Cách giảm đau bụng kinh khi đến tháng tại nhà luôn là chủ đề “nóng” được quan tâm của nhiều chị em. Thấu hiểu phần nào nỗi khổ này, chuyeneva.vn xin gửi đến các chị em 7 cách giảm đau bụng kinh tại nhà trong ngày “Dâu tây”.
Vì sao phụ nữ thường bị đau bụng kinh khi đến tháng?
Đau bụng kinh khi đến tháng là tình trạng thường gặp ở chị em phụ nữ khi đến tuổi trưởng thành. Cơn đau có thể kéo dài nhiều hoặc ít khác nhau nhưng nó đều gây những xáo trộn không nhỏ đến sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày của các chị em.
Những nguyên nhân gây ra đau bụng kinh ở phụ nữ thường do:
- Do sự co thắt quá mức của các cơ trơn tử cung trong quá trình đẩy máu kinh ra ngoài tác động gây cảm giác đau.
- Do nồng độ hormone prostaglandin (PG) – loại hormone khiến con người cảm nhận sự đau và quá trình viêm nhiễm tăng cao trong ngày đèn đỏ.
- Do cấu tạo tử cung không bình thường như: cổ tử cung bị hẹp, tử cung bị ngả ra phía trước hoặc ngả ra phía sau làm cản trở quá trình tống máu kinh ra bên ngoài.
- Do chế độ ăn uống không khoa học trong những ngày đèn đỏ.
- Do các bệnh lý vùng chậu hoặc các bệnh lý thực thể như: U xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, lạc tuyến nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, do các dụng cụ tránh thai,…
Chi tiết: Nguyên nhân gây đau bụng kinh
Cách giảm đau bụng kinh tại nhà trong những ngày “Dâu tây”
Giảm đau bụng kinh có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau ngay tại nhà như: dùng các loại cây lá dân gian giảm đau, dùng thuốc Tây y, thuốc Đông y, châm cứu, bấm huyệt… Mời bạn cùng tham khảo ngay dưới đây nhé.
Cách làm giảm đau bụng kinh tại chỗ
Chườm ấm bụng
Dùng hơi ấm chườm trực tiếp vào bụng dưới nhằm giúp tử cung co thắt nhẹ nhàng và làm giảm các cơn đau bụng kinh.
Cách làm: Bạn có thể dùng các túi chườm nóng “tự chế” như: bình thủy tinh đựng nước nóng bọc vải, túi chườm, túi sưởi hoặc đơn giản là tấm chăn mỏng gập gọn đặt vào vùng bụng dưới làm phần bụng dưới ấm nóng, giảm thiểu cơn đau.
Massage bụng
Việc massage bụng dưới giúp các cơ bụng giãn ra, từ đó làm giảm các cơn co thắt đột ngột – nguyên nhân chính gây đau bụng kinh ở phụ nữ mà đặc biệt là các bạn nữ trong độ tuổi dậy thì.
Thực hiện: Dùng 2 bàn tay đặt chồng lên nhau, lòng bàn tay đều hướng vào bụng dưới. Tiến hành xoa bụng theo một lực vừa phải đến vị trí bị đau đến khi có cảm giác nóng ấm bụng. Sau đó tiếp tục massage nhẹ nhàng bụng dưới tới khi đỡ đau. Bạn có thể kết hợp massage vùng bụng với dầu nóng hoặc nước gừng tươi đạt hiệu quả nhanh hơn.
Thiền định
Thiền định ngoài khả năng giúp tâm an định, giải tỏa căng thẳng, stress, nâng cao sức khỏe thì đây cũng là một phương pháp giảm đau bụng rất hữu ích khi gặp “Dâu tây”.
Hướng dẫn Thiền định:
- Lựa chọn không gian yên tĩnh, thoáng giúp bạn cảm thấy thoải mái và không bị phân tâm bởi ngoại cảnh.
- Mặc quần áo thoải mái.
- Ngồi thẳng lưng (nhưng không căng), Vai hạ thấp và thả lỏng.
- Chân bắt chéo, bàn chân trái đặt lên trên bụng chân phải (hoặc ngược lại)
- Hai tay để tự nhiên vào gót chân trái, hướng lướng lòng ban tay lên trên.
- Mắt nhắm tự nhiên.
- Trước khi thiền nên đặt một chiếc chăn mỏng vào vùng bụng.
- Tiến hành hít vào nhẹ nhàng, chậm rãi bằng mũi cho không khí đầy bụng (trung bình khoảng 2-3 giây), ngưng hít khi bụng đầy khoảng 80%,
- Thở ra chậm bằng mũi và cơ bụng (trung bình khoảng 3-4 giây).
- Khi thiền định, bạn hãy cố gắng để tâm an định, không suy nghĩ, lo lắng bất kỳ điều gì để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Giảm đau bụng kinh bằng cây thuốc dân gian
1. Giảm đau bụng kinh bằng gừng tươi
Gừng tươi là vị thuốc có tính nóng ngoài tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm nhiễm tại chỗ, làm dịu cơn đau dạ dày gừng tươi còn có khả năng chữa đau bụng kinh hiệu quả.
Cách 1: Trà gừng mật ong giảm đau bụng kinh khi đến tháng
Cách làm: Lấy 5 lát gừng tươi thái nhỏ hạt lựu rồi đem pha với nước ấm nóng. Sau đó cho thêm 2 muỗng mật ong nguyên chất và khuấy đều thành trà gừng mật ong. Dùng uống trực tiếp khi bị đau bụng kinh sẽ giúp bụng ấm và giảm cơn đau bụng.
Cách 2: Massage rượu gừng
- Lấy 1kg gừng tươi rửa sạch (giữ nguyên cả vỏ) rồi đem phơi nắng cho khô hết nước.
- Tiến hành thái gừng thành từng lát, rồi đem ngâm với 2 lit rượu trắng 40 độ.
- Đậy kín nắp và để hũ rượu vào bóng râm, tránh ánh sáng trực tiếp mặt trời.
- Ngâm khoảng 15 – 20 ngày có thể dùng được.
- Mỗi lần bị đau bụng kinh, dùng một chén rượu gừng đổ trực tiếp vào vùng bụng dưới và massage sẽ thấy giảm đau hiệu quả.
2. Cây Ích mẫu chữa trị đau bụng kinh
Cây Ích mẫu có vị đắng, tính mát là vị thuốc quý giúp chữa trị nhiều căn bệnh của phụ nữ như: làm giảm đau bụng kinh, tắc kinh, cường kinh (máu kinh ra nhiều), rong kinh, giúp lưu thông khí huyết, là vị thuốc điều hòa kinh nguyệt hiệu quả ở phụ nữ hoặc phụ nữ sau sinh… Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ bài thuốc chữa trị đau bụng kinh bằng ích mẫu.
Cách làm:
- Lấy 30g cây Ích mẫu + 10g Củ gấu + 1 củ Nghệ đen + 100g lá Ngải cứu.
- Rửa sạch các nguyên liệu rồi cho vào ấm sắc cùng với 700ml nước sạch.
- Đến khi ấm sôi thì hạ nhỏ lửa và tiếp tục đun khoảng 15 phút để các nguyên liệu phai ra nước thuốc.
- Chắt nước thuốc Ích mẫu uống khi còn ấm nóng. Ngày uống 2 lần sau bữa ăn.
Xem thêm: Cách làm giảm ham muốn ở phụ nữ
3. Cách giảm đau bụng kinh bằng Ngải cứu
Bên cạnh Ích mẫu, Ngải cứu cũng là vị thuốc dân gian từ lâu được biết đến với tác dụng điều trị bệnh liên quan đến nguyệt san ở phụ nữ như: làm giảm đau bụng kinh, giúp điều trị rong kinh, tắc kinh.
Cách 1: Uống nước sắc Ngải cứu
- Lấy khoảng 300g lá Ngải cứu tươi (hoặc 150g Ngải cứu khô) rửa sạch.
- Cho vào nồi đun với 500ml nước sạch.
- Khi nồi sôi thì vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun thêm 15 phút để thu về nước thuốc ngải cứu.
- Chia nước thuốc làm 2 lần và uống trực tiếp khi còn ấm.
- Nếu thuốc bị nguội cần đun nóng ấm rồi mới uống để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Cách 2: Chườm lá Ngải cứu
- Chuẩn bị 500g Ngải cứu tươi + 100g muối hạt (muối trắng).
- Rửa sạch Ngải cứu và để ráo nước.
- Cho Ngải cứu và muối hạt vào chảo rang lên, đảo đều tay đến khi hỗn hợp nóng già thì tắt bếp.
- Đổ hỗn hợp thu được vào một tấm vải sạch, buộc túm miệng lại sau đó dùng chườm trực tiếp vào phần bụng dưới.
- Chườm khoảng 15 phút sẽ thấy cơn đau bụng kinh dịu dần.
Cách 3: Ăn trứng rán Ngải cứu
- Đây là món ăn bổ dưỡng có thể giúp chị em giảm cơn đau bụng kinh. Cách làm rất đơn giản.
- Lấy một nắm lá Ngải cứu non, rửa sạch, để ráo nước rồi thái nhỏ. Đập 2 quả trứng gà, nêm gia vị vừa vặn và đánh đều; bắc chảo rán và ăn trực tiếp ngay sau đó.
4. Dùng Nghệ đen làm giảm đau bụng kinh
Nguyên liệu: 80g củ Nghệ đen + 20g lá Ngải cứu.
Thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu rồi cho vào ấm sắc cùng 700ml nước sạch.
- Đun sôi, rồi vặn nhỏ lửa thêm 15 phút thì tắt bếp.
- Uống 1/2 nước sắc Nghệ đen khi bị đau bụng kinh.
- Nên uống nước Nghệ đen khi còn ấm nóng. Tuyệt đối không dùng uống lạnh vì có thể gây phản tác dụng.
- Nên kết hợp chườm bụng để làm giảm nhanh cơn đau.
Cách giảm đau bụng kinh bằng thuốc Tây y
1. Dùng thuốc kê theo toa
Thuốc kê theo toa (hay thuốc kê theo đơn) là thuốc chỉ định bán theo đơn do Bác sĩ Chuyên khoa kê sau khi người bệnh tới thăm khám. Đây thường là các loại thuốc có dược tính mạnh nên phải dùng theo đúng liều lượng chỉ định để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người bệnh (mục 28 – Điều 2 – Luật Dược năm 2016).
Thuốc kê theo toa có tác dụng giảm đau bụng khi đến tháng:
Acetaminophen (Tylenol®)
Là loại thuốc giảm đau bụng kinh mà không làm phá vỡ sự bài tiết của axituric và sự cân bằng axit – bazơ. Acetaminophen cũng có dược tính không làm gián đoạn cầm máu, không gây ức chế chống kết tập tiểu cầu, từ đó không gây cường kinh (ra máu nhiều) khi phụ nữ đến tháng.
Axit mefenamic (Ponstan®)
Đây là thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) có tác dụng ức chế sự tổng hợp các prostaglandine, làm giảm các cơn đau bụng kinh mức độ nhẹ và vừa trong chu kỳ kinh nguyệt (đã được xác định nguyên nhân) hoặc người bị rong kinh chức năng.
Dydrogesterone (Duphaston®)
Dydrogesterone là thuốc nội tiết tố giúp cân bằng và bổ sung lượng hormone progesterone bị thiếu hụt trong cơ thể nữ giới, từ đó kích thích làm bong tróc lớp lót của tử cung => xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài tác dụng đều kinh, thuốc còn giúp giảm đau bụng kinh dữ dội, giảm bị chuột rút trong ngày kinh nguyệt.
Dydrogesterone cũng được dùng điều trị một số bệnh: lạc nội mạc tử cung, sẩy thai liên tiếp…
2. Thuốc không kê theo toa
Thuốc không kê theo toa hay chính là các loại thuốc được truyền bá, quảng cáo rộng rãi, được các nhà thuốc bán cho người tiêu dùng mà không có đơn thuốc.Tuy nhiên, để chắc chắn về tác dụng thuốc cũng như sự an toàn sức khỏe, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Natri naproxen (Aleve®)
Đây là loại thuốc được biết đến như một loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID). Nó hoạt động bằng cách ngăn chặn cơ thể sản xuất postaglandin (PG) – loại hormone gây cảm nhận đau và quá trình viêm ở người. Natri naproxen có một số công dụng như làm giảm đau bụng kinh, nhức đầu, đau nhức cơ bắp, viêm gân, đau răng.
Paracetamol (Panadol, Decolgen, Hapacol…)
Paracetamol được biết đến nhiều nhất với công dụng giảm đau, hạ sốt. Tuy nhiên với khả năng giảm đau nhanh, hạn chế co thắt, không gây nghiện nên hiện nay Paracetamol cũng có thể được sử dụng giảm đau bụng kinh trong các trường hợp đau nhẹ và đau vừa.
Ibuprofen (Advil®, Motrin IB®)
Cũng thuộc nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), Ibuprofen được sử dụng để làm giảm đau do các bệnh như nhức đầu, đau răng, đau bụng kinh, đau nhức cơ bắp, viêm khớp hoặc các chứng cảm cúm, cảm lạnh thông thường.
Chi tiết: Chữa đau bụng kinh nguyệt bằng thuốc
Cách trị đau bụng kinh bằng thuốc Đông y
Dùng thuốc Đông y chữa trị đau bụng kinh cũng là lựa chọn của nhiều chị em phụ nữ khi các phương pháp điều trị khác không phù hợp. Mời bạn cùng tham khảo một số bài thuốc Đông y chữa trị đau bụng kinh dưới đây:
Bài thuốc 1:
Chủ trị: Người bị đau tức và chướng căng vùng hạ vị trước và trong kỳ kinh, máu kinh ra ít, màu sắc không được tươi sáng, có máu bầm cục.
- Nguyên liệu: 100g Đỗ đen + 20g Hồng hoa (Mạt trích hoa) + đường đỏ.
- Thực hiện: Đỗ đen mang rang (sao) đến khi có mùi thơm thì cho vào nồi đun với Hồng hoa và 1 lít nước sạch. Khi nồi sôi, hạ nhỏ lửa và ninh đến khi đỗ nhừ. Lọc bỏ Hồng hoa, cho đường (chỉ nên cho ngọt vừa) và chia ăn 3 lần/ngày.
- Nên thực hiện trước kỳ kinh khoảng 3 ngày. Khi đến kỳ kinh thì ngừng.
Bài thuốc 2:
Chủ trị: Bị đau bụng khi hành kinh, rối loạn kinh nguyệt, chu kỳ kinh nguyệt không đều.
- Nguyên liệu: Xuyên quy, Hương thảo, Thược dược, cây Chó đẻ hoa vàng (đã được tẩm rượu và sao vàng): Mỗi vị 50g + mật ong.
- Thực hiện: Đem các vị thuốc tán nhỏ thành dạng bột. Trộn đều các vị thuốc, đổ mật ong và khuấy đều thành dạng hỗn hợp đặc sết. Tiến hành viên thành từng viên hoàn nhỏ (bằng khoảng hạt ngô). Sau đó đem phơi khô hoặc sấy khô. Dùng uống ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên trước bữa ăn.
Bài thuốc 3:
Chủ trị: Đau bụng kinh do hàn thấp, khí huyết ứ trệ, tắc kinh, bị đau bụng kinh nhưng không ra máu.
- Nguyên liệu: 30g Hắc khương+ 30g Đại táo + 10g Hoàng lực.
- Thực hiện: Đem các nguyên liệu ngâm với nước để mềm hơn. Sau đó thái Hắc khương thành từng lát mỏng, Đại táo cắt đôi, bỏ hạt. Cho 2 vị này vào đun với 500ml nước. Khi ấm sôi thì cho Hoàng lực vào và sắc thêm 15 phút với lửa nhỏ. Chắt thuốc và dùng uống trực tiếp, uống khi thuốc còn nóng ấm. Nếu thuốc bị nguội cần đun ấm nóng trước khi uống. Thực hiện trước kỳ kinh khoảng 3 – 5 ngày.
Bài thuốc 4:
Chủ trị: Người bị đau bụng sau kỳ kinh, vùng bụng dưới (hạ vị) đau âm ỉ, máu kinh nhợt, ít máu, cơ thể mệt mỏi, sắc mặt kém, tái nhợt.
Nguyên liệu:
- Ngưu tất rễ lớn, Kê huyết đằng, Khoai mài: Mỗi vị 16g.
- Dạ giao đằng, Kỷ tử, Long nhãn, Bạch truật, Tây đảng sâm, Bạch biển đậu, Bo bo: mỗi vị 12g.
Thực hiện: Rửa sạch tất cả rồi cho vào ấm, đổ nước xâm xấp mặt rồi sắc cạn còn 1/2. Chia làm 3 phần đều nhau uống ngay khi thuốc còn ấm để có hiệu quả tốt hơn. Thực hiện uống trước kỳ kinh khoảng 3 ngày sẽ thấy bớt đau bụng kinh hẳn.
Bài thuốc 5:
Chủ trị: Người bị đau bụng trước và sau chu kỳ kinh.
- Nguyên liệu: Ngọn cây thuốc Ngải, Xa tiền thảo, Trữ ma căn: mỗi vị 16g + 3 lát gừng tươi.
- Thực hiện: Trừ gừng tươi, lấy tất cả các vị thuốc còn lại đem sao vàng, sau đó đổ xuống nền đất sạch chờ đến khi nguội (hạ thổ). Sau đó đem cho tất cả các vị thuốc vào ấm sắc với 700ml nước sạch. Khi ấm sôi thì hạ nhỏ lửa và tiếp tục đun thêm 20 phút thì tắt bếp. Chia thuốc thành 2 phần dùng uống trong ngày, uống khi còn ấm. Thực hiện khi bị đau bụng (trước và sau hành kinh).
Cách giảm đau bụng kinh bằng phương pháp Diện Chẩn
Phương pháp Diện Chẩn (Face diagnosis – Cybernetic Therapy – FACY) hay còn gọi là Diện Chẩn, Điều khiển Liệu Pháp.
Đây là phương pháp chẩn đoán và chữa bệnh qua da trên vùng mặt, toàn thân dựa trên thuyết Đồng Ứng (Đồng thanh tương ứng – đồng khí tương cầu) bằng cách: tác động trực tiếp lên những điểm rất nhạy cảm (Sinh Huyệt) và vùng tương ứng với các bộ phận bị bệnh trên toàn thân (Đồ Hình Phản Chiếu).
Hiện nay Diện Chẩn đã mở rộng việc chẩn đoán và trị liệu ra toàn thân, đặc biệt là trên bàn tay, cánh tay, từ đó có thể tác động trên bàn tay, bàn chân, cánh tay, cổ tay để hỗ trợ việc trị liệu các vấn đề về sức khỏe của toàn thân vì Diện Chẩn là một dạng phản xạ học đa hướng và đa hệ, nó khác biệt với phản xạ học cổ điển có tính nhất hướng.
Ở Việt Nam, Diện Chẩn này ra đời vào đầu năm 1980 do nhà nghiên cứu y học dân tộc, GS TSKH Bùi Quốc Châu sáng tạo. Bên cạnh cách châm cứu, bấm huyệt thì đây cũng là một phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc hiệu quả và ngày càng được ứng dụng rộng dãi.
Cách trị đau bụng kinh bằng phương pháp Diện Chẩn:
Cách 1: Diện Chẩn bằng tay trái
Theo Đồ Hình Phản Chiếu, khi ta nắm các ngón tay lại thì: phần nắm tay đồng ứng với đầu, cổ tay đồng ứng với phần cổ, mặt ngoài tay đồng ứng với lưng và mặt trong của tay – cách vị trí khuỷu tay (mặt trong) khoảng 2cm – 3cm đồng ứng với bụng.
Người đến tháng bị đau bụng kinh nếu ấn vào vị trí đồng ứng với bụng sẽ cảm thấy bị đau nhói.
Cách thực hiện:
- Gập cánh tay trái và đồng thời nắm các ngón tay lại, mặt trong cánh tay hướng về phía mặt (mặt chúng ta).
- Dùng ngón tay cái bên phải ấn một lực vừa phải vào vị trí diện chẩn bên tay trái. Giữ nguyên vị trí này trong 1 – 2 phút thì dừng, sẽ cảm thấy cơn đau bụng kinh dịu hẳn.
- Thực hiện khoảng 10 phút liên tục hoặc cho đến khi chị em cảm thấy dễ chịu thì ngừng. Có thể thực hiện nhiều lần trong ngày.
- Để đạt hiệu quả giảm đau bụng kinh nhanh hơn, chị em có thể kết hợp với chườm nóng phần bụng dưới.
Để hiểu thêm cách thực hiện, bạn có thể xem chi tiết:
Cách 2: Diện chẩn vào phần môi trên và cằm
Theo Đồ Hình Phản Chiếu, trên gương mặt của chúng ta phần bờ môi trên và phần cằm phản chiếu hình ảnh tử cung với các sinh huyệt 63 ; 7+ ; 7- ; 127; 156. Cụ thể:
- Sinh huyệt 63: đồng ứng với phần giữa (lòng) tử cung.
- Sinh huyệt 7+ ; 7- : đồng ứng với 2 bên buồng trứng.
- Sinh huyệt 127 : đồng ứng với đáy tử cung.
- Sinh huyệt 156 : đồng ứng với âm đạo.
Cách thực hiện:
- Dùng 3 ngón tay (ngón tay trỏ, ngón tay giữ và ngón tay áp út) khép chặt lại rồi tiến hành ấn hoặc ray với một lực vừa đủ vào phần môi trên (tương ứng với sinh huyệt 7+ ; 63 và 7- ) cho đến khi phần môi trên nóng lên.
- Tiếp tục khép chặt 3 ngón tay và ấn vào vị trí dưới cằm để vùng cằm ấm lên.
- Nếu Diện Chẩn đúng các vị trí sinh huyệt thì sau khoảng 1 – 2 phút thực hiện bạn sẽ cảm thấy cảm giác đau bụng kinh dịu hẳn.
Giảm đau bụng kinh bằng cách bấm huyệt
Bấm huyệt cũng là một trong những cách giảm đau bụng kinh hiệu quả. Để điều trị thống kinh, ta tập trung vào 3 huyệt: Huyệt Thái xung, huyệt Huyết hải và huyệt Tam âm giao.
- Huyệt Thái xung: Là huyệt đạo nằm sau khe giữa ngón chân 1 và 2 (ngón chân cái và ngón sát cạnh) đo lên 1,5cm.
- Huyệt Huyết hải: Nằm ở mặt trong đầu gối cách điểm giữa bờ trên xương bánh chè lên trên 1cm vào phía trong 2cm.
- Huyệt Tam âm giao: Nằm ở cổ chân, cách đỉnh mắt cá trong lên 3cm sát với bờ sau xương chày ra sau ngang một khoát ngón tay.
Cách bấm huyệt:
- Dùng tay bấm sâu, ấn đồng thời ray nhẹ nhàng huyệt Thái xung từ 3 – 5 phút.
- Tiếp sau, ấn ray tương tự với các huyệt Huyết hải và huyệt Tam âm giao.
- Cuối cùng, xoa ấn nhẹ nhàng vùng tử cung (nằm dưới rốn 4cm, đo sang hai bên mỗi bên cách 3cm) từ 1 – 3 phút rồi nắm tay đấm xát tích vùng L1 + L2 (từ xương sườn cụt thứ 12 gióng ra sau lưng) đến khi có cảm giác ấm nóng là được.
- Thực hiện ngày 1 – 2 lần khi bị đau bụng kinh, hoặc có thể thực hiện trước kỳ kinh 3 hôm.
Cách vuốt môi trên hết đau bụng kinh
Vuốt môi trên để hết đau bụng kinh cũng là một cách được chia sẻ nhiều trên phương tiện thông tin hiện nay. Nó thực hiện bằng cách dùng 2 ngón tay trỏ vuốt đồng thời lên 2 bên ở phần môi trên (nhân trung được tính làm vị trí chính giữa) cho đến khi cảm giác vùng môi trên nóng lên thì sẽ thấy giảm bớt cơn đau bụng kinh đáng kể.
Trên thực tế, cách vuốt môi trên chữa trị đau bụng kinh có nguồn gốc từ phương pháp giảm đau bụng kinh bằng Diện Chẩn. Nhưng có nhiều chị em không xác định được chính xác vị trí các sinh huyệt nên đã lựa chọn làm toàn bộ vùng môi trên nóng lên để đỡ đau bụng kinh khi đến tháng.
Thông tin hữu ích: Cách trị đau bụng kinh khi tới tháng
Một số lưu ý tránh làm cơn đau bụng kinh trầm trọng
Nên nằm ngửa hoặc nằm nghiêng khi ngủ khi bị đau bụng kinh. Không nằm sấp khi ngủ vì tư thế này làm gia tăng áp lực lên vùng bụng dưới , có thể gây đau bụng trầm trọng hơn khi đang ngủ.
Đảm bảo ngủ đủ giấc (ít nhất 7 – 8h/ngày) trong những ngày nguyệt san.
Luôn uống nước ấm trong những “ngày ấy” để giữ nhiệt độ ổn định cho vùng bụng, tránh vùng bụng bị lạnh gây đau bụng kinh đột ngột.
Tắm bằng nước ấm và tuyệt đối không tắm vào buổi tối muộn bằng nước lạnh trong những ngày hành kinh.
Không lạm dụng thuốc giảm đau bụng kinh bởi cơn đau bụng kinh sẽ “có mặt” đều trong các tháng nên việc uống thuốc giảm đau trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe chị em. Thay vì đó hãy lựa chọn một số cách giảm đau bụng phổ biến tại nhà.
Nếu trong trường hợp buộc phải uống thuốc giảm đau bụng kinh, hay xin lời tư vấn và loại thuốc giảm đau phù hợp từ các bác sĩ sản phụ khoa để đảm bảo an toàn cho bạn.
“Đau bụng kinh dữ dội sẽ tự khỏi thôi”: Đây là suy nghĩ chưa chính xác mà nhiều chị em mắc phải. Đau bụng có thể nằm trong mức độ chịu đựng được. Nhưng nếu xuất hiện cơn đau bụng kinh dữ dội kèm theo các biểu hiện bất thường kéo dài không tự hết, thì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý và triệu chứng này sẽ chỉ nặng hơn chứ khó “tự khỏi” lắm. Hãy chủ động thăm khám để theo dõi và đảm bảo sức khỏe nếu bị đau bụng kinh dữ dội bất thường con gái nhé.
QueenUp – Hỗ trợ giảm đau bụng kinh và tăng cường nội tiết tố nữ
Bên cạnh các cách giảm đau bụng kinh trên, các chị em phụ nữ có thể tham khảo thêm QueenUp – sản phẩm giúp giảm đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt và bổ sung tăng cường nội tiết tố nữ hiệu quả.
- Với các thành phần tốt cho sinh lý nữ như: Shatavadin®, cao Dâu tằm, cao Đương quy, cao Hương phụ QueenUp có khả năng nuôi dưỡng và bảo vệ buồng trứng khỏi các tác nhân hóa học, kích thích cơ thể sản sinh estrogen nội sinh làm tăng cường nội tiết tố nữ và đồng thời chậm quá trình lão hóa ở nữ giới.
- Bên cạnh đó, QueenUp có bổ sung thêm các thành phần cao Ích mẫu, Đông trùng hạ thảo, Collagen và Vitamin E giúp chị em phụ nữ nuôi dưỡng và làm đẹp da; cải thiện chứng mất ngủ, bốc hỏa, hay cáu gắt; điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh trong những ngày “Dâu tây” hiệu quả.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về sức khỏe sinh lý nữ và sản phẩm QueenUp, mời Quý khách gọi đến tổng đài18001276 (miễn cước) hoặc kết nối Zalo 0337.217.065 để được các chuyên gia hỗ trợ!
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao QueenUp tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán QueenUp chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY