Một số lưu ý nếu muốn tăng chiều cao ở trẻ tuổi dậy thì
7 Cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì cho cả nam và nữ
Nhiều phụ huynh hiện nay đang quan tâm đến cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì cho con. Bởi vì giai đoạn này nếu không biết cách giúp con phát triển chiều cao thì sau đó rất khó để cải thiện. Không giống như việc béo gầy, xương khớp chỉ phát triển ở một độ tuổi nhất định và chịu chi phối bởi nhiều yếu tố tác động.
7 Cách tăng chiều cao ở tuổi dậy thì cho cả nam và nữ
Con người có 3 giai đoạn phát triển chiều cao: giai đoạn trong bào thai, giai đoạn sơ sinh và giai đoạn dậy thì. Di truyền là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chiều cao sau này của con cái. Tuy nhiên, hiện nay bạn có thể cải thiện chiều cao của con ngay khi bé dậy thì, dù cho gia đình có chiều cao khá “khiêm tốn”.
Có thể nói, việc tận dụng giai đoạn dậy thì để tăng chiều cao cho con là một lựa chọn thông minh của các bậc phụ huynh. Bởi, nó đảm bảo tính khoa học, giúp cải thiện chiều cao tự nhiên mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.
1. Cho con ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
Qua nghiên cứu, dinh dưỡng chiếm 32% trong việc phát triển chiều cao của trẻ. Đặc biệt, trong giai đoạn dậy thì, khẩu phần ăn cho trẻ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Vì, trong giai đoạn biến chuyển cơ thể này, trẻ phát triển mạnh không chỉ về hệ thần kinh mà còn thay đổi nội tiết trong cơ thể.
Mỗi ngày, trẻ ở độ tuổi dậy thì sẽ phải nạp 2.200 đến 2.400 calo mới đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Chính vì vậy, bố mẹ cần bổ sung cho con những chất dinh dưỡng cần thiết để con phát triển toàn diện hơn, chiều cao nhờ đó cũng sẽ được cải thiện.
Một chế độ ăn phù hợp cho trẻ ở tuổi dậy thì cần có có dưỡng chất sau:
-
Canxi: Canxi là nhân tố quyết định đến chất lượng xương khớp. Do đó giai đoạn dậy thì bạn nên bổ sung cho con dưỡng chất này thông qua các loại rau có màu xanh đậm, cho con ăn hải sản, trái cây,…hoặc bổ sung thêm sữa có chứa canxi. Tuy nhiên cũng không nên quá lạm dụng các chế phẩm từ sữa bởi một số trẻ có thể bị dị ứng hoặc tiêu hóa kém.
-
Sắt: Loại này có nhiều trong thịt, cá, rau có màu xanh đậm. Bố mẹ có thể bổ sung cho con mỗi ngày 18mg, đặc biệt với bé gái có thể bổ sung nhiều hơn mỗi lần đến kỳ kinh nguyệt.
-
Vitamin: Đây là thành phần quan trọng đối với sự phát triển của con ở tuổi dậy thì. Hãy cung cấp cho con vitamin nhóm A, B, C, D,…có trong rau xanh, trái cây. Vitamin sẽ hỗ trợ chuyển hóa trong cơ thể tốt hơn, giúp các cơ quan hoạt động năng suất, thúc đẩy tăng trưởng chiều cao. Mỗi ngày nên cung cấp từ 300mg đến 500mg dưỡng chất này cho trẻ.
-
Chất đạm: Cho trẻ ăn tôm, cua, cá, trứng, đậu,..Lượng đạm được nạp đủ sẽ giúp tăng cường cơ bắp cho trẻ, nhu cầu về dưỡng chất này ở tuổi dậy thì cao hơn so với người trưởng thành. Mỗi ngày trẻ cần 70g – 80g. Ngoài ra, đạm còn đóng vai trò trong việc xây dựng và hoàn thiện nội tiết tố về giới tính, bố mẹ nên quan tâm đến dưỡng chất này.
-
Chất béo: Đây là dung môi hòa tan vitamin và là chất cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đặc biệt cần thiết trong quá trình tăng trưởng xương khớp và thể chất của trẻ. Mỗi ngày cần nạp từ 50g – 60g chất béo cho con. Tuy nhiên cần lưu ý, nên ưu tiên các chất béo có nguồn gốc từ thực vật sẽ tốt cho sức khỏe hơn so với chất béo có nguồn gốc từ động vật.
-
Tinh bột: Chiếm 60% – 70% năng lượng trong cơ thể, tương đương 300g – 400g mỗi ngày. Dưỡng chất này có trong gạo, khoai, sắn,…
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp con ăn đủ chất, ngủ đúng giờ, sinh hoạt bình thường nhưng chiều cao vẫn không thay đổi. Trường hợp này trẻ có thể đang mắc chứng chậm hấp thu, bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ dinh dưỡng để có hướng điều trị phù hợp.
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng không nên ép con ăn hoặc uống sữa để tăng nhanh chiều cao, việc này có thể làm mất cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể trẻ. Trẻ không cao lên mà còn gặp nhiều vấn đề khó lường khác.
2. Ngủ đủ giấc và ngủ trước 23h
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ ngay từ giai đoạn sơ sinh. Đến độ tuổi dậy thì, việc ngủ đủ giấc còn giúp con bạn phát triển chiều cao tự nhiên, an toàn. Do đó, bố mẹ nên tập cho trẻ thói quen đi ngủ đúng giờ, trước 23 giờ mỗi ngày.
Theo một số nghiên cứu về trẻ dậy thì, trẻ có thói quen ngủ muộn do học bài, chơi game,…có cơ thể nhỏ nhắn hơn so với những trẻ đi ngủ sớm. Thiếu ngủ sẽ cản trở hormone tăng trưởng và ảnh hưởng đến các vấn đề khác, đặc biệt là trí não và sụn xương khớp của trẻ.
Chắc hẳn nhiều người vẫn không biết hormone tăng trưởng (GH) hình thành do đâu, thật ra nó được giải phóng nhiều nhất là trong khi ngủ. Nếu ngủ đủ và sâu giấc cơ thể có thể sản sinh ra hormone GH gấp 4 lần bình thường.
Thời gian ngủ cho trẻ tuổi dậy thì (13 đến 18 tuổi) nên là 8 đến 10 giờ mỗi ngày (tính cả giấc ngủ trưa). Đây là thời gian cơ thể “sạc pin” cho một ngày dài hoạt động, do đó bố mẹ hãy nhắc nhở con đi ngủ sớm, tạo không gian ngủ thoải mái, thoáng mát để con có giấc ngủ ngon.
3. Uống đủ nước mỗi ngày
Muốn tăng chiều cao cho con ở tuổi dậy thì bạn không thể nào bỏ qua việc uống nước. Nước chiếm đến 70% trọng lượng trong cơ thể. Thức uống không mùi vị này có thể giúp cơ thể đào thải độc tố, tiêu hóa tốt, đồng thời tăng cường trao đổi chất. Nhờ thế, cơ thể trẻ sẽ phát triển khỏe mạnh, tạo điều kiện tăng trưởng chiều cao.
Lượng nước cần nạp trong ngày là 1,5 lít đến 2 lít nước mỗi người. Tuy nhiên, bạn hãy dựa vào cơ địa thực tế của con mà cho con uống đủ lượng nước cần thiết. Nhiều trẻ có thói quen lười uống nước vì nước nhạt, không có mùi, vị. Do đó, bạn hoàn toàn có thể giúp con cung cấp thêm nước qua việc cho con uống nước ép trái cây hoặc ăn các loại rau, củ, quả nhiều nước như cam, bưởi, quýt,…
Cần hạn chế cho con uống các loại nước có ga, nước ngọt,…những loại nước này có lượng đường hóa học khá cao, không tốt cho sự phát triển chiều cao của trẻ. Thậm chí, việc bổ sung mỗi ngày những thức uống này có thể khiến xương bị bào mòn, dẫn đến tình trạng loãng xương, gãy xương.
4. Vận động thể dục, thể thao
Tham gia các hoạt động thể chất là biện pháp tăng chiều cao an toàn và hiệu quả cho trẻ dậy thì. Không những giúp xương phát triển khỏe mạnh, việc luyện tập thể thao hàng ngày còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, không nên cho trẻ tham gia các môn thể thao quá sức, chỉ nên cho con tập những môn phù hợp với thể trạng. Một số bộ môn giúp tăng trưởng chiều cao phù hợp với trẻ dậy thì như:
-
Bơi lội: Đây được xem là môn thể thao giúp phát triển chiều cao tốt nhất. Thông qua các động tác sải tay, hoạt động chân và chuyển động toàn bộ cơ thể, xương khớp sẽ vững chắc hơn.
-
Đạp xa đạp: Việc đạp xe sẽ giúp cơ chân vận động, sụn xương phát triển sẽ giúp trẻ tăng chiều cao.
-
Bóng rổ: Cho con luyện tập bóng rổ từ nhỏ sẽ giúp cơ thể tăng trưởng chiều cao tự nhiên. Việc tung người sẽ kéo dãn các cơ của trẻ, giúp trẻ cao lớn hơn.
Bạn có thể tham khảo thêm các môn thể dục thể thao khác sao cho phù hợp với cơ thể và sở thích của con mình. Có thể cho con tập các bài Yoga, kéo giãn cơ giúp xương khớp dẻo dai và phát triển.
5. Luyện tập tư thế tốt
Bên cạnh những cách tăng chiều cao bên trên, việc điều chỉnh tư thế cũng cực kỳ quan trọng. Ngồi sai tư thế khi học, khi chơi có thể ảnh hưởng đến cột sống, xương khớp, gây khó khăn trong quá trình phát triển bình thường của các bộ phận trên cơ thể.
Nhắc nhở trẻ ngồi ngay ngắn, không để khom lưng, không gục đầu hoặc nằm sấp,…Rèn luyện thói quen này ngay từ nhỏ đến độ tuổi dậy thì là cách tốt nhất mà bố mẹ có thể giúp con phát triển chiều cao tự nhiên.
6. Tâm lý thoải mái giúp trẻ tuổi dậy thì tăng chiều cao
Nếu bạn không để ý thì số trẻ em được sinh ra và lớn lên trong gia đình chịu nhiều áp lực, bạo lực hay có vấn đề về tâm lý luôn có cơ thể không phát triển toàn vẹn như trẻ sống trong môi trường tốt. Nghiên cứu đã chỉ ra việc giữ cho trẻ có tinh thần thoải mái, giảm stress sẽ thúc đẩy việc sản sinh hormone tăng trưởng.
Đặc biệt, độ tuổi dậy thì là đối tượng có nhiều diễn biến tâm lý phức tạp nhất. Lúc này con bạn bắt đầu nhận thức được những điều diễn ra xung quanh nhiều hơn. Do đó, bạn đừng nên lơ là trẻ ở giai đoạn nhạy cảm này.
Bởi, chỉ cần một tác động từ gia đình, học tập, bạn bè có thể khiến trẻ tổn thương tinh thần, dễ stress, suy nghĩ tiêu cực,…Việc tâm sự, giải tỏa những âu lo của con sẽ giúp trẻ hồi phục được trạng thái nhanh hơn. Bên cạnh đó, bạn nên khuyến khích con tham gia nhiều câu lạc bộ, hội, nhóm để tăng cường tiếp xúc với những người xung quanh.
Hãy trở thành người bạn để lắng nghe mỗi khi con gặp vấn đề. Việc này giúp trẻ cân bằng được cảm xúc, khi đó cơ thể được thoải mái, các hormone sẽ phát triển bình thường, giúp con bạn lớn nhanh và khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần.
7. Phẫu thuật kéo dài chân
Phẫu thuật kéo dài chân là biện pháp tăng chiều cao nhanh nhất ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên cách này chỉ nên áp dụng đối với những trẻ có khuyết tật hay gặp những vấn đề về cơ thể khiến con không tự phát triển được chiều cao.
Phương pháp này được thực hiện dựa trên biện pháp cố định xương chân bằng khung kim loại, liên kết với các khớp xương khác để nối dài chân. Thông thường cơ thể sau 1 tuần sẽ quen với sự có mặt của “xương giả”, lúc này bác sĩ sẽ tiến hành định hình bằng cách vặn đai ốc để kéo rời các vết cắt xương từ 0,75mm – 1mm, chia đều từ 3 – 4 lần/ ngày.
Trong quá trình kéo giãn đó, các sợi mô sẽ mọc dần và nối hai đầu xương lại với nhau. Phẫu thuật cần thời gian hồi phục, và tất nhiên sẽ có đau nhức nên mọi hoạt động đều phải vô cùng thận trọng. Chính vì điều này mà các bác sĩ chuyên khoa không khuyên áp dụng đối với những trẻ bình thường.
Một số lưu ý nếu muốn tăng chiều cao ở trẻ tuổi dậy thì
Bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây nếu muốn tăng chiều cao cho con ở độ tuổi dậy thì an toàn, hiệu quả:
-
Thận trọng với những loại thực phẩm chức năng có tác dụng tăng chiều cao. Nếu bạn muốn bổ sung thêm cho con những thành phần dinh dưỡng thông qua việc uống thực phẩm chức năng, hãy lựa chọn nơi uy tín, chất lượng, có đơn vị phân phối và văn phòng cụ thể. Tránh mua sản phẩm trôi nổi ảnh hưởng sức khỏe con.
-
Cho con thường xuyên tắm nắng để thúc đẩy chuyển hóa vitamin D trong cơ thể. Thời gian thích hợp từ 6 giờ sáng đến 7 giờ 30 sáng, hoặc từ 4 giờ 30 đến 5 giờ 30 chiều. Không nên cho con tắm nắng sau 8 giờ sáng và trước 4 giờ chiều dễ ảnh hưởng đến sức khỏe.
-
Không cho con sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích. Vì những chất này không chỉ ảnh hưởng đến xương khớp mà còn nguy hại đến thể trạng của của trẻ dậy thì.
-
Ngủ trưa từ 15 – 30 phút cũng giúp trao đổi chất trong cơ thể giúp tăng chiều cao an toàn.
-
Không áp đặt mong muốn của mình vào con, hãy tạo môi trường sống lành mạnh, thoải mái để trẻ phát triển một cách tự nhiên nhất.
Trên đây là 7 cách tăng chiều cao cho trẻ tuổi dậy thì, có thể áp dụng cho cả nam và nữ. Hy vọng bạn đã thu được nhiều thông tin cần thiết. Giai đoạn dậy thì hết sức nhạy cảm, do đó hãy quan tâm và đi cùng con qua bước ngoặt này một cách thoải mái, tự tin nhất.
Có thể bạn quan tâm: Top 10+ Thuốc tăng chiều cao tốt, hiệu quả, an toàn nhất hiện nay