Lên kế hoạch phát triển bản thân giúp mỗi người hiểu rõ công việc mình cần làm, đó có thể bắt nguồn từ những công việc đơn giản nhất. Bạn hãy cùng Isinhvien tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc lên kế hoạch phát triển bản thân nhé.
Kế hoạch phát triển bản thân là gì?
Kế hoạch phát triển bản thân là một bản kế hoạch hành động dựa trên sự nhận thức, trải nghiệm, đánh giá, mục tiêu và phương hướng cho sự phát triển bản thân. Kế hoạch được xét trong nhiều lĩnh vực nghề nghiệp, giáo dục, mối quan hệ hoặc việc tự hoàn thiện bản thân.
Một kế hoạch phát triển bản thân tốt sẽ cung cấp cho bạn sự tập trung, nó giúp bạn vạch ra con đường hướng tới sự thành công. Nhờ vậy mà bạn có thể đưa ra các quyết định sáng suốt hơn và ngăn bạn có ý định lùi bước.
Viết kế hoạch phát triển bản thân
Có 7 bước để lên kế hoạch phát triển bản thân:
Đặt mục tiêu cho bản thân
Bạn hãy tìm kiếm những điều bạn thực sự muốn trong cuộc sống này, đây sẽ là những mục tiêu dài hạn của bạn. Việc lập kế hoạch phát triển bản thân là cơ hội để chúng ta nhìn nhận bản thân và dõi theo sự tiến bộ của mình. Một kế hoạch tốt phải bao gồm những mục tiêu lớn và nhỏ khác nhau để giúp bạn tiến tới thành công. Đồng thời hãy đề ra thời gian cụ thể cho từng mục tiêu đó.
Việc bạn đặt ra mục tiêu cho bản thân này có thể không là gì so với ước muốn mà bạn đang hướng tới, nhưng chắc chắn, nó sẽ giúp bạn định hướng rõ con đường mình sắp đi, mọi khó khăn sẽ được liệu trước. Và như vậy, đó chính là cơ hội mà chúng ta nên nắm bắt.
Ví dụ như bạn muốn giảm cân. Hãy chỉ định bao nhiêu cân bạn muốn giảm và khoảng thời gian ước tính để làm như vậy.
Ưu tiên các mục tiêu của bạn
Có những mục tiêu lớn cũng như những mục tiêu nhỏ hơn. Sau khi liệt kê các mục tiêu của bạn, hãy xem xét các mức ưu tiên cho từng mục tiêu. Bạn lựa chọn từng mục tiêu thành từng bước tùy thuộc vào mức độ liên quan, mức độ khẩn cấp và tầm quan trọng của nó đối với bạn.
Tiếp theo, bạn cần xem xét tất cả các bước nhỏ sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu lớn của mình. Và bạn sẽ cần ưu tiên những mục tiêu nhỏ hơn này. Hãy nhớ rằng bạn không thể làm mọi thứ cùng một lúc và cố gắng sẽ dẫn đến thất bại.
Chẳng hạn, bạn có thể ưu tiên giảm việc giảm cân như một mục tiêu trong nửa đầu năm nay. Những lợi ích của điều đó, bao gồm có được body tốt hơn, sức khỏe và thể lực tốt hơn, có thể tăng cường tích cực sự tự tin của bạn; và kết quả là mối quan hệ của bạn với người khác sẽ được cải thiện.
Đặt ra các cột mốc
Khi nào thì kế hoạch phát triển bản thân của bạn thực hiện xong? Mục tiêu của bạn khi nào được hoàn thành? Bạn cần đề ra một mốc thời gian cụ thể để thúc đẩy mình làm việc chăm chỉ hơn và điều đó giúp bạn tiến đến được với mục tiêu chính nhanh hơn.
Chẳng hạn: Mục tiêu của bạn là giảm được 20 kg để body trở nên hoàn hảo hơn và bạn giảm được 2 kg mỗi tuần. Bạn có thể lấy đó làm cột mốc để những tuần tiếp theo có thể giảm nhiều hơn con số 2 kg đó như 3 hoặc 4 kg chẳng hạn.
Nhận ra các mối đe dọa và cơ hội
Những mối đe doạ đến kế hoạch phát triển bản thân có thể là những yếu tố bên ngoài hoặc bên trong của bản thân bạn. Nếu bạn để chúng xảy ra, chúng sẽ ngăn cản bạn đạt được mục tiêu của mình hoặc khiến bạn chậm trễ trên con đường của mình.
Ví dụ: Thiếu động lực có thể gây bất lợi cho việc giảm cân đó. Nhưng một khi bạn đã xác định được nguyên nhân trì hoãn hoặc mất tập trung của mình, bạn có thể đưa ra các phương pháp giúp bạn có động lực để thực hiện ước mơ giảm cân của mình.
Cũng sẽ có những điều bạn có thể có thể tận dụng sẽ giúp bạn trên con đường lên kế hoạch phát triển bản thân của mình. Đây là những cơ hội của bạn.
Ví dụ: Nếu có một hội nghị sức khoẻ sắp tới. Hãy tận dụng tình huống đó, bạn đến nơi và học hỏi thêm các kinh nghiệm để có thể giảm cân như ý muốn.
Lên kế hoạch hành động
Nắm bắt những thách thức, cơ hội, điểm yếu và các cột mốc có thể định lượng của bạn, tạo ra một kế hoạch hành động chi tiết hóa các hành động mà bạn dự định thực hiện để đạt được mục tiêu của mình. Số lượng hoạt động được đề xuất để hoàn thành một mục tiêu là từ 5 đến 10.
Ví dụ: Nếu mục tiêu của bạn là giảm cân, kế hoạch hành động của bạn có thể là:
- Đi đến phòng tập thể dục mỗi thứ hai, thứ tư và thứ sáu.
- Mang theo thực phẩm lành mạnh để làm việc từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần.
- Chỉ ăn thực phẩm chế biến sẵn một lần trong 2 tuần.
- Đi bộ về nhà từ công việc mỗi ngày như một bài tập.
Sử dụng sự hỗ trợ
Dù kế hoạch phát triển bản thân của bạn là gì, hãy quyết tâm thực hiện theo .Và thông qua ước muốn của bạn, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ xung quanh. Bạn có thể nhờ một người bạn hoặc thành viên gia đình đưa ra lời nhắc nhở thường xuyên để kế hoạch được đảm bảo thực hiện đúng.
Theo dõi sự tiến bộ của bạn
Cho dù đó là việc lớn hay nhỏ, sau khi bạn đạt được một số tiến bộ, hãy dành thời gian theo dõi tiến độ của bạn, để ngẫm nghĩ xem bạn đã đi được bao xa.
Nhận ra những gì bản thân đã làm được trong kế hoạch phát triển bản thân là một cách để củng cố động lực của bạn và tiếp tục cống hiến.
Lập kế hoạch phát triển bản thân, chưa bao giờ là một việc lỗi thời. Các bạn dù ở độ tuổi nào cũng cần nuôi dưỡng bên trong mình một động lực để phấn đấu cho mục tiêu của mỗi người. Cùng với bài viết này, Isinhvien xin gửi gắm các bạn lời chúc tốt đẹp nhất, mong rằng, bạn sẽ luôn đạt được những điều mình mong muốn.