“Trung thực mà không hiểu biết thì yếu ớt và vô dụng, còn hiểu biết mà không trung thực thì thật là nguy hiểm và đáng sợ. Còn những người trung thực và hiểu biết sẽ là những người viết nên lịch sử của chính mình”
– Samuel Johnson –
Lòng trung thực từ lâu đã là một đức tính quan trọng tạo nên một con người đầy đủ tài trí, đạo đức và sống đúng chuẩn mực xã hội. Đó là một người dũng cảm, khẳng khái, không sợ kẻ gian, không bị cái xấu, cái ác vấy bẩn.
1. Trung thực là gì?
Trung thực là một đức tính quý báu của con người, tuân theo tiêu chuẩn đạo đức một cách mạnh mẽ. Trung thực chính là luôn nói ra sự thật, luôn ngay thẳng, không thêm mắm dặm muối, không kể sai, không làm sai lệch những sự việc đã xảy ra.
Người có lòng trung thực là người đáng tin cậy, họ không chấp nhận gian dối, đồng thời cũng là một người dũng cảm vì luôn dám đứng lên nói ra sự thật.
Đồng nghĩa với trung thực là: Khẳng khái, chính trực, thật thà, thẳng thắn,…
Trái nghĩa với trung thực là: Xảo trá, gian manh, điêu ngoa, thủ đoạn…
2. Những câu ca dao, tục ngữ về trung thực
Trung thực là đức tính tốt đẹp của con người và luôn được đề cao trong xã hội. Đây cũng là bài học quý giá mà ông cha ta muốn truyền dạy lại cho các thế hệ sau. Điều này đã được thể hiện qua vô vàn câu ca dao, tục ngữ thể hiện tính trung thực, chính trực.
2.1 Những câu tục ngữ về trung thực
Những câu tục ngữ nói về tính trung thực dưới đây được ông cha ta đúc kết từ kinh nghiệm sống qua bao đời đến nay vẫn còn nguyên giá trị về bài học làm người.
- Thật thà ma vật không chết.
- Thật thà là cha thằng dại.
- Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay.
- Đấu hàng xáo, gáo hàng dầu.
- Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng.
- Một câu nói ngay bằng ăn chay cả tháng.
- Mất lòng trước, được lòng sau.
- Nói lời phải giữ lấy lời.
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay. - Khôn ngoan chẳng lọ thật thà
Lường thưng tráo đấu chẳng qua đong đầy. - Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành.
- Ăn ngay nói thẳng.
- Giàu về hàng nén, chẳng giàu về xén bờ.
- Trung thực, thật thà thường thua thiệt.
- Cây thẳng bóng ngay, cây cong bóng vẹo.
- Của phi nghĩa có giàu đâu,
Ở cho ngay thẳng giàu sau mới bền.
2.2 Những câu ca dao về trung thực
Những câu ca dao trung thực có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lý làm người, góp phần hình thành cho con người những phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
- Những người tính nết thật thà,
Đi đâu cũng được người ta tin dùng. - Đừng bảo rằng trời không tai,
Nói đơm nói đặt cậy tài mà chi. - Sông sâu còn có kẻ dò,
Nào ai lấy thước mà đo lòng người. - Người gian thì sợ người ngay,
Người ngay chẳng sợ đường cày cong queo. - Chớ nghe lời phỉnh tiếng phờ,
Thò tay vào lờ mắc kẹt cái hom.
- Tu thân rồi mới tề gia,
Lòng ngay nói thật gian tà mặc ai. - Đời loạn mới biết tôi trung,
Tuế hàn mới biết bá tùng kiên tâm. - Nhà nghèo yêu kẻ thật thà,
Nhà quan yêu kẻ giàu ra nịnh thần. - Những người tính nết thật thà
Đi đâu cũng được người ta tin dùng. - Những người thành thật môi dày
Lại thêm ít nói lòng đầy nghĩa nhân.
- Làm người suy chín xét xa
Cho từng gốc nhọc, cho ra vắn dài. - Làm người phải đắn phải đo
Phải cân nặng nhẹ, phải dò nông sâu. - Ai ơi! Giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
3. Những câu thành ngữ nói về tính trung thực
Trung thực là biết tôn trọng sự thật, dũng cảm bảo vệ công lý, thẳng thắn phê bình và tự phê bình. Bài học quý giá này đã được các thế hệ đi trước truyền đạt lại thông qua những câu thành ngữ về tính trung thực sau.
- Thật thà là cha quỷ quái.
- Nói gần nói xa chẳng qua nói thật.
- Một lời nói dối, sám hối bảy ngày.
- Một lời nói, một đọi máu.
- Ăn ngay ở thật, mọi tật mọi lành.
- Làm người tính phải thẳng ngay,
Việc làm chớ ngại, phải miệt mài siêng năng. - Ăn no lòng, nói mất lòng.
- Cao thành nở ngọn, mọi bọn mọi đến.
- Chân chỉ hạt bột.
- Dò sông dò biển dò nguồn,
Biết sao được bụng lái buôn mà dò. - Đi buôn nói ngay không tày đi cày nói dối.
- Đong đầy bán vơi.
- Làm tôi ngay, ăn mày thật.
- Nói ngay hay trái tai.
- Đói cho sạch, rách cho thơm.
4. Những câu thành ngữ, ca dao, tục ngữ không thể hiện tính trung thực
Bên cạnh những câu ca dao, tục ngữ về lòng trung thực, trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam còn có vô vàn câu ca dao, tục ngữ về sự sự giả tạo, gian manh để phê phán thói hư tật xấu của con người.
- Mật ngọt chết ruồi.
- Bề ngoài thơn thớt nói cười,
Mà trong gian hiểm giết người không đao. - Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay.
- Bụng gian miệng thẳng.
- Ăn gian nó giàn ra đấy.
- Ăn mặn nói ngay còn hơn ăn chay nói dối.
- Buôn đằng sóng, nói đằng gió.
- Buôn gian bán lận.
- Bứng cây sống trồng cây chết.
- Cơm cá giả mặt bụt.
- Đi nói dối cha, về nhà dối chú.
- Đường đi hay tối, nói dối hay cùng.
- Khẩu Phật tâm xà.
- Nói dối như Cuội.
- Hòn đất mà biết nói năng,
Thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn. - Ăn thật làm bỡn.
- Buôn bưởi bán bòng.
- Nói khoác gặp thời.
- Đi đêm lắm có ngày gặp ma.
- Đong đầy bán vơi.
Trong kho tàn văn học dân gian Việt Nam có muôn ngàn câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về trung thực và trên đây là những câu phổ biến, được lưu truyền rộng rãi nhất. Qua những lời răn dạy sâu sắc này của ông cha mong rằng đức tính trung thực trong mỗi chúng ta được nuôi dưỡng ngày càng mạnh mẽ hơn!
Sưu tầm
Nguồn ảnh: Internet