Mụn cóc là một sự tăng tưởng vô hại trên da do nhiễm trùng papillomavirus gây ra. Ngoài việc điều trị bằng phẫu thuật, laser hay lột hóa chất thì các cách trị mụn cóc tại nhà cũng có thể đáp ứng trong một số trường hợp nhất định.
Hướng dẫn 7 cách trị mụn cóc tại nhà rất đơn giản
Mụn cóc nổi trên da là do virus papillomavirus (HPV) ở người gây ra. Chúng có thể ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận trên cơ thể. Trong đó, mụn cóc sinh dục là nghiêm trọng nhất và cần sớm nhận được sự chăm sóc chuyên sâu.
Mụn cóc có thể gây khó chịu và đau đớn, đồng thời ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Chúng còn dễ lây lan ra các vùng da khác, thậm chí là lây cho người khác nếu có tiếp xúc.
Trường hợp mụn mọc ở những vị trí như chân, tay hay những vùng da khác ngoài vùng sinh dục thì các phương pháp điều trị tại nhà có thể mang lại hiệu quả tốt.
1. Dùng giấm táo
Trong giấm táo có hàm lượng tương đối lớn acid salicylic,. Loại acid này đã được kiểm chứng là có tác dụng tốt với việc điều trị mụn cóc nhờ khả năng giúp lột lớp da bị nhiễm trùng.
Giấm táo còn có tính kháng khuẩn tự nhiên có thể giúp ức chế sự phát triển cũng như lan rộng của virus HPV. Để thực hiện cách này, bạn cần pha hỗn hợp có chứa 2 phần giấm táo và 1 phần nước. Sau đó dùng 1 ít bông y tế thấm vào dung dịch vừa pha rồi đặt lên mụn cóc. Băng kín trong 3 – 4 giờ rồi gỡ ra.
Luôn phải pha loãng giấm táo với nước để tránh độ acid mạnh có thể khiến da bị kích ứng hay bỏng hóa chất. Ngoài ra cách này không nên áp dụng khi da có vết thương hở.
2. Tỏi trị mụn cóc
Tỏi từ lâu đã được biết đến như một liều thuốc tự nhiên hữu hiệu sử dụng để chữa lành một số tình trạng da như bệnh vảy nến hay sẹo lồi. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng phổ biến cho các bệnh nhiễm trùng da do virus, vi khuẩn hay nấm, trong đó có mụn cóc.
Một nghiên cứu vào năm 2014 chỉ ra rằng, chiết xuất từ tỏi có thể loại bỏ mụn cóc trong vòng 4 tuần. Và điều đặc biệt là các mụn cóc không có dấu hiệu quay trở lại.
Chính thành phần Allicin trong tỏi đã mang đến tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm. Nó hoạt động bằng cách tiêu diệt các enzyme có trong mầm bệnh gây hại.
Để điều trị mụn cóc tại nhà bằng tỏi, bạn hãy nghiền nát 1 tép tỏi và trộn với chút nước. Thoa lên vùng da nổi mụn cóc và băng kín lại. Thực hiện đều đặn mỗi ngày trong vòng 3 – 4 tuần. Ngoài việc giã tỏi, bạn còn có thể chà trực tiếp tép tỏi đã bóc vỏ lên mụn cóc.
3. Gel nha đam
Gel nha đam được sử dụng rất phổ biến cho các tình trạng da như bỏng nhẹ hay bệnh vẩy nến. Nếu mụn cóc khiến bạn bị ngứa hoặc đau thì gel nha đam có thể hỗ trợ cải thiện triệu chứng. Gel nha đam cũng có tác dụng chống lại một số mầm bệnh, bao gồm cả các loại virus.
Để áp dụng cách này, bạn cần chuẩn bị 1 lá nha đam tươi. Đem rửa sạch rồi gọt phần vỏ và cạo lấy phần gel. Dùng gel nha đam thoa trực tiếp lên nốt mụn cóc. Thực hiện đều đặn mỗi ngày để cảm nhận sức khỏe.
4. Sử dụng Aspirin
Aspirin là loại thuốc không kê đơn được đánh giá cao trong việc giúp trị mụn cóc ngay tại nhà. Thành phần chính của nó là acid salicylic, hoạt động bằng cách lột da bị nhiễm trùng. Theo thời gian, điều này có thể loại bỏ mụn cóc một cách từ từ.
Phương pháp được đề xuất là nghiền nát viên aspirin và trộn với nước. Áp dụng thoa hỗn hợp này lên mụn cóc và băng lại qua đêm. Thực hiện hàng ngày sẽ sớm mang lại kết quả.
5. Băng keo
Sử dụng băng keo là một trong những biện pháp khắc phục tại nhà phổ biến nhất cho mụn cóc. Nó không tốn kém và rất dễ thực hiện. Băng keo được cho là có thể loại bỏ da bị nhiễm bệnh theo thời gian.
Để áp dụng cách này, bạn chỉ cần dùng một miếng nhỏ băng keo và dán trực tiếp lên mụn cóc. Để yên trong khoảng từ 3 – 6 ngày rồi gỡ ra. Tiếp đến ngâm mụn cóc trong nước ấm và dùng đá bọt hay đá nhám để chà lên nó. Để mụn cóc thông thoáng trong khoảng 10 – 12 giờ rồi lặp lại quá trình.
Nếu bạn có làn nha nhạy cảm thì cần cẩn thận khi trị mụn cóc tại nhà với băng keo. Bởi nó có thể gây đỏ, kích ứng, thậm chí là khiến da bị chảy máu.
6. Vitamin C và E
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhiều loại vitamin cũng đem lại tác dụng tốt trong điều trị mụn cóc. Điển hình nhất là vitamin C và vitamin E.
Vitamin C có tác dụng tăng cường miễn dịch. Đồng thời hỗ trợ chữa lành vết thương và giúp các mô da trở nên khỏe mạnh hơn. Nó được cho là có thể giúp chống lại HPV.
Để thử nó, bạn có thể nghiền nát 1 viên vitamin C và trộn với nước. Tiếp đến thoa lên vùng da bị mụn cóc và băng lại qua đêm. Nhiều người cho rằng hòa vitamin C trong nước chanh có thể cho ra một hỗn hợp hiệu quả hơn. Tuy nhiên cần chú ý bởi acid trong nước chanh có thể sẽ khiến da bị kích ứng.
Ngoài vitamin C thì vitamin E cũng là một phương thuốc tại nhà có thể đáp ứng với mụn cóc. Nó có thể giúp cải thiện phản ứng của cơ thể với HPV. Bạn có thể chọc thủng 1 viên vitamin E rồi bôi trực tiếp lên mụn cóc. Sử dụng băng để băng lại và giữ qua đêm. Lặp lại cách này hằng ngày và liên tục trong khoảng 2 tuần.
7. Các loại tinh dầu
Điều trị mụn cóc bằng một số loại tinh dầu là biện pháp tại nhà được ứng dụng tương đối phổ biến.
- Tinh dầu tràm trà: Được kiểm chứng là có tính kháng khuẩn và kháng nấm rất tốt. Ngoài ra còn giúp làm dịu da và tăng tốc độ chữa lành vết thương. Nhờ đó mà có thể loại bỏ từ từ mụn cóc. Dầu tràm trà pha loãng có thể bôi trực tiếp lên mụn cóc tối đa 2 lần/ngày. Có thể mất tới vài tháng để bạn thấy rõ kết quả.
- Tinh dầu vỏ quế: Chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa và kháng khuẩn. Nhờ đặc tính này mà dầu vỏ quế trở nên hữu ích trong điều trị mụn cóc. Tinh dầu quế cực mạnh có thể khiến da bị kích ứng nếu bôi trực tiếp. Vì thế nên trộn lượng nhỏ tinh dầu vỏ quế với các loại tinh dầu khác hay với một loại dầu nền trước khi dùng.
- Tinh dầu trầm hương: Có đặc tính làm se, kháng khuẩn và hỗ trợ làm lành nhanh vết thương. Nhờ đó mà được ứng dụng trong điều trị mụn cóc. Nên pha 1 – 2 giọt tinh dầu trầm hương với khoảng 3 – 6 giọt dầu thực vật. Sau đó dùng bông y tế nhúng vào, đặt lên mụn cóc và băng kín lại. Lặp lại 2 lần/tuần đế khi mụn cóc biến mất.
Nếu các phương pháp trị mụn cóc tại nhà không đáp ứng, bạn hãy sớm thăm khám để được điều trị chuyên sâu hơn. Đặc biệt trong trường hợp bị mụn cóc sinh dục tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà. Hay thăm khám ngay để bác sĩ có cách can thiệp kịp thời.