7 phương pháp thêu đơn giản khi thêu tranh thêu tay truyền thống
Tranh thêu tay và nghề thêu tranh tay đã gắn bó với nhân dân Việt Nam ta bao đời nay. Những tuyệt tác tranh thêu tay không chỉ là những vật dụng trang trí nội thất cao cấp và sang trọng mà còn được sử dụng như những vật chấn phong thủy giúp người sở hữu nó cầu được ước thấy.
Song, để hoàn thiện những tác phẩm tranh thêu tay đẹp và ý nghĩa như vậy tốn rất nhiều công sức và thời gian. Điều đó giúp ta hiểu được lý do vì sao mà tranh thêu tay thường mang những giá trị thẩm mỹ và tinh thần cao hơn hẳn so với những dòng tranh khác trên thị trường. Cùng tìm hiểu cách thêu tranh tay từ A đến Z để hiểu được tại sao chúng lại có giá trị đến vậy nhé.
Nguyên vật liệu cơ bản khi thêu tranh tay.
Để có thể có được những tác phẩm tranh thêu tay hoàn hảo như vậy, bên cạnh người nghệ nhân thêu tranh tay là những nguyên vật liệu rất hữu dụng giúp hỗ trợ công việc của họ mọt cách dễ dàng và nhanh chóng hơn. Những nguyên vật liệu cơ bản khi thêu tranh không thể không kể đến khung thêu, vải thêu, kim thêu, chỉ thêu, kéo cắt chỉ, bút vẽ…
Khung thêu
Khung thêu có tác dụng giúp căng và giữ cố định vải thêu để mặt vải căng ra cho bạn thêu một cách dễ dàng và chính xác hơn hơn. Khung thêu cũng được thiết kế với nhiều hình dáng khác nhau nhưng phổ biến nhất là khung thêu hình tròn và hình chữ nhật. Kích thước to nhỏ của khung thêu cũng tùy thuộc vào kích thước của tranh mà bạn muốn thêu tay. Lựa chọn được khung thêu phù hợp sẽ giúp bạn thuận tiện hơn rất nhiều trong việc thực hiện thêu tranh đấy.
Vải thêu
Không giống như vải của tranh thêu chữ thập, vải sử dụng để thêu tranh tay rất đa dạng về chất liệu, từ vải thô giá rẻ đến vải lụa cao cấp đều có đủ cả. Vải thêu chính là một trong những yếu tố quyết định đến giá trị của bức tranh. Những bức tranh sử dụng vải thô giá rẻ thường có giá trị thấp hơn so với những bức được thêu trên nền vải lụa, những bức tranh này thường được gọi là tranh thêu tay cao cấp.
Nếu là người mới bắt đều thêu tranh tay, bạn nên lựa chọn vải thô, mềm, sợi vải dệt không quá lỏng hoặc quá chặt như vải linen, cotton, canvas, các loại vải thô khác, … Bắt đầu tập luyện với những chất liệu vải kể trên vừa giúp bạn dễ thực hiện hơn, vừa tránh trường hợp lãng phí, đáng tiếc nếu bạn mắc lỗi đúng không nào.
Chỉ thêu
Một ưu điểm lớn của tranh thêu tay đó là chỉ thêu rất đa dạng về màu sắc với chất lượng tốt. Chính nhờ điều này mà những tác phẩm tranh thêu tay thường được phối màu rất tốt tạo sự hài hòa, uyển chuyển, sống động và chân thật. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại chỉ thêu với đa dạng màu sắc, đẹp và sang, sợi chỉ mượt, thêu lại không bị xù.
Chỉ thêu được sử dụng trong thêu tranh tay không chỉ đa dạng về màu sắc, mà còn có sự khác nhau về chất liệu và kích cỡ. Việc lựa chọn chất liệu và kích cỡ chỉ thêu cũng phụ thuộc vào chất liệu của nền vải thêu mà bạn đã lựa chọn trước đó. Nếu vải thêu được làm bằng chất liệu thô, sợi vải sẽ có độ thưa hơn, vì vậy bạn nên lựa chọn chỉ thêu có kích thước to hơn để bù đắp cho khuyết điểm của vải. Ngược lại, nếu vải thêu là chất liệu lụa cao cấp, bạn nên lựa chọn những loại chỉ thêu có kích thước nhỏ, chất liệu mềm và mượt, không bị bông xù. Sự lựa chọn chỉ thêu khéo léo, phù hợp với vải thêu sẽ giúp tổng thể của bức tranh đẹp hơn nhiều, giá trị của tranh cũng tăng lên.
Kim thêu tranh.
Chắc chắn muốn thêu tranh thì bạn không thể thiếu kim thêu được rồi. Kim dùng để thêu tranh tay cũng có nhiều loại với kích thước khác nhau để phù hợp với từng loại chỉ với kích cỡ khác nhau.
Kéo cắt chỉ thêu
Kéo cắt chỉ thêu hoặc kéo bấm chỉ thêu là vật dụng giúp bạn cắt chỉ dễ dàng hơn khi chuyển màu chỉ thêu hoặc loại bỏ phần chỉ thừa không cần thiết. Không giống như những chiếc kéo thông thường, kéo cắt chỉ thường được thiết kế nhỏ hơn và trông cũng nghệ thuật hơn nữa. Mặc dù nhỏ nhắn như vậy nhưng độ sắc của nó lại chẳng thua kém gì những chiếc kéo cơ lớn đâu nhé.
Bút đánh dấu mẫu thêu
Dụng cụ này dùng để vẽ lên vải những họa tiết bạn muốn thêu tay. Nếu bạn không có năng khiếu vẽ, hãy in mẫu ra giấy, sau đó dùng bút đánh dấu chuyển mẫu tranh thêu tay từ giấy lên vải thêu. Mực của loại bút này được sản xuất chuyên dụng cho việc vẽ lên vải, sau khi thêu theo đường mực của bút, bạn chỉ cần lấy nước thấm nhẹ, vải sẽ sạch mực ngay, không hề để lại những đường nét nham nhở ảnh hưởng đến tác phẩm tranh thêu khi hoàn thành.
Cách thêu tranh tay cơ bản cho người mới bắt đầu
Cách thêu tranh tay được tóm gọn trong 5 bước dưới đây.
Bước 1. Chọn mẫu tranh thêu tay và in/vẽ ra giấy.
Mẫu tranh thêu tay có thể là mẫu được thiết kế riêng tại xưởng, cũng có thể theo mẫu bất kỳ mà khách hàng yêu cầu hoặc là mẫu bạn tìm kiếm được qua Internet, hay mẫu tranh thêu tay do chính bạn sáng tạo ra…
Tuy nhiên nên lưu ý để những công đoạn thêu tranh tay sau đó được dễ dàng và chính xác hơn, bạn nên lựa chọn những mẫu tranh thêu tay có chất lượng hình ảnh tốt, đường nét, màu sắc rõ ràng, chính xác. Nếu là người mới bắt đầu, bạn nên chọn những mẫu tranh thêu tay đơn giản, bao gồm nhiều đường thẳng ghép lại, những bức tranh như vậy sẽ không đồi hỏi ở bạn kỹ năng thêu tay phức tạp, phù hợp với trình độ mới bắt đầu của bạn.
Sau khi chọn xong mẫu tranh thêu tay, bạn hãy ước chừng kích thước hình thêu rồi in ra giấy can trong hoặc giấy nến. Nếu khéo tay, bạn có thể trổ tài bằng cách vẽ trực tiếp lên giấy. Công đoạn này bạn cần hết sức cẩn thận và tỷ mỷ bởi nếu đường nét và màu sắc của mẫu không được phác họa lại một cách chính xác sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của tranh khi hoàn thành.
Bước 2. Chuyển mẫu tranh thêu tay lên vải thêu.
Sau khi bản vẽ trên giấy đã hoàn thành, công đoạn tiếp theo bạn phải làm là chuyển mẫu tranh thêu tay từ giấy lên vải thêu. Trước kia, việc chuyển mẫu tranh từ giấy lên vải thêu được thực hiện hoàn toàn thủ công và vì vậy công đoạn này đòi hỏi người thực hiện phải có sự khéo léo, tài năng hội họa, kỹ năng chuyên môn tốt cũng như kinh nghiệm lâu năm. Tuy nhiên, hiện nay, nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, với sự trợ giúp của máy móc, thiết bị hiện đại, công đoạn này được thực hiện đơn giản và rút ngắn thời gian hơn nhiều so với trước kia.
Những bản vẽ mẫu tranh thêu tay trên giấy sẽ tiếp tục được chuyển tới bộ phận kĩ thuật xử lí hình ảnh. Dùng kỹ thuật săm tay thủ công, vô cùng tỉ mỉ và đòi hỏi độ chính xác cao để chuyển thể hình ảnh từ giấy lên vải.
Bước 3. Lựa chọn chỉ thêu tranh tay.
Để có một bức tranh thêu tay đẹp cần đảm bảo công đoạn lựa chọn chỉ thêu phải hết sức chính xác, khéo léo và tinh tế, có vậy tác phẩm tranh thêu tay khi hoàn thành mới thực sự hài hòa, uyển chuyển, sống động và chân thật.
Một bức tranh thêu tay đẹp đòi hỏi dùng tới rất nhiều loại chỉ thêu với màu sắc, kích cỡ, chất liệu khác nhau. Từ chỉ màu đậm đến màu nhạt, sợi chỉ lớn đến sợi chỉ nhỏ, từ chỉ thô đến chỉ bóng.
Nếu bạn quan sát kỹ cũng cũng sẽ thấy rằng ngay trên chính một sợi chỉ thêu màu sắc cũng được chuyển màu dần từ đậm sang nhạt để tạo hiệu ứng sáng tối uyển chuyển khi thêu tranh tay.
Việc lựa chọn và phối màu chỉ cũng là cả một nghệ thuật đòi hỏi nghệ nhân thêu tranh tay phải có sự cảm nhận màu sắc tinh tế, tư duy thẩm mỹ tốt cùng với kinh nghiệm lâu năm và đôi mắt tinh tường. Công đoạn này đòi hỏi những nghệ nhân thêu tranh tay phải rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm không ngừng.
Có thể bạn chưa biết nhưng có những bức tranh thêu tay, đặc biệt là tranh thêu phong cảnh có khi cần tới hàng trăm loại chỉ khác nhau để hoàn thiện. Nếu bạn là người mới bắt đầu chắc chắn sẽ rất ngạc nhiên, bối rối thậm chí là bàng hoàng và hoa mắt đấy. Vậy mới thấy, thực sự phải khâm phục tài năng cùng với sự tài tình của những nghệ nhân thêu tranh tay lâu năm.
Bước 4. Thêu tranh tay trên khung thêu.
Vải thêu sau khi vẽ mẫu sẽ được căng lên khung, sửa lại các nét không rõ và bắt đầu thêu tranh tay. Người nghệ nhân dùng đôi bàn tay khéo léo và tỉ mỉ của mình cùng với các kỹ thuật thêu tranh tay thêu từng đường kim mũi chỉ từng bước hoàn thiện bức tranh thêu tay.
Có nhiều kỹ thuật thêu tranh tay từ đơn giản đến phức tạp, song 7 kỹ thuật sau được coi là cơ bản nhất đó là kỹ thuật thêu nối đầu, thêu giăng chặn, thêu lướt vặt, thêu bó hạt, thêu trùm, thêu đột, thêu khoán vảy.
Thời gian hoàn thiện một bức tranh thêu tay phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước tiên là tay nghề của nghệ nhân thêu tranh tay, ngoài ra còn phụ thuộc vào kích thước của tranh, độ phức tạp của mẫu tranh và kỹ thuật thêu tay tay, mật độ dày thưa của chỉ thêu, …
Bước 5. Kiểm tra và hoàn thiện bức tranh thêu tay.
Sau khi đã thực hiện xong 4 bước trên, công đoạn cuối cùng bạn phải thực hiện khi thêu tranh tay đó là kiểm tra và hoàn thiện.
Ở bước cuối cùng này, tranh thêu tay sẽ được kiểm tra cẩn thận, cắt bỏ chỉ thừa, tìm và sửa chữa lỗi sau đó được tháo ra khỏi khung thêu, rồi được vệ sinh sạch sẽ sau đó tiến hành đóng khung tranh hoàn thiện.
Trên đây là tất tần tật cách thêu tranh tay từ A đến Z. Mong rằng bài viết đã cung cấp đến bạn những kiến thức hay và bổ ích. Để tham khảo những bài viết hay khác cũng như các mẫu tranh thêu tay đẹp bạn đọc có thể ghé qua website theuviet.com để biết thêm chi tiết. Xin chân thành cảm ơn !
7 Phương pháp thêu đơn giản khi thêu tranh thêu tay truyền thống
1. Thêu nối đầu
Có 3 dạng thêu nối đầu là: nối đầu uốn lượn, nối đầu đường thẳng và nối đầu cong vòng. Nguyên lý của cách thêu này là thêu mũi chỉ sau nối vào đầu mũi chỉ trước, cứ như thế lập lại nhiều lần tạo thành từng hàng thêu đầy nét vẽ. Nếu gặp mặt hình tiết cong hay uốn lượn buộc phải thêu ngắn mũi để đường thêu không bị gãy khúc. Thêu nối đầu dùng cho những cụ thể như thảm cỏ, lá trúc, lá tre…
2. Thêu lướt vặn (thêu thụt lùi)
Cách thêu thớt vặn bắt đầu bằng mũi thêu dài chừng 5mm, mũi thứ hai cắm sát vào nửa mũi trước tiên và mũi thêu thứ ba cắm tiếp vào đuôi đầu tiên. Cách thêu đơn giản này dùng thêu nhánh cây, sống và phần cuống lá, các đường viền, nét chữ, hay những hình tiết mây trời…
Trong trường hợp thêu những chi tiết uốn lượn phải thêu mũi chỉ ngắn nhằm bảo đảm đường nét thêu mềm mại thoải mái và tự nhiên
3. Thêu bó bạt
Cách thêu này giống thêu lướt vặn, tuy nét thêu to và rộng hơn, cách thêu từ phải chếch qua trái, từ trên chúc xuống dưới.
Thêu bó bạt cần phải giữ thật bằng chân chỉ theo nét vẽ, mũi chỉ đều sát và mặt chỉ bóng không bị răng cưa, có thể thêu 2 mặt chỉ. Có nhiều kiểu thêu bó bạt như: bó bạt cành mềm, bó bạt lượn cong tạo cho những đường viền lớn, những nét nhấn mạnh trong bố cục tranh hay thẳng ngang.
4. Thêu đâm xô (thêu trùm, thêu tràn)
Cách thêu đâm xô có khả năng tạo nền cho các mảng màu lớn, phối hợp màu sắc trong tranh với sắc độ đậm nhạt và các khoảng sáng tối chiều sâu hài hòa và hợp lý.
Cách canh chỉ, đường thêu sợi chỉ thêu đâm xô giống hệt như nét bút trong hội họa sơn dầu tô bóng đậm nhạt nổi hình khối canh chỉ phủ kín cùng chiều, mũi chỉ ngắn dài so le chen vào các khe trong những sợi chỉ thêu trước, tạo thành mảng thêu lớn được chuyển màu, sắc độ đậm nhạt thuần thục. Thêu đâm xô là phương pháp thêu chính, được tiến hành nhiều nhất trên mỗi bức tranh, có ít nhất 12 lối thêu đâm xô: thêu xô ngang, xô dọc, xô tỏa, xô vát, xô lượn, xô lượn tỏa, xô lượn xoay, xô tỉa lượn…
Người thợ có thể linh động thực hiện từng họa tiết đơn nhất như thêu đâm xô lá cỏ khác với đâm xô lá hồng, khó hơn là cách đâm xô ẩn mũi, đâm xô trốn mũi chỉ, trong các lối thêu bên trên thì việc pha màu, chồng màu, cách màu, chen màu đồi hỏi người thợ thêu chủ động sáng tạo.
Sự kết hợp hài hòa và hợp lý trên một mảng màu bằng nhiều lối đâm xô sẽ tạo nên tranh thêu tay đẹp mang tính thẩm mỹ và nghệ thuật
5. Thêu sa hạt
Bằng một sợi chỉ, quấn nhiều vòng trước đầu mũi kim đâm thẳng đứng xuống nền vải, giữ thắt chặt và cố định bằng phương pháp lên kim chia thành những hạt tròn nhỏ, cái khó trong cách thêu này là phải làm nút chỉ thật gọn tròn, đều nhau. Thêu sa hạt thường sử dụng thêu họa tiết áo như bên trên thân chim, đôi cánh bướm…
6. Thêu đột
Đây là kỹ thuật phối màu cùng một mũi chỉ, dùng 2 – 3 sợi màu chỉ không giống nhau xoắn xe chung thành một sợi để thêu chèn hay đè lên một phần hình tiết đã thêu để điểm xuyết hay bổ sung góp thêm phần năng động. Thêu đột thường giấu mũi chỉ thật ngắn, bé, cách khoảng và giấu phần nhiều mũi chỉ vào nền thêu, chia thành từng hạt nhụy hoa các chi tiết ẩn hiện từ xa của một mũi đất, khóm lau, lùm cây… Lối thêu này có các dạng như: thêu đột ngang, đột tỏa, đột cong lượn, đột dọc, đột cong khum, đột xoay.
Lối thêu đột để chỉnh lần cuối, kèm theo thêu lối bắt cầu tiếp cận và phủ kín các khiếm khuyết trong quá trình thêu, dằn lại những múi chỉ bị lỏng lộ trên vải… Ngoài ra, còn có thể thêu vờn và thêu bóc tách để nhấn mạnh một số cụ thể gia tăng độ sáng tối, gần xa.
7. Thêu khoán vảy
Thêu khoán vảy bao gồm: khoán vảy chìm và khoán vảy nổi dùng bộc lộ lông và vảy của các loài ngư điểu. Trên những họa tiết như tranh thêu hoa nhỏ hay phần thân chim bồ câu, gà… đã được thêu điểm xô pha màu dài mũi với sắc độ đậm nhạt thì phải khoán vảy chìm, riêng với các loài cá, rồng…
Trên đây là 7 phương pháp thêu tay mà bất kỳ người thêu nào đều phải nắm được. Hi vọng bài viết mang lại cho các bạn những kiến thức hữu ích. Với 7 phương pháp thêu tay này bạn đã có thể trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để trở thành một nghệ nhân thêu tranh tay rồi đấy. Chúc bạn thành công !
Thêu Việt