Thiền định giúp bạn đạt đến mức độ bình yên và thư giãn nội tâm sâu sắc nhất. Tuy nhiên nếu thiền không đúng tư thế không những không chạm được đến những xúc cảm bình an ấy mà ngược lại còn phản tác dụng lên cơ thể của bạn, khiến bạn cảm thấy đau mỏi.
Vậy phải ngồi thiền như thế nào mới đúng cách và cho hiệu quả cao nhất? Bài viết này chính là câu trả lời hoàn hảo nhất cho bạn về 6 tư thế ngồi thiền phổ biến và đúng phương pháp nhất hiện nay.
1. Lợi ích của việc ngồi thiền
Lợi ích đầu tiên mà chắc hẳn ai cũng biết đó là ngồi thiền giúp bạn giảm cơn căng thẳng hiệu quả. Một nghiên cứu khoa học được thực hiện ở Bỉ thu hút khoảng 400 sinh viên tham gia đã đưa ra kết luận rằng những sinh viên thường xuyên ngồi thiền đã giảm được mức độ căng thẳng, trầm cảm và lo lắng một cách đáng kể.
Một lợi ích đặc biệt khác của ngồi thiền đó là bạn có thể kiểm soát những lo lắng đang hoành hành trong tâm trí. Trong một báo cáo về số liệu phân tích tổng hợp của gần 1300 người trưởng thành đã chỉ rõ thiền định có thể giúp họ giảm thiểu những muộn phiền, sầu não, lo lắng trong cuộc sống. Điều đáng chú ý, càng ở những người có mức độ lo lắng cao, mức độ lo lắng càng được cải thiện mạnh mẽ.
Ngoài ra, thiền định còn có thể giúp con người rèn luyện trạng thái cảm xúc. Với những người thường xuyên phải đối mặt với những triệu chứng trầm cảm hay đang bị trầm cảm, việc ngồi thiền mỗi ngày có thể giúp họ kích thích trạng thái cảm xúc và nhìn nhận cuộc sống một cách tươi đẹp hơn.
Các nhà khoa học còn khẳng định rằng, thiền định là cách tốt nhất để kìm lại quá trình lão hóa, không chỉ thể hiện ra ngoài cơ thể, trên làn da, mà cả trong não bộ của bạn. Nó giúp tế bào não phục hồi các thương tổn.
Cùng với đó là rất nhiều những lợi ích tuyệt vời khác mà thiền định mang đến cho cơ thể của chúng ta như: giảm đau, giảm căng cơ; hỗ trợ chữa các bệnh về đường hô hấp; cải thiện chất lượng giấc ngủ và tăng cường hệ miễn dịch…
2. 6 tư thế ngồi thiền đúng phương pháp
Ngồi thiền đúng phương pháp để giúp sức khoẻ cơ thể được cải thiện cao nhất cả về thể chất lẫn tinh thần. Hãy nắm lòng 6 tư thế ngồi thiền đúng phương pháp dưới đây để thực hành mỗi ngày bạn nhé.
2.1. Tư thế Phần Tư Kiết Già (phần tư Liên Hoa – The Quarter Lotus)
Với những “lính mới” mới chập chững tập thiền hay với người cao tuổi – xương khớp không còn được dảo dai nữa có lẽ đây là tư thế phù hợp nhất với họ bởi rất dễ thực hiện.
Ở tư thế này bạn chỉ cần ngồi với hai chân đan chéo, hai bàn chân nằm gọn dưới đùi hoặc đầu gối của chân đối diện.
2.2. Tư thế Bán Kiết Già (bán Liên Hoa – The Half Lotus)
Được gọi là Bán Kiết Già bởi độ khó của tư thế này nằm ở giữa tư thế ngồi thiền đơn giản – Phần Tư Kiết Già và tư thế ngồi thiền phức tạp. Để thực hiện tư thế này đúng cách bạn cần ngồi trong trạng thái thả lỏng và gác một bàn chân lên bắp đùi của chân đối diện, bàn chân còn lại dựng đứng và nghỉ ngơi hoặc kẹp phía dưới bắp chân kia.
Ở tư thế này bạn có thể giữ vững trạng thái thiền ngay ngắn, ngay cả khi đã vào giai đoạn thiền sâu cũng không lo bị nghiêng ngả gây mất tập trung.
Để có thể thiền ở tư thế này dễ dàng nhất mà không lo bị đau mỏi, bạn cần khởi động toàn bộ cơ thể trước khi bắt đầu “nhiệm vụ”. Các động tác để thả lỏng cơ đùi, háng và các khớp ở cổ chân, lưng là những bài khởi động quan trọng quyết định đến sự thành bại của bài thiền.
Trong thời gian mới bắt đầu tập thiền chắc chắn không thể tránh khỏi các cơn đau nhức do căng cơ gây ra, nhưng với sự kiên trì và cố gắng mỗi ngày chắc chắn bạn sẽ hái được quả ngọt sớm thôi.
2.3. Tư thế Toàn Kiết Già (Toàn Liên Hoa – The Full Lotus)
Đây là tư thế nâng cao của Bán Kiết Già và cũng là tư thế thích hợp nhất cho việc ngồi thiền. Để ngồi được trong tư thế Kiết Già, ban đầu bạn hãy chuẩn bị trong tư thế ngồi xếp bằng tự nhiên.
Trước hết, hai chân phải được khoá vào nhau bằng cách dùng hai bàn tay nắm bàn chân phải từ từ gấp chân lại và đặt bàn chân lên đùi trái, gót chân ép sát bụng, lòng bàn chân ngửa lên trời. Kế tiếp, các bạn dùng hai bàn tay nắm bàn chân trái gấp lại, đặt bàn chân trái lên đùi phải, kéo nhẹ gót chân vào sát bụng, bàn chân ngửa lên trời.
Tư thế này khá khó để có thể thực hiện được đúng kỹ thuật, nhưng chỉ cần bạn chăm chỉ và cố gắng làm theo hướng dẫn bạn sẽ sớm thành công thôi. Với tư thế Kiết Già, tất cả những lợi ích bạn hy vọng ở việc ngồi thiền đều được hội tụ và cơ thể bạn chỉ có thể lĩnh hội trọn vẹn nhất khi bạn thực hiện đúng phương pháp.
2.4. Tư thế Seiza Nhật Bản
Tư thế này được thực hiện trên một ghế nhỏ, hai chân được để dưới ghế. Nếu muốn tăng tính êm ái, thay vì đặt ghế bạn cũng có thể đặt một chiếc gối lên hai chân và mông ngồi trên đó.
Ở tư thế này, người luyện tập cần đảm bảo hai ngón chân cái của hai chân được xếp chồng lên nhau. Với người đàn ông, khoảng cách giữa hai đầu gối là khoảng 10 – 15cm, với phụ nữ thì có thể tùy chỉnh trong khả năng có thể. Phần lưng cần giữ thẳng, hai tay đặt trên đùi, đầu hướng thẳng, miệng khép, mắt nhìn về phía trước.
2.5. Tư thế Miến Điện
Tư thế Miến Điện trong thiền định phù hợp cho những người mới bắt đầu hoặc những người gặp vấn đề khi phải khoanh chân trong thời gian dài liên tục.
Cách thức để thực hiện đúng tư thế này rất đơn giản, bạn chỉ cần xếp chéo hai chân và đặt trên nệm. Đồng thời, đầu gối trên sàn nhà cần được thả lỏng tự nhiên. Bàn chân nằm phẳng trên sàn nhà, hướng về phía trước. Bàn tay bạn đặt trên đùi, hai cánh tay thư giãn tối đa.
Ngồi với tư thế thoải mái như vậy bạn có thể thực hiện bài thiền trong thời gian lâu hơn và giúp nâng cao hiệu quả của bài rèn luyện hữu ích này.
2.6. Tư thế ngồi thiền trên ghế
Sau cùng là cách ngồi trên ghế với hai bàn chân đặt trên mặt thảm. Cũng có thể ngồi trên bồ đoàn đặt trên ghế. Tư thế lưng cũng giống như các thế ngồi trên. Với tư thế này, bạn có thể linh hoạt thực hiện ở bất cứ đâu miễn là đảm bảo cho một không gian thiền định yên tĩnh.
Trong tư thế ngồi thiền trên ghế, bạn hãy giữ chân, vai rộng và cố định chúng.Trường hợp gặp vấn đề với lưng bạn thì hãy nên sử dụng đệm hỗ trợ phần lưng dưới. Cả hai bàn chân đặt bằng phẳng trên sàn ngay bên dưới đầu gối của bạn khoảng một góc 90 độ, bạn cũng có thể sử dụng một tấm nệm để nâng cao cho đôi chân của mình.
2. Những lưu ý khi ngồi thiền
Để thực hiện các phương pháp ngồi thiền đúng cách nhất. Bạn cần bỏ túi ngay lập tức những lưu ý sau đây:
-
Lưu ý về dáng ngồi: Luôn luôn giữ thẳng lưng, bởi khi bạn rơi vào trạng thái thiền sâu, sẽ có một dòng năng lượng luân chuyển từ cột sống tới não bộ, nếu bán để cong lưng, dòng năng lượng ấy sẽ bị ngăn cản từ đó gây ra mất tập trung và thức tỉnh tâm hồn.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý tới các bộ phận khác trên cơ thể. Điều khiển các cơ quan khác theo lệnh: thả lỏng vai, hếch cằm và giải phóng những muộn phiền trong não bộ.
-
Lưu ý về hơi thở: Hít vào thật sâu bằng mũi cho đầy bụng rồi thở ra bằng miệng nhẹ nhàng. Miệng ngậm lại, môi và răng vừa khít nhau, lưỡi để lên trên.Từ đây về sau chỉ hít thở bằng mũi đều đều, nhè nhẹ không cố gắng gượng bản thân.
-
Lưu ý về không gian thiền tịnh: Lựa chọn một không gian yên tĩnh để đảm bảo không bị làm phiền trong lúc thiền. Một nơi có không khí trong lành sẽ giúp bạn thấy thoải mái hơn, có thể kết hợp cùng một chút giai điệu âm hưởng nhẹ nhàng để giảm stress hiệu quả và khiến lòng thanh tịnh hơn.
-
Lưu ý về thời gian ngồi thiền: Không nên ép bản thân phải ngồi thiền quá lâu. Để tránh dẫn đến sự nhanh chóng nản lòng và làm bản thân cảm thấy không thoải mái, như vậy sẽ phản tác dụng. Những ngày đầu, chúng ta nên bắt đầu ngồi thiền với thời gian ngắn và tăng dần vào những ngày kế tiếp.
-
Bổ sung bữa ăn nhẹ trước khi thiền: Để tránh bị đói gây mất tập trung trong lúc thiền, các bạn nên bổ sung một chút thực phẩm nhẽ để giữ sức cho cơ thể được ổn định trong suốt quá trình luyện tập nhé.
-
Cam kết duy trì đều đặn: Cuối cùng, để đạt thành công cao nhất bạn nên đua ửa cam kết cho bản thân và luôn tự nhắc nhở về bản cam kết ấy để bộ não có thể ý thức được việc ngồi thiền mỗi ngày như một hoạt động thường nhật không thể không làm.
Thiền định không phải là dễ dàng và có thể nhìn thấy kết quả rõ ràng chỉ sau ngày một ngày hai mà nó đòi hỏi cả một quá trình dày công khổ luyện. Hy vọng với 6 tư thế ngồi thiền đúng phương pháp được giới thiệu trên bạn đã có thể thực hiện thành công và sớm chạm tới những xúc cảm đỉnh cao nhất của thiền.
Tài liệu tham khảo: https://www.healthline.com/health/mental-health/meditation-positions#meditation-and-posture