868 Mẫu chữ Thư Pháp đẹp nhất 2018 – Gõ Tiếng Việt

4.4/5 – (8 bình chọn)

Chữ Thư Pháp được coi như một bộ môn nghệ thuật về viết chữ đẹp không chỉ đơn giản là cách viết chữ sao cho đẹp mà còn thể hiện phương tiện tâm, ý, khí, lực của người dùng bút. 868 Mẫu chữ Thư Pháp đẹp nhất 2018 thể hiện qua thủ bút của tác giả theo 3 dòng: Thư Pháp Trung Hoa, Thư Pháp Hán Nôm và Thư Pháp Quốc Ngữ (chữ Việt) sẽ cho bạn cái nhìn toàn cảnh về các mẫu chữ Thư Pháp.

Thư Pháp là gì?

Thư Pháp được ví như một bộ môn nghệ thuật xuất phát từ Trung Hoa và đã được các nước Nhật, Triêu Tiên, Việt Nam âm thầm chấp nhận và duy trì. Phương Tây kế thừa Thư Pháp từ phương Đông nhưng được thể hiện qua các con chữ theo thị giác người sử dụng hệ chữ La Tinh.

Đối với người phương Đông, Thư Pháp thường được nghĩ đến cách viết chữ Hán với phong cách đặc biệt từ cây bút lông, mực và giấy đưa nghệ thuật viết chữ vươn lên đỉnh cao với lý thuyết phong phú, mang tính triết học, thiền học.

Nguồn gốc chữ Thư Pháp ở Việt Nam

Ở Việt Nam không có truyền thống Thư Pháp như Trung Hoa hay Nhật Bản nhưng cũng không ít những danh nhân được người đời xưng tụng. Ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Hoa, chữ Thư Pháp ở Việt Nam ra đời theo yêu cầu của xã hội dựa trên cơ sở thành quả lao động chân tay và trí óc hay còn được thể hiện bằng những hình vẽ mang ý nghĩa thực thể, tưởng tượng. Chữ Thư Pháp được coi là cái đẹp trong chữ viết vừa tạo nên giá trị thẩm mỹ, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong cuộc sống.

Như vậy, nguồn gốc chữ Thư Pháp ở Việt Nam không chỉ ảnh hưởng từ văn hóa và chữ viết Trung Hoa mà còn là nghệ thuật thể hiện chữ viết của người Việt trên phương tiện để bày tỏ tâm thức, biểu đạt mỹ cảm, chí hướng, tâm tư, tình cảm chủ quan, có giá trị đạo đức, mỹ học xuất phát từ văn hóa gốc nông nghiệp.

Ngày nay, chữ viết theo lối vẽ tranh thư pháp bằng công cụ bút lông, mực tàu, như một sự tìm tòi hình thức biểu hiện mới, hay còn gọi là Thư họa… Đặc biệt là là các danh nhân Họa sĩ ở Việt Nam vẽ tranh trên bất cứ vật gì cũng đều vẽ được như : vẽ tranh trên giấy, trên vải, trên quạt, trên đá, trên trái cây… cũng đang dần trở nên được nhiều người quan tâm… Thư pháp chữ Việt tuy ra đời sau nhưng có sức sáng tạo vô cùng lớn, thư pháp hiện đã được đưa vào rất nhiều chất liệu như gỗ, thư pháp trên đá, thư pháp trên mành tre, trên vải, trên giấy, trên quạt, trên tranh chữ thập… mang lại nhiều giá trị nhân văn cao.

Các mẫu chữ Thư Pháp đẹp nhất 2018 và ý nghĩa của chúng

Mẫu chữ Thư Pháp Trung Hoa

Trong nghệ thuật Thư Pháp Hán – Nôm dựa chủ yếu trên Thư Pháp Trung hoa với 5 phong cách viết khác nhau dựa trên lịch sử hệ thống chữ viết Trung Quốc, đó là: Triện, Lệ, Chân, Hành, Thảo.

Mẫu 1: Thư Pháp Triện thư (Seal script): gồm Đại Triện và Tiểu Triện. Đây được xem là kiểu chữ cổ, lâu đời nhất, có tuyến điệu nhịp nhàng, kết cấu đơn giản, các nét rất thanh, bố cục chữ cao.

Chữ Triện và dấu khắc TriệnChữ Triện và dấu khắc Triện

Mẫu 2: Thư Pháp Lệ thư (Clerical script): dựa trên kiểu chữ Triện thư, giản lượt bớt các chi tiết rườm rà, mở rộng thêm về chiều ngang, biến nét bút tròn từ Triện thư thành nét bút vuông, tăng thêm sự mạnh mẽ cho các đường nét chữ.

Bút ý của Lệ thư viết theo phong cách chữ TriệnBút ý của Lệ thư viết theo phong cách chữ Triện

Mẫu 3: Thư Pháp Hành thư (Semi-cursive script): gần giống như chữ viết tay thông thường, trong đó các nét chữ này và các nét kia trong mỗi chữ được phép viết nối liên tục với nhau.

Mẫu 4: Thư Pháp Thảo thư (Cursive script): là kiểu chữ viết với nhiều biến tấu, thiên về cảm hứng. Các nét chữ được viết lưu loát, tốc độ nhanh chóng, nét này được nối với nét kia tạo sự liên hoàn cho các bộ của chữ. Các nét chữ được biến đổi linh hoạt để tạo nên sự uyển chuyển, mượt mà cho chữ viết và tạo ra bố cục chữ đẹp. Kiểu chữ này được viết chủ yếu để nêu lên đại ý của văn tự, hay còn gọi là ý bút, do đó đòi hỏi kiến thức chuyên ngành mới có thể đọc được.

Mẫu 5: Thư Pháp Khải thư (Regular script): được xem là kiểu chữ chuẩn mực, được sử dụng phổ biến và thông dụng nhất ở Trung Hoa. Kiểu chữ này đều đặn như tên gọi của nó, có bố cục ngay ngắn theo dạng hình vuông, các nét chữ được viết một cách chậm rãi và cẩn thận, tách biệt rõ ràng với nhau và khi viết ngọn bút được nhấc lên khỏi mặt giấy.

Mẫu chữ Thư Pháp Hán Nôm

Theo các bậc khoa giáp thời xưa, việc chọn câu văn của một bài thơ để viết lên trang giấy là việc hết sức cẩn trọng vì ngoài thể hiện nét bút tài hoa, năng khiếu chữ viết, nội dung một bức thư pháp còn cho thấy kiến thức, tư tưởng, tâm hồn của người viết.

Mẫu 1: Thư Pháp Tào Mạt. Khi nhắc đến Thư Pháp Hán Nôm ở Việt Nam đầu tiên phải kể đến Thư Pháp của Tào Mạt. Ông nổi danh trong giới nghệ sĩ và còn được biết đến như một thi nhân – thư pháp gia kỳ tài.

Thủ bút của Tào MạtThủ bút của Tào Mạt

Trong lòng văn nghệ sĩ Việt Nam ông được coi như Lý Bạch, Vương Hy Chi khi ông thích Thảo thư và mỗi lần làm thơ rồi hào phóng tuôn ra không ít mặc tích chữ Thảo. Trong con người của Tào Mạt luôn toát lên một cái gì đó rất hào sảng phóng túng không chút vụ lợi, điều này phù hợp với vận cảm của nét chữ Thảo và những người làm nghệ thuật hàn lâm cao cấp.

Mẫu 2: Thư Pháp Lõ Công – Nguyễn Văn Bách, sớm nổi danh với Thư Pháp Hán Nôm khi chuyển dịch các tác phẩm thơ văn trung đại sang tiếng Việt và thuộc vào mẫu người có văn học, tinh thông y lý. Vì thế mà cụ theo nghề y để độ lượng cứu nhân chẳng màng đến việc nổi danh Thư Pháp và thỏa mãn dùng cái chữ chủ yếu cho việc phê đơn thuốc.

Chữ cụ cực thuần và có pháp, thiên về Hành Thảo, đản về Triện, Lệ nhưng vì quanh năm bó mình trong bốn bức tường của khu nhà ống thiếu sáng ở Hà Nội khiến chữ cụ thiếu đi sự bàng bạc của sông rộng núi cao, tiêu sái của hương đồng.

Mẫu 3: Thư Pháp Lam Sơn – Hồng Thanh được người đời ví đến câu thơ: “Ngàn năm sót lại một người, Ngồi trên chiếu rách viết lời vàng son”.

Cụ Hoà cụ Bách lôi con chữ ra vỉa hè Bà Triệu để viết. Và từ đó một dòng thư pháp bình dân ra đời. Chính ông lại là người rất gần gũi khi hướng người dân sống ở đất ngàn năm văn hiến cảm nhận được cái lộng lẫy của văn chương hàn lâm lồng trong cái vỏ “thư pháp vỉa hè”.

Mẫu 4: Thư Pháp Lê Xuân Hòa. Thư pháp của ông khoẻ khoắn về hai lối Hành, Khải nhưng không có pháp, lối cầm bút nghiêng tay của cụ khiến người am hiểu xem thấy rất trái mắt, cụ hưởng lộc văn tự khá muộn so với tuổi trời.

Mẫu 5: Thư Pháp Lại Cao Nguyện. Ông là một trong những cây đại thụ của Thư pháp Việt Nam hiện tại, gây dựng phong trào thư pháp Hán Nôm và đặt nền móng cho công tác đào tạo giáo dục thư pháp cho thế hệ trẻ trong mấy chục năm gần đây.

Mẫu 6: Thư Pháp Cung Khác Lược. Ông theo học văn học ở Trung quốc, sau đó lang bạt lên Thái Nguyên dạy học… sống giữa nhiều người chữ nghĩa thâm hiểm, Ông trở nên phá cách bất đắc chí và nhiều khi có những biểu hiện rất buồn cười, nói năng bạt mạng để rồi an phận tẩn mẩn với vẻ đẹp của đường nét.

Phá vỡ không gian bố cục, Ông lên đồng trang giấy và chạy bút rất nhanh, cảm hứng luôn tuôn ra đầu ngòi bút tạo cho chỉnh thể tác phẩm một mớ bòng bong, loằng ngoằng rối rắm vừa Hán vừa Nôm Tày, nửa Hành nửa Thảo nửa bùa bèn cuồng quái, đặc trưng “thư pháp lên đồng” của ông.

Mẫu 7: Thư Pháp Lê Văn Uông. Ông tinh thông ngũ thể, có vốn văn học và sử học uyên thâm, hiểu biết sâu sắc tự pháp, bút pháp của cụ già dặn và cao cách, vừa nhẹ nhõm thanh tú của bậc văn nhân tài tử vừa trầm hùng của người có pháp độ cộng với cốt cách Nho phong của người xưa.

Mẫu 8: Thư Pháp Thích Phước Thành. Hòa thượng Thích Phước Thành, chữ của Ông được đánh giá “thư pháp của thầy nếu viết theo lối chữ Chân, chữ Triện thì chắc vững như bàn thạch mà nếu viết theo lối chữ Thảo chữ Lệ thì nhẹ nhàng như nước chảy mây trôi.

Mẫu chữ Thư Pháp Việt (Chữ Quốc Ngữ)

Thư Pháp chữ Việt (Thư Pháp chữ Quốc Ngữ) hình thành và phát triển chưa lâu nên các tác phẩm chất lượng không có nhiều, lý luận nghệ thuật vẫn hỗn loạn, mơ hồ và không nhất quán. Chính vì không có sự gò bó mà hàng loạt các chữ Thư Pháp được thể hiện, trình bày con chữ phong phú và trên nhiều bề mặt chất liệu. Thư Pháp chữ Việt dễ đọc, dễ viết, dễ tập mà vô hình chung nó được đông đảo người bình dân yêu thích, hâm mộ.

Mẫu 1: Thư Pháp Đông Hồ. Đông Hồ tên thật là Lâm Tấn Phác. Dù không chính thức được công nhận, nhưng giới thư pháp quốc ngữ coi ông là một trong những vị tiền bối có công đầu khai phá cho bộ môn thư pháp Việt ngày nay.

“Kỵ tám rồi ra chết bụi bờ

Trời ơi! Ai nhặt trẻ bơ vơ

Ai ve vuốt hộ linh hồn nhỏ

Mơn trớm giúp cho những tuổi thơ”.

Bài thơ thể hiện sự thương sót cuộc đời những đứa trẻ mồ côi, không nơi nương tựa vào thời kỳ ông sinh ra những năm 1906 trở đi ở Hà Tiên (nay là Kiên Giang).

Đông Hồ viết chữ Việt như một sở thích, một thú chơi tao nhã để ông truyền bá thơ văn và chữ quốc ngữ thông qua cách thể hiện sáng tạo nhưng vô hình chung đã trở thành một bộ môn nghệ thuật được nhiều người yêu thích đến ngày hôm nay.

Mẫu 2: Thư Pháp Vũ Hối. Ông lấy bút hiệu Hồng Khôi, vừa là nhà thơ, vừa là Họa sỹ. Về thư pháp chữ Việt, nghe nói ông từ qua lại với Đông Hồ và chịu ít nhiều ảnh hưởng của lối viết mới ấy.

“Còn gặp nhau thì bằng ái nhau

Chuyện đời như nước chảy hoa trôi

Tội danh như bóng mây chìm nổi

Chỉ có tình thương để lại đời”

Mẫu 3: Thư Pháp Huỳnh Mỹ Lý. Bà là một nữ gia Thư Pháp và đã có một cuộc triển lãm với chủ đề “Hoa Tâm” về Thư Pháp chinh phục giới trẻ.

“Đạo: Bình thường tâm thị đạo”. Đây là câu nói của Thiền sư Nam Tuyền, ngay nơi tâm không phân biệt, tâm bìnhthường chính là đạo.

Mẫu 4: Thư Pháp Kiều Quốc Khánh. Vốn là nhà thiết kế thời trang, Kiều Quốc Khánh (còn có tên Quang Dũng, hiệu là Nguyệt Trà, chủ nhiệm CLB Thư pháp Việt Tâm Bút tại Hà Nội), vì yêu chữ mà rẽ con đường theo đuổi nghiên cứu và tôn vinh nghệ thuật thư pháp bằng chữ Việt (chữ Quốc Ngữ) và tranh thủy mặc.

“Mẹ ngồi chỗ ướt canh sương

Chỗ khô lót liếm ru nhường con thơ”

Những dòng chữ Thư Pháp của ông đã nói lên cuộc đời lam lũ, gánh hết mọi buồn đau của mẹ. Cả đời Mẹ đã cho đi mà không cần nhận lại.

Mẫu 5: Thư Pháp Lưu Thanh Hải. Ông là một chính khách Việt Nam và có đam mê với Thư Pháp. Cũng như các nhà Thư Pháp gia đương thời, ông thể hiện những nét chữ Việt qua những câu thơ tình cảm, như:

“Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ

Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha”

Mẫu 6: Thư Pháp Trịnh Tuấn. Ông nổi tiếng với các Bộ tác phẩm thư pháp khổng lồ như Kỷ lục Thư pháp Truyện Kiều dài 300m hay Bộ thư pháp kỷ lục về Tuyên ngôn Độc Lập trên gỗ nặng 400 kg.

“Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy

Ta có thêm ngày mới để yêu thương”

Mẫu 7: Thư Pháp Vũ Đăng Học. Chàng trai 8x đến với Thư Pháp từ khi còn là học sinh cấp 3, tự mày mò sáng tạo những nét chữ thô sơ của mình trở thành những con chữ biết nói.

Ngoài ra, Thư Pháp việt còn được thể hiện ở tranh thủy mặc. Hãy cùng chiêm ngưỡng những mẫu Thư Pháp thủy mặc dưới đây nhé:

Mẫu 1: Thư Pháp thủy mặc Trương Hán Minh. Các bức họa Thư Pháp của ông thể hiện qua các phong cảnh hữu tình.

Mẫu 2: Thư Pháp thủy mặc Trần Trung Kiên. Chủ yếu các bức thư pháp thủy mặc của ông là tre thể hiện con người Việt Nam.

Mẫu 3: Thư Pháp thủy mặc Phạm Lục Hà thể hiện tình yêu thiên nhiên qua các hình ảnh hoa, cây cỏ, chim…

Hiện nay, nghệ thuật Thư Pháp đã không còn xa lại và đang được yêu thích bới tính dân dã, giá trị nghệ thuật của nó mang lại. Những mẫu chữ Thư Pháp đẹp nhất 2018 không chỉ có ở năm 2018 mà còn được tái hiện trong lịch sử Thư Pháp đã mang lại cho bạn những mẫu chữ đẹp nhất. Mong rằng bạn sẽ sưu tầm cho mình những mẫu đẹp nhất để trưng dụng trong nhà nhé!

HostvnHostvnDownload Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *