Chúc mừng mẹ và bé đã chuyển giai đoạn 6 tháng tuổi – mốc thời điểm con bắt đầu ăn dặm. Để chuẩn bị thật tốt cho giai đoạn này, mẹ cần chuẩn bị mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng phù hợp với thể trạng và sở thích của bé. Nếu mẹ đang “bí ý tưởng” hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm, 6 mẫu thực đơn ăn dặm được Góc của mẹ gợi ý dưới đây sẽ giúp bé yêu dễ dàng làm quen, ăn ngon và lớn nhanh như thổi.
1. Bé 6 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ?
Trong những năm tháng đầu đời đặc biệt giai đoạn bé tập ăn dặm, lượng thức ăn và số bữa ăn dặm cần được đảm bảo để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé. Vì vậy “Bé 6 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ?” giống như bài toán khó với mẹ. Trước khi lên thực đơn, mẹ nên xác định lượng thức ăn phù hợp trong 1 ngày hay 1 tuần của bé để đánh giá nhu cầu năng lượng của con để bổ sung lượng vừa đủ, giúp không thừa chất cũng không thiếu chất.
Dưới đây là một số chia sẻ nhỏ, mẹ cùng tham khảo nhé!
2. Mẫu thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng
1 – Đôi nét về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật được đúc kết từ kinh nghiệm cho bé ăn dặm của mẹ Nhật Bản. Nhờ hiệu quả chăm sóc bé cũng như kích thích sự sáng tạo và tự lập cho bé từ nhỏ nên phương pháp nhận được nhiều quan tâm của mẹ Việt. Để bé cảm thấy hứng thú trong bữa ăn dặm, món ăn được mẹ chuẩn bị kỹ lưỡng, riêng biệt và bày cùng lên mâm, bé tự do lựa chọn món ăn theo sở thích của bản thân.
Ăn dặm kiểu Nhật có những ưu điểm gì để chiếm được cảm tình của mẹ Việt? Cùng Góc của mẹ tìm hiểu ngay sau đây mẹ nhé:
- Kích thích sáng tạo, tư duy độc lập:
Với phương pháp kiểu Nhật, bé tự do chọn món ăn và lựa chọn cách ăn mình muốn, kích thích sự sáng tạo và tạo tư duy độc lập từ nhỏ cho bé.
- Độ thô phù hợp với bé:
Phương pháp ăn dặm Nhật bỏ qua giai đoạn ăn bột mà chuyển luôn sang giai đoạn ăn cháo loãng và ăn cơm, mẹ không xay nhuyễn hoàn toàn mà dùng cối xay và rây tạo độ thô cho món ăn, tăng dần độ đặc. Bé dễ hấp thu mà lại kích thích khả năng nhai và cảm nhận hương vị cực tốt .
- Chế độ ăn lành mạnh:
Phương pháp chú trọng đến khả năng ăn dặm qua từng thời kỳ và xây dựng chế độ ăn phù hợp cho bé, mẹ lựa chọn thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp nhưng hàm lượng canxi cao (cá khô, rong biển,…) giúp bé khỏe mạnh, tránh thừa cân béo phì.
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cũng còn tồn đọng những hạn chế nhưng mẹ hoàn toàn khắc phục được nếu nhận ra và hiểu đúng. Các nhược điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật:
- Dự trữ thức ăn trong tủ lạnh:
Các món ăn thường được mẹ chuẩn bị trước và dự trữ trong tủ lạnh, làm mất đi độ tươi ngon của thực phẩm, nếu mẹ không bảo quản và giã đông đúng cách sẽ làm mất dưỡng chất và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
- Bé kén ăn, thiếu dinh dưỡng:
Bé tự do lựa chọn món khiến bé trở nên kén ăn và chỉ ăn những món ăn yêu thích, khó hấp thu được đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
2 – Bảng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật 30 ngày
Mẹ nhận thấy ưu điểm từ phương pháp ăn dặm kiểu Nhật nhưng mẹ đang loay hoay, khó khăn trong quá trình xây dựng thực đơn? Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp mẹ có một thực đơn ăn dặm hoàn hảo cho bé:
3 – Lời khuyên cho mẹ
Để khắc phục những nhược điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, mẹ tham khảo lưu ý sau:
-
Mẹ sử dụng thức ăn tươi và chế biến vừa đủ trong ngày theo khả năng ăn dặm của bé.
-
Giai đoạn đầu tập ăn dặm, mẹ nên rây nhỏ, nghiền mịn và cho bé ăn những thực phẩm dễ tiêu như thịt gà, thịt lợn, cà rốt, cải thìa, bí đỏ…
-
Mẹ tập cho bé ăn từng ít, không ép buộc và tăng dần lượng thức ăn theo nhu cầu của bé.
3. Mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng theo phương pháp truyền thống
1 – Đôi nét về phương pháp ăn dặm truyền thống
Ăn dặm truyền thống là phương pháp thông dụng được đúc kết bằng kinh nghiệm từ lâu đời về cách chăm sóc bé sơ sinh của mẹ Việt. Phương pháp đơn giản, tiện dụng, tiết kiệm thời gian nhưng mang đến hiệu quả rõ rệt. Mẹ chế biến món ăn bằng cách xay nhuyễn cháo/bột với rau củ, thịt cá khi bé bắt đầu tập ăn dặm và tăng dần độ thô của thức ăn. Khi bé bắt đầu mọc răng nhiều hơn, mẹ tập cho bé ăn thức ăn băm nhỏ với cháo loãng.
Cũng giống như ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm truyền thống mang đem lại những hiệu quả tích cực cho sự phát triển của bé và cực tiện lợi cho mẹ:
- Dễ hấp thu dinh dưỡng:
Thức ăn được mẹ sơ chế và xay nhuyễn hoàn toàn giúp bé dễ hấp thu và tốt cho tiêu hoá, bé tăng cân nhanh.
- Chế độ ăn giàu dưỡng chất:
Chế độ ăn của bé được bé bao gồm đầy đủ nhóm chất cần cho sự phát triển của bé: tinh bột, chất béo, chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất,…
- Chế biến dễ dàng:
Các món ăn được chế biến đơn giản, dễ dàng, không tốn quá nhiều thời gian chuẩn bị.
Không thể phủ nhận ưu điểm mà phương pháp mang lại, tuy nhiên ăn dặm truyền thống còn một số nhược điểm dưới đây:
- Sợ hãi thức ăn:
Sự ép buộc, bắt bé ăn cho đủ chất đủ lượng sẽ vô tình tạo nên sự sợ hãi trong mỗi bữa ăn của bé.
- Chậm phát triển phản xạ nhai:
Cho bé ăn thực phẩm xay nhuyễn trong thời gian dài, bé có xu hướng nuốt trực tiếp thức ăn, ảnh hưởng không tốt đến quá trình tập nhai.
- Hạn chế khả năng cảm nhận hương vị:
Cháo/bột được xay nhuyễn cùng nhiều loại thức ăn (thịt, cá, rau củ,…) hạn chế khả năng phân biệt mùi vị thực phẩm của con sau này.
2 – Bảng chế độ ăn dặm truyền thống cho bé yêu
Mẹ đang “bí” thực đơn và băn khoăn trong việc xây dựng chế độ ăn cho bé, Góc của mẹ sẽ giúp mẹ giải quyết khó khăn bằng bảng thực đơn ăn dặm truyền thống ngay sau đây:
3 – Lời khuyên cho mẹ
Một số lưu ý nho nhỏ được Hội mẹ bỉm truyền tai nhau khi cho bé ăn dặm truyền thống:
-
Mẹ hạn chế nấu trộn quá 3 – 4 nguyên liệu khác nhau làm giảm khả năng cảm nhận mùi vị thức ăn.
-
Mẹ nên cho bé ăn theo nhu cầu của con vì bắt ép bé ăn theo yêu cầu của mẹ sẽ khiến bữa ăn trở nên đáng sợ.
4. Mẫu thực đơn ăn dặm theo phương pháp chỉ huy
1 – Đôi nét về phương pháp ăn dặm chỉ huy
Ăn dặm tự chỉ huy BLW là phương pháp được du nhập từ các nước châu Âu, châu Mỹ nhanh chóng chiếm được thiện cảm của mẹ bỉm Việt bởi cách nuôi con thông minh, giúp bé phát huy được sự tự giác. Với mục tiêu xây dựng thực đơn ăn dặm tự chỉ huy vui vẻ thoải mái, phương pháp khuyến khích bé được ăn theo sở thích và cảm nhận theo cách riêng của bé, thúc đẩy bé hình thành những phản xạ tự nhiên, bé làm quen thức ăn một cách thoải mái nhất.
Ăn dặm tự chỉ huy dựng lên một khuôn mẫu mới trong phương pháp ăn dặm của bé sơ sinh bởi những ưu điểm nổi bật như sau:
- Xây dựng thói quen tự lập:
Phương pháp khuyến khích bé được tự do lựa chọn, bé tự cầm nắm, đưa thức ăn lên miệng và có cảm nhận thức ăn theo cách riêng.
- Sự phối hợp giữa các giác quan:
Bé bốc ăn trong thời gian dài tạo sự phối hợp khéo léo, nhịp nhàng trong cử chỉ và vận động giữa các giác quan: vị giác, xúc giác, khứu giác, thị giác.
- Tăng khả năng nhai và cảm nhận thức ăn:
Bé sớm làm quen với thực phẩm thô không qua chế biến, kích thích phản xạ nhai nuốt và cảm nhận hương vị qua từng món ăn của bé.
Phương pháp ăn dặm chỉ huy có nhiều ưu điểm nhưng vẫn tồn tại những nhược điểm khiến mẹ bỉm băn khoăn khi quyết định cho bé ăn dặm theo cách này:
- Thiếu dưỡng chất:
Bé mới tập ăn dặm nên chưa thể ăn quá nhiều và chỉ lựa chọn những món ăn yêu thích dẫn đến thiếu dinh dưỡng, bé chậm lớn.
- Tăng nguy cơ hóc thức ăn:
Thức ăn thô gây nghẹn làm tăng nguy cơ hóc thức ăn bởi phản xạ nhai nuốt chưa hoàn thiện.
- Cực nhọc khi dọn dẹp:
Với BLW, giờ ăn của bé sẽ thoải mái hơn nhưng sẽ khiến mẹ thật sự vất vả khi thu dọn bãi chiến trường sau khi bé tự bốc ăn.
2 – Bảng thực đơn ăn dặm tự chỉ huy 30 ngày
Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy rất phổ biến và được mẹ bỉm ưa chuộng, mẹ tham khảo và thử cho bé ăn dặm theo phương pháp này nhé:
Xem thêm: Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy BLW cho bé 6 tháng 30 ngày chi tiết
3 – Lưu ý cho mẹ
Để đảm bảo bé yêu vừa được làm chủ bữa ăn, vừa được cung cấp đủ dinh dưỡng, mẹ nên ghi lại những lưu ý sau:
- Lựa chọn thực phẩm:
Mẹ chọn thực phẩm mềm, băm hoặc thái nhỏ. Mẹ đặc biệt lưu ý bỏ da, chọn thịt nạc không gân, nắm cơm để đảm bảo an toàn cho bé.
- Cho bé bú xen kẽ với ăn dặm:
Mẹ cho bé bú 2 tiếng trước hoặc sau bữa ăn để đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho bé vì giai đoạn đầu ăn dặm theo phương pháp BLW, chủ yếu bé “chơi” với món ăn và chưa ăn được nhiều.
5. Mẫu thực đơn ăn dặm theo phương pháp 3 trong 1 (3in1)
1 – Đôi nét về phương pháp ăn dặm 3 trong 1
Phương pháp 3 trong 1 (3in1) được tạo ra từ ưu điểm của 3 phương pháp ăn dặm nêu trên. Với mong muốn tạo ra sự thoải mái trong từng bữa ăn nhưng cũng cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé, phương pháp 3 trong 1 xây dựng chế độ ăn đan xen, hòa trộn các bữa ăn dặm theo 3 phương pháp khác nhau: ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm BLW và ăn dặm truyền thống.
Bằng sự sáng tạo, kết hợp ăn ý, lấy ưu điểm của phương pháp này khắc phục nhược điểm phương pháp khác giúp 3 in 1 trở thành lựa chọn hàng đầu cho các mẹ bỉm bởi:
- Sự kết nối giữa chế độ ăn phù hợp và phát triển kỹ năng:
Ăn dặm theo phương pháp 3 in 1 vừa giúp mẹ bổ sung được đầy đủ dưỡng chất cho bé bằng cháo/bột xay nhuyễn nhưng cũng kích thích phát triển phản xạ nhai, khả năng cảm nhận khi cho bé ăn tự do theo sở thích.
- Linh hoạt thời gian:
Phương pháp 3 in 1 giúp mẹ linh động trong việc chuẩn bị cháo hoặc bột nhuyễn khi không có quá nhiều thời gian và tập cho bé ăn bốc lúc mẹ rảnh rỗi.
Nhược điểm duy nhất của phương pháp ăn dặm này là trong 1 đến 2 tuần đầu tập ăn, con sẽ hơi “lạ lẫm” vì tiếp xúc với nhiều phương pháp ăn dặm quá. Mẹ chỉ cần chú ý cho bé làm quen dần dần, xen kẽ 1 đến 2 phương pháp mới trong 2 tuần đầu để con có thời gian thích nghi.
2 – Bảng thực đơn ăn dặm 3in1 30 ngày cho bé
Phương pháp 3 in 1 rất đặc biệt cũng rất tiện lợi phải không mẹ. Vậy hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu cách xây dựng thực đơn ăn dặm 3in1 nhé!
Xem thêm:
6. Mẫu thực đơn ăn dặm từ Viện Dinh dưỡng Trung ương
1 – Đôi nét về thực đơn ăn dặm từ Viện Dinh dưỡng Trung ương
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của bé bởi thời gian này sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bé. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng từ Viện dinh dưỡng Trung ương đã giúp mẹ nghiên cứu và xây dựng thực đơn ăn dặm phù hợp giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, chậm lớn, táo bón ở bé sơ sinh và đặc biệt phù hợp với các mẹ khéo tay, có nhiều thời gian chuẩn bị bữa ăn dặm cho bé.
2 – Bảng thực đơn ăn dặm từ Viện dinh dưỡng Trung ương
Góc của mẹ xin chia sẻ thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi từ Viện Dinh dưỡng giúp mẹ có thêm lựa chọn và xây dựng được chế độ ăn phù hợp nhất cho bé nhà mình:
7. 5 lưu ý khi cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm
Ngoài những lưu ý khi cho bé ăn dặm theo từng phương pháp, mẹ lưu lại những lưu ý sau để đảm bảo bé yêu nhà mình luôn an toàn, thoải mái và vui vẻ trong mỗi bữa ăn dặm mẹ nhé.
1 – Đảm bảo vệ sinh: Bàn tay không được vệ sinh sạch sẽ rất dễ khiến vi khuẩn xâm nhập vào miệng bé trong quá trình bé bốc ăn. Mẹ nên lau tay và miệng bé trước và sau khi ăn bằng khăn ướt cho bé sơ sinh với thành phần an toàn, lành tính, không gây kích ứng da cùng khả năng làm sạch hiệu quả và kháng khuẩn tốt. Khăn ướt sẽ thay mẹ bảo vệ bé khỏi vi khuẩn gây hại mà mắt thường không nhìn thấy, loại bỏ hết tồn dư thức ăn dính trên tay và miệng bé. Vậy là mẹ sẽ an tâm về vấn đề vệ sinh trước mỗi bữa ăn của bé rồi.
2 – Tạo bữa ăn vui vẻ: Bởi khẩu vị và nhu cầu ăn uống của mỗi bé khác nhau, mẹ nên tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn. Việc gò ép tạo áp lực cho bé không khiến bé ăn nhiều hơn mà còn khiến bé có tâm lý sợ thức ăn.
3 – Độ đặc loãng phù hợp: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nên cho bé 6 tháng tuổi ăn thức ăn loãng rồi đặc dần theo tỉ lệ cháo và nước từ 1:10. Mẹ không nên nấu thức ăn tỉ lệ 1:2 hoặc 1:3 ngay từ khi bé bắt đầu ăn dặm vì rất dễ khiến con bị hóc.
4 – Không nên dùng nước lạnh khi nấu cháo: Mẹ nên dùng nước nóng khi nấu cháo để bảo toàn chất dinh dưỡng trong gạo. Nếu dùng nước lạnh, các yếu tố dinh dưỡng sẽ bị nở ra và hoà tan, hạt gạo bị ngấm nước và trương lên, thời gian nấu sẽ lâu hơn và cháo sẽ không còn thơm ngon đâu mẹ ạ.
5 – Không hâm đi hâm lại cháo nhiều lần: Mẹ nấu lượng cháo vừa đủ trong 1 ngày cho bé để bé ăn ngay. Nếu lỡ tay nấu quá nhiều, mẹ nên chia nhỏ số cháo và bảo quản trong tủ lạnh, khi ăn nên hâm lại 1 lần, tránh hâm lại quá nhiều lần khiến protein biến chất, cháo dần mất chất dinh dưỡng và không còn thơm ngon.
Chúc mừng mẹ đã chọn được mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng chuẩn khoa học. Mẹ không còn phải đau đầu để nghĩ xem cho con ăn gì, bé cũng hào hứng hơn khi được ăn đa dạng các món mỗi ngày. Nếu mẹ còn bất kỳ băn khoăn gì, hãy để lại bình luận phía dưới, Góc của mẹ sẽ giải đáp mẹ nhanh nhất có thể nhé!