Có 7 cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày hiệu quả bằng phương pháp sử dụng nước muối, sữa chua, bã chè khô, dầu dừa, mật ong, baking soda và nước súc miệng chuyên dụng. Nhiệt miệng là tình trạng gặp ở nhiều người, thường gây đau sót và khó chịu, ảnh hưởng tới quá trình ăn nhai.
Nhiệt miệng còn có tên khoa học là aphthous ulcer, là những vết loét có kích thước nhỏ, hình oval, xuất hiện trên bề mặt các mô mềm trong miệng như môi, trong má, nướu, dưới lưỡi,… Thông thường, vết nhiệt miệng có màu trắng hoặc vàng, đường viền xung quanh đỏ ửng, không lây lan và ăn sâu vào biểu bì nhưng gây cảm giác đau rát khi ăn đồ quá chua, mặn, cay nóng.
1. Nguyên nhân gây ra tình trạng loét miệng có thể là do:
-
Thiếu hụt lượng vitamin B12, C, Zn, Fe,… và dưỡng chất.
-
Tai nạn ở vùng má như không may cắn vào má, bị ngã,… làm hình thành các vết lở loét miệng.
-
Đánh răng quá mức kết hợp dùng kem đánh răng có lượng Xylitol (hay còn gọi là chất cồn) cao ảnh hưởng đến bề mặt xung quanh khoang miệng.
-
Những thức ăn nhạy cảm như dâu tây, các loại hạt,… và đặc biệt các thực phẩm có vị chua, cay.
-
Phản ứng với vi khuẩn Helicobacter pylori gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
-
Các hormone bị thay đổi trong thời kỳ kinh nguyệt. Lúc này do khí âm tích tụ trong người, làm nhiệt độ thân nhiệt cao dẫn tới mụn nhọt, lở loét tại các vị mô mềm trong miệng.
-
Mắc bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm tủy, viêm lợi,… gây viêm loét miệng. Trong thời gian dài nếu không được chữa trị đúng cách, vi khuẩn có hại từ các bệnh lý trên sẽ tấn công trực tiếp lên các mô mềm trong miệng.
.
2. Tổng hợp các cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày
Các vết loét do nhiệt miệng thường sẽ không để lại sẹo và phải mất khoảng 2 tuần mới tự khỏi. Để việc ăn nhai không gặp bất lợi, dưới đây là 7 tip chữa viêm loét an toàn, hiệu quả tại nhà chỉ trong 1 ngày từ các nguyên liệu dễ tìm như nước muối, sữa chua, bã chè khô, dầu dừa, mật ong, baking soda và nước súc miệng chuyên dụng.
2.1. Chữa trị nhiệt miệng trong 1 ngày bằng nước muối
Dùng nước muối là phương pháp điều trị nhiệt miệng trong 1 ngày mang lại mang hiệu quả cao, dễ thực hiện và không tốn kém chi phí. Trong nước muối chứa thành phần chủ yếu là natri clorua lành tính giúp kháng viêm và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây loét miệng.
Bạn có thể mua nước muối đóng chai ở hiệu thuốc hoặc tự pha ở nhà theo công thức sau:
Bước 1: Chuẩn bị 5g muối sạch, 250ml nước sôi để nguội.
Bước 2: Hòa tan hỗn hợp trên và sử dụng.
Súc miệng bằng nước muối khoảng 30 giây thì nhổ ra, nên thực hiện từ 2-3 lần/ngày thì vết loét sẽ nhanh chóng lành.
2.2. Sữa chua có tác dụng chữa loét miệng
Ngoài việc có hàm lượng di dưỡng cao, sữa chua còn chứa hàm lượng men vi sinh sống probiotics giúp bảo vệ lợi khuẩn có trong hệ tiêu hóa. Tình trạng nhiệt miệng xảy ra có thể kể đến nguyên nhân do vi khuẩn Hp hoặc bệnh về đường ruột. Ăn sữa chua mỗi ngày làm cân bằng hệ vi sinh, ngăn ngừa tình trạng lở loét miệng và bảo vệ sức khỏe dạ dày.
2.3. Mẹo chữa nhiệt miệng hiệu quả với bã chè khô
Theo như nghiên cứu, trong chè bã khô chứa chất tanin có tác dụng chữa viêm loét miệng nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Mỗi lần uống trà, bạn để lại phần bã chè khô để đắp khoảng 2-3 phút/lần lên trực tiếp vết lở, sau đó vứt bỏ và súc sạch miệng với nước. Bạn nên thực hiện 1-2 lần/ngày giúp giảm sưng tấy và chống viêm nhiễm.
2.4. Dùng dầu dừa có tác dụng chữa nhiệt miệng
Ngoài công dụng làm đẹp, dầu dừa có chứa thành phần acid lauric tự nhiên giúp kháng khuẩn, kháng viêm tốt. Sử dụng dầu dừa điều trị nhiệt miệng giúp bạn giảm đau, giảm sưng và vết loét nhanh lành. Bạn cần lấy ½ thìa dầu dừa nguyên chất bôi vào vết thương khoảng 1 phút từ 2-3 lần mỗi ngày. Sau khi bôi, bạn nên hạn chế nuốt nước bọt để tăng hiệu quả của dầu dừa bao phủ trên bề mặt các mô mềm.
2.5. Dùng mật ong để chữa trị bệnh nhiệt miệng
Không những mật ong có hàm lượng vitamin cao mà còn chứa các chất kháng khuẩn, kháng viêm. Sử dụng mật ong để điều trị nhiệt miệng giúp các vết loét giảm sưng, giảm đỏ.
Lấy ½ thìa cà phê mật ong, bạn bôi trực tiếp lên vết thương với tần suất từ 3-4 lần/ngày. Hoặc bạn có thể sử dụng mật ong pha nước ấm uống hằng ngày, nên để hỗn hợp từ từ thẩm thấu ở trong miệng và sau đó cho đi xuống cuống họng.
2.6. Dùng baking soda để chữa trị nhiệt miệng
Dùng bột nở baking soda là một trong những cách chữa trị viêm loét miệng an toàn và nhanh khỏi. Đây là hợp chất muối có chứa natri bicarbonat, nguyên liệu được dùng trong ngành dược phẩm có công dụng giúp trung hòa độ pH trong miệng và giúp vết lở mau lành.
Cách chữa bệnh loét miệng bằng baking soda rất đơn giản, bằng cách sau:
Bước 1: Pha 5g baking soda với 250ml nước sạch.
Bước 2: Hòa tan dung dịch trên, sau đó bạn súc miệng trong khoảng 30 giây, nhổ ra và rửa lại miệng với nước sạch.
Mỗi ngày thực hiện súc miệng từ 2-3 lần và sau 1 tuần vết lở loét gần như biến mất.
2.7. Sử dụng nước súc miệng nha khoa chuyên dụng
Nước súc miệng nha khoa không những loại bỏ mùi hôi mà có giúp đẩy lùi các loại vi khuẩn sinh ra tình trạng lở loét trong miệng. Ngoài ra, các loại súc miệng chuyên dụng có khả năng làm giảm viêm sưng và ngăn ngừa tình trạng nhiệt miệng tái phát.
Bạn nên pha loãng nước súc miệng với nước ấm và thực hiện 2-3 lần/ngày sau khi ăn. Lưu ý, bạn cần súc miệng đúng theo hướng dẫn, tránh lạm dụng dẫn đến tác dụng phụ.
3. Các cách giúp phòng ngừa nhiệt miệng
Bệnh nhiệt miệng có thể tự khỏi không cần điều trị nhưng gây viêm loét kéo dài. Vì thế, lở miệng đem lại sự khó chịu trong việc ăn uống làm giảm ngon miệng. Để phòng ngừa bệnh viêm loét miệng bạn nên:
Bổ sung vitamin cho cơ thể:
Để tăng cường sức khỏe cho cơ thể và ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh nhiệt miệng, bạn nên có chế độ ăn uống khoa học và bổ sung thêm một số loại vitamin cần thiết như:
-
Vitamin B có nhiều trong thực phẩm như cá, trứng, sữa,…
-
Vitamin K, axit folic có nhiều trong rau xanh màu đậm như súp lơ, cải thìa, rau chân vịt, măng tây,…
-
Chứa sắt bao gồm các thức ăn như cá, tôm, hàu, gan gà, trứng, ngũ cốc,…
-
Vitamin tổng hợp có trong nhiều loại hoa củ quả như nước dừa, táo, nho, bưởi,…
Hạn chế các đồ ăn gây ra tình trạng nóng trong cơ thể như đồ uống có cồn (rượu, bia), các loại quả nóng (mận, vải,..), thực phẩm cay nóng,…
Giảm căng thẳng, ngủ sớm tránh thức khuya ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.
Tránh gây ra tổn thương trong răng miệng bằng cách: dùng lực đánh răng nhẹ nhàng, sử dụng bàn chải lông mềm, ăn chậm nhai kỹ, không ăn đồ quá cứng,…
Vệ sinh răng miệng thường xuyên và sạch sẽ bằng cách đánh răng 2-3 lần/ngày sau ăn kết hợp dùng nước súc miệng.
Trên đây là 7 mẹo trị nhiệt miệng trong 1 ngày vô cùng đơn giản và hiệu quả được nhiều người áp dụng. Hãy điều trị sớm khi tình trạng viêm loét mới xuất hiện để vết thương nhanh lành, giảm sưng và giúp quá trình ăn uống ngon miệng hơn.