7 Nêu cảm nhận về đoạn cuối bài thơ Đồng chí mới nhất 2023

Nêu cảm nhận về đoạn cuối bài thơ Đồng chí

Bài thơ Đồng chí nói về tình đồng chí thân thương gắn bó như anh em ruột thịt của người lính, đoạn cuối bài thơ kết thúc rất hay, em hãy nêu cảm nhận về đoạn cuối bài thơ.

Nội dung bài viết

  • 1

    Đôi nét về Tác giả – Tác phẩm

    • 1.1

      Tác giả

    • 1.2

      Tác phẩm

  • 2

    Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ

    • 2.1

      Giá trị nội dung

    • 2.2

      Giá trị nghệ thuật

  • 3

    Cảm nhận của em về đoạn cuối bài thơ Đồng chí

Đôi nét về Tác giả – Tác phẩm

Tác giả

Chính Hữu (1926 – 2007), sinh ra trong một gia đình ở Hà Tĩnh. Ông được coi là nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Công cuộc sáng tác của ông bắt đầu từ năm 1947, khi ông gia nhập Trung đoàn Thủ đô và tham gia kháng chiến. Chính vì vậy các sáng tác của ông đều về chủ đề người lính và chiến tranh. Trong các sáng tác của Chính Hữu, ông luôn theo phong cách thơ bình dị mà sâu lắng. Các sáng tác không nhiều nhưng đều mang dấu ấn cá nhân của tác giả. Những bài thơ với cảm xúc dồn nén, dâng trào, luôn thiết tha, trầm bổng, hào hùng. Các tác phẩm chính kể đến là tập thơ Đầu súng trăng treo, Thơ Chính Hữu…

Tác phẩm

Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu được sáng tác năm 1948, tại chiến khu Việt Bắc. Đây chính là thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Khi ấy, tác giả tham gia vào chiến dịch Việt Bắc (thu đông năm 1947), đã đánh bại cuộc tổng tấn công quy mô lớn lên Việt Bắc của thực dân Pháp.

Bài thơ được coi là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho thơ ca kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1946 – 1954. Với những giá trị hơn nửa thế kỉ qua, nó vẫn sống mãi và mang đậm hồn thơ Chính Hữu.

Bố cục: được chia làm 3 đoạn

+ Đoạn 1: 7 câu đầu => Nguồn gốc hình thành nên tình đồng đội đồng chí của những người lính.

+ Đoạn 2 : 10 câu thơ tiếp theo => Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí

+ Đoạn 3: các câu thơ còn lại => Biểu tượng đẹp của tình đồng chí

Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ

Giá trị nội dung

Từ cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lý tưởng trong chiến đấu mà những người lính đã tụ họp để làm nên tình đồng chí keo sơn. Cả bài thơ là nét đẹp về tình đồng chí đó. Chính Hữu đã nói lên được tình đồng đội keo sơn, là thứ vũ khí quan trọng góp phần tạo nên sức mạnh cũng như phẩm chất của những người lính cách mạng. Qua đó, tác giả cũng khắc họa nên được hình tượng người lính giản dị mà chân thực, xứng đáng là hình ảnh anh bộ đội cụ hồ cao đẹp trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc.

Giá trị nghệ thuật

Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu có những nét đặc sắc làm nên giá trị nghệ thuật ở lối dùng thể thơ và ngôn ngữ. Thể thơ tự do tạo nên sự linh hoạt trong cách gieo vần và nhịp. Ngôn ngữ sử dụng hết sức giản dị, mộc mạc mà chân thực. Ngoài ra điểm đặc sắc nhất phải kể đến là việc xây dựng được hình ảnh mang tính chất biểu tượng – hình tượng anh bộ đội cụ Hồ với những phẩm chất đáng quý.

Xem thêm >>> Văn mẫu lớp 9: Phân tích khổ thơ cuối của bài thơ Đồng Chí (Dàn ý + 7 mẫu)

 

Cảm nhận của em về đoạn cuối bài thơ Đồng chí

Chính Hữu nhà thơ để lại bài thơ Đồng chí với hình ảnh những người lính thân thương gắn bó chiến đấu chống giặc Pháp. Xuyên suốt bài thơ Đồng chí hình ảnh đồng chí hiện ra thân thương và gắn bó keo sơn, kết thúc bài thơ:

“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”

Người lính đứng giữa rừng hoang sương muối chống chọi lại thiên nhiên khắc nghiệt và núi rừng Việt Bắc lạnh giá, sương trắng xóa. Khí hậu khắc nghiệt, quân ta thời kì đó thiếu thốn đủ thứ, giá rét, thiếu ăn,,, đều là những thứ thách những người lính, vượt qua đó tình cảm của họ thêm gắn bó, tình đồng đội của họ càng ấm áp hơn. Họ đứng bên nhau như truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng đội, giữa khung cảnh khắc nghiệt của núi rừng.

Hình ảnh người lính trong đêm đông cùng với khẩu súng và đồng đội với tư thế chờ giặc đến. Lúc này tình đồng đội sưởi ấm cho nhau và mang đến cho họ sức mạnh vượt qua gian khổ. Những người lính dường như không đơn đọc mà còn có một người bạn tri kỉ “trăng treo” –  hình ảnh đậm chất lãng mạng từ sự quan sát của người lính.

Trăng và súng hai hình ảnh được tác giả chọn kết thúc bài thơ là cách làm giảm bớt những khó khăn vất vả của người lính trong chiến tranh, phai mờ đi sự gian khó của nghiệt cảnh và để làm sáng lên tình Đồng chí cao đẹp của những người lính bất chấp khó khăn nguy hiểm họ vẫn sẵn sàng chiến đấu mang đến hòa bình cho đất nước, dân tộc.

Loigiaihay.net giới thiệu bài văn mẫu hay: Đóng vai người lính kể lại bài thơ Đồng chí

Lớp 9 –

  • Nội dung & nghệ thuật bài thơ tiểu đội xe không kính 

  • Hình ảnh người lính trong bài thơ về Tiểu đội xe không kính & Đồng chí

  • Tóm tắt văn bản Lặng lẽ Sa Pa ngắn gọn, đầy đủ

  • Tóm tắt chuyện người con gái Nam Xương Lớp 9

  • Đóng vai ông Hai kể lại chuyện Làng Kim Lân

  • Tóm tắt văn bản Làng của Kim Lân ngắn gọn nhất

  • Cảm nhận về tình bà cháu trong bài Bếp Lửa Bằng Việt

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *