòng một năm là việc chính trị đã khá rồi, chỉ cần ba năm là thành công.
Vua đã là người làm nhân, làm gương cho dân thì đồng thời vua cũng là thầy của dân, quân với sư là một, vì vậy mà sư được tôn trọng ngang với quân, hơn cả cha mẹ nữa. Quan điểm của Nho gia về thứ bậc trong xã hội: Quân – Sư – Phụ, tức là vua – thầy – cha mẹ.
Thứ hai, là việc giảng đạo cho dân
Phương pháp giảng dạy của Khổng Tử đến nay có nhiều điểm mà hiện nay nhân loại vẫn có thể dùng làm khuôn mẫu. Khi giảng dạy, ông tùy tư chất của từng người mà có cách dạy thích hợp. Ví như khi giảng về đức nhân, ông giảng cho mỗi người một khác, vừa tìm cách sửa sở đoản cho mỗi người, vừa khuyến khích họ tuần tự nhi tiến. Ông bắt môn đệ phải suy nghĩ, không nhắm mắt chấp nhận một chân lý nào cả, không phải học theo lối cứ thuộc lòng rồi “nói như vẹt” mà không hiểu gì hết cả.
Khi gặp một vấn đề khúc mắc, ông chỉ đưa ra ở một khía cạnh, rồi kẻ học phải tự tìm ra nốt những khía cạnh còn lại của vấn đề. Không những vậy ông còn gợi ý để cho môn đệ nêu ra những thắc mắc của mình trước, vì ông cho rằng nếu chưa có thắc mắc thì là óc chưa già dặn để hiểu vấn đề, có giảng cũng không có lợi gì cho họ, và như thế môn đệ của ông sẽ luôn luôn phải vấn tâm, phải tự hỏi làm gì? làm như nào?
Một điều cũng rất đáng lưu tâm nữa trong cách dạy của Khổng Tử đó là ông không bắt môn đệ phải học sách này sách nọ, không được học sách này, sách kia mà cứ để họ tự ý muốn học gì, thích học gì thì học. Cũng có một đôi lần ông khuyên môn đệ nên học Kinh Thi, nhưng đó chỉ là khuyên, không phải là ép.
Khổng Tử khi giảng dạy chú trọng đưa người học tìm đến sự tăng tiến tri thức, nhưng không chỉ có mục tiêu đó mà điều quan trọng hơn là phải biết bồi dưỡng nhân cách; trí dục chỉ là phụ, đức dục mới là chính, ngay như việc xạ, ngự (bắn cung, đánh xe) cũng nhằm mục đích giáo dục nhân cách! “Kẻ đi học, khi ở trong nhà thì hiếu, khi ra ngoài thì đễ, cẩn thận cung kính mà chân tình thật ý, yêu cả mọi người mà thân thiết với người nhân; làm được những điều ấy rồi có thừa sức mới học văn”. “Để chí vào đạo, giữ lấy cái đức, tựa vào cái nhân, vui vẻ với cái nghệ”.
Kinh Thi – bộ sưu tập thi ca trong dân gian do Khổng Tử san định cũng được ông dùng vào việc giảng dạy, giáo hoá “Ba trăm bài trong Kinh Thi, một lời nói mà bao trùm tất cả, đó là không nghĩ bậy”. Lại nói: “Đọc Kinh thi có thể phát ý chí, có thể xem xét điều hay, điều dở, có thể hoà hợp mà không lưu đãng, có thể bày tỏ cái sầu oán mà không giận. Gần thì ở trong nhà biết cách thờ cha, xa ra ngoài thì biết cách thờ vua”
Trong cách giáo dục Khổng Tử cũng đề cao tình cảm thầy – trò, ông tuy nghiêm khắc song vẫn rất hoà nhã, thầy trò thường cùng nhau ngồi trò chuyện tâm tình. Ông tuy trọng trí nhưng cũng rất trọng tình cảm, dùng thi ca để bồi dưỡng tình cảm, dùng lễ để tiết chế, dùng nhạc để điều hoà và hoàn thành sự giáo dục. Không có một nhà giáo dục lại yêu thơ, yêu nhạc như ông, khi ông san định Kinh Thi và thầy trò ông đi đến đâu thì người đi ngoài đường cũng nghe thấy tiếng đàn tiếng khánh. Ấy là bởi vì Khổng Tử đã biết dung hoà sự toàn diện trong mỗi con người: Nhân – Trí – Dũng (nhân từ, bao dung – trí tuệ, lý trí – mạnh mẽ, quả quyết.
Thiên Học Ký trong Kinh Lễ chỉ ra rằng: “Giáo dục ngày xưa, ở trong nhà thì có thục, ở chỗ đảng thì có tường, ở chỗ thuật thì có tự, ở trong nước thì có học. Trịnh Huyền giải thích: 500 nhà thì gọi là một đảng; 12.500 nhà thì gọi là một thuật. Như thế để thấy việc giáo dục ở Trung Hoa đã có từ rất sớm và rất được chú trọng. Đến thời Khổng Tử, ông là người chủ trương giáo dục bình dân. Trước đây chỉ có con nhà quan lại, quý tộc mới được đi học, thì nay việc học đã được rộng mở cho đến tầng lớp dân, miễn là có tài, có đức.
Trong cách dạy của mình Khổng Tử chia người học ra làm hai loại: Hạng Trí và hạng Ngu.
Mỗi hạng lại có những cách dạy khác nhau. Sau này, Mạnh Tử một cao đệ của Khổng Tử cũng chia người học ra làm hai hạng như vậy.
Hạng trí
Hạng trí thì có thể giảng cho điều cao xa, còn hạng ngu thì chỉ có thể khiến cho biết theo lẽ phải mà không cho biết nguyên lý được. Tuy nhiên, đó chỉ là nhận xét chung bởi trong thực tế Khổng Tử vẫn công nhận trong giới bình dân vẫn có người tài giỏi và có cảm tình với những người đó.
Học trò của Khổng Tử đa số đều có xuất thân bình dân, người hiền nhất là Nhan Hồi, rất nghèo. “Vua Thuấn xuất thân trong đám dân cày, Phó Duyệt xuất thân từ đám dân cày, ông Dao Cách xuất thân trong phường mắm muối, ông Bách Lý Hề xuất thân trong đám lái trâu. Trời muốn giao trách nhiệm lớn cho ai thì trước hết bắt họ khổ tâm chí, mệt gân cốt, đói khát đến xác thịt, nghèo đến thiếu thân thể, lúng túng trong hành động để họ phát động lòng tốt, kiên nhẫn luyện tính mà tăng ích, tăng tài lên”.
Hạng trung
Đối với hạng trung nhân trở lên mới giảng cho những điều cao, còn đối với hạng trung nhân trở xuống thì cốt gây cho họ những hoàn cảnh tốt và tập quán tốt thì mới đem lại công dụng.