Cảm giác nước mũi chảy thò lò khiến trẻ vô cùng khó chịu. Thậm chí tình trạng này còn gây nguy cơ nhiễm trùng nếu như không được vệ sinh đúng cách. Vậy cách chữa sổ mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ giải đáp!
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sổ mũi
Cảm lạnh chính là “thủ phạm” hàng đầu gây nên tình trạng sổ mũi ở trẻ sơ sinh. Thế nhưng mẹ có biết rằng, ngoài tác nhân này, sổ mũi ở trẻ sơ sinh còn là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác không?
Bố mẹ cần nhận biết chính xác trẻ bị sổ mũi bắt nguồn từ nguyên nhân gì để có cách xử lý chính xác:
-
Dị ứng: Ngoài sổ mũi, trẻ bị dị ứng còn kèm theo các triệu chứng khác như hắt hơi, phát ban, mẩn đỏ, mắt đỏ,…
-
Ngạt mũi sơ sinh: Nếu trẻ chỉ có biểu hiện ngạt mũi và không kèm theo bất kỳ triệu chứng nào, khả năng cao, nước nhầy từ khi còn là bao thai vẫn chưa được hút sạch sau khi sinh
-
Thời tiết lạnh: Trẻ sơ sinh hoặc trẻ chập chững biết đi bị sổ mũi thường xuyên là do thời tiết chuyển lạnh đột ngột, khiến cơ thể không kịp thích nghi. Và sổ mũi chính là phản ứng của hệ miễn dịch, nhằm mục đích ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn, virus
-
Cảm lạnh: Trẻ thường gặp các triệu chứng kèm theo như ho, hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mắt, đau họng
-
Cúm: Cảm cúm gây ra những triệu chứng cho trẻ như đau người, mệt mỏi, lười bú, chóng mặt, lạnh người, sổ mũi
Tại sao nên chữa sổ mũi cho trẻ sơ sinh theo cách tự nhiên?
Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, thuốc kháng sinh trị ho và cảm lạnh không mang lại nhiều lợi ích cho trẻ. Đặc biệt, nó còn tiềm ẩn những tác dụng phụ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe trẻ nhỏ. Đặc biệt là trẻ sơ sinh – đối tượng nhạy cảm
Trên thực tế, sổ mũi là triệu chứng thường gặp ở trẻ mỗi khi giao mùa. Mẹ chỉ cần chăm sóc và cho bé nghỉ ngơi nhiều là tình trạng sẽ sớm được cải thiện mà không cần uống thuốc kháng sinh.
Cách chữa sổ mũi cho trẻ sơ sinh không dùng thuốc
Dưới đây là một số cách chữa sổ mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà mà mẹ có thể tham khảo:
Nhỏ nước muối sinh lý
Một trong những cách đơn giản nhất để làm giảm tình trạng sổ mũi của trẻ sơ sinh đó là dùng muối sinh lý xịt mũi. Nước nhỏ mũi hoạt động bằng cách làm loãng chất nhầy, giúp mũi thông thoáng, từ đó có thể hút ra dễ dàng hơn.
Hưỡng dẫn cách trị sổ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý như sau:
-
Nếu bạn không thể mua dung dịch nước muối sinh lý ở hiệu thuốc, hãy thử pha một cốc nước lọc ấm với 1/2 thìa muối. Đảm bảo rằng hỗn hợp của bạn được làm nguội hoàn toàn trước khi sử dụng.
-
Ngửa đầu bé ra sau và xịt hoặc nhỏ vài giọt vào mũi
-
Để dung dịch trong mũi bé khoảng 10 giây rồi đặt bé nằm sấp hoặc nghiêng để chất nhầy chảy ra
-
Chuẩn bị sẵn sàng khăn giấy mềm để lau mũi cho trẻ
Cho bé uống nhiều nước
Nước có thể làm loãng chất nhầy và giảm tình trạng sổ mũi. Ngoài ra, bổ sung nước còn có tác dụng làm dịu cơn khát, ngăn tình trạng mất nước ở trẻ. Với trẻ sơ sinh, mẹ hãy cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức thường xuyên. Đừng cho chúng uống nước ngọt hoặc nước trái cây, nhất là những thức uống đóng chai. Bởi những thức uống này chứa nhiều đường, không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Massage mũi
Đây là cách chữa sổ mũi cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả mà không phải mẹ nào cũng biết. Khi trẻ có dấu hiệu sổ mũi hoặc nghẹt mũi, mẹ hãy dùng 2 ngón trỏ day và vuốt vào hai bên cánh mũi, nhẹ nhàng massage trong vài phút, bé sẽ hết sổ mũi nhanh chóng.
Tạo phòng xông hơi
Nếu em bé của bạn bị sổ mũi, hãy thử tự tạo phòng xông hơi tại nhà. Tắm vòi sen nước nóng và đóng cửa phòng tắm để không gian tràn ngập hơi nước. Sau đó, ngồi với con trong 10 – 15 phút. Đồng thời, mang theo sách hoặc đồ chơi để chúng không cảm thấy “nhàm chán”.
Việc hít thở không khí ấm và ẩm sẽ giúp khai thông tắc nghẽn, làm loãng đờm và loại bỏ chúng ra ngoài. Thời điểm thích hợp để làm điều này là ngay trước khi đi ngủ, vì vậy trẻ sẽ dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.
Kê gối cao khi bé ngủ
Nghẹt mũi khiến trẻ khó thở. Tình trạng này sẽ trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm khi bé nằm ngủ. Nếu bạn lo lắng bé thở không tốt, hãy thử nâng đệm bằng cách đặt một chiếc khăn cuộn bên dưới khối. Việc làm này sẽ nhẹ nhàng nâng đầu bé lên, ngăn không cho nước mũi chảy xuống cổ họng gây khó chịu cho bé.
Khuyến khích trẻ nghỉ ngơi
Giấc ngủ là chìa khóa cho một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Nó có thể giúp em bé của bạn chống lại vi-rút cảm lạnh đó. Để giúp họ có một đêm ngon giấc, hãy làm sạch chất nhầy bằng thuốc nhỏ nước muối và một ống tiêm bóng đèn trước khi chợp mắt và trước khi đi ngủ. Và dành cho họ nhiều âu yếm. Sự tiếp xúc của bạn có thể làm dịu cảm giác khó chịu và giúp họ cảm thấy thư giãn hơn.
Cho bé uống cam tươi hấp muối
Cam là loại trái cây được mệnh danh “ông vua vitamin C” cho sức khỏe con người. Không chỉ có tác dụng làm dịu cổ họng, giảm đờm, nước cam còn giúp tăng cường hệ thống phòng thủ của bé. Với bé sơ sinh bị sổ mũi, mẹ có thể vắt nước cam rồi đem hấp với một chút xíu muối. Sau khi đợi nguội, cho bé dùng khoảng 2 – 3 thìa mỗi lần.
Những lưu ý khi chữa sổ mũi cho trẻ sơ sinh
Trong quá trình điều trị sổ mũi ở trẻ sơ sinh, bố mẹ cần lưu ý những điều sau:
-
Tuyệt đối không được dùng nước ép tỏi nhỏ mũi bé. Tỏi có tính nóng, cay, cho trẻ sử dụng có thể gây tình trạng phù nề, nóng rát, thậm chí bỏng niêm mạc mũi
-
Không nên lạm dụng việc rửa mũi cho trẻ bằng nước muối nhiều lần trong ngày. Điều này có thể làm mất màng nhầy tự nhiên khiến mũi bé bị khô và dễ tổn thương hơn
-
Không dùng miệng để hút mũi cho bé, điều này có thể gây nhiễm trùng khiến triệu chứng ngày càng nghiêm trọng hơn
-
Không được tự ý dùng thuốc kháng sinh cho bé khi chưa có chỉ định từ bác sĩ
-
Ngoài việc điều trị, mẹ nên chú trọng đến dinh dưỡng của bé, cần tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin C để cải thiện đề kháng, phòng ngừa bệnh hiệu quả
Trên đây là tổng hợp cách chữa sổ mũi cho trẻ sơ sinh. Hy vọng với gợi ý này mẹ sẽ chọn được giải pháp phù hợp để bé sớm khỏi bệnh, ăn khỏe và ngủ ngon!
👉👉👉 Xem nhiều hơn: