Hôi miệng không phải là bệnh có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng khiến người mắc cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp. Bệnh để lâu có thể trở thành mạn tính và rất khó điều trị. Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu cách chữa hôi miệng dứt điểm, không lo tái phát.
16/07/2020 | Bỏ túi phương pháp trị nhiệt miệng cực kỳ đơn giản tại nhà
15/05/2020 | Mách bạn cách chữa dứt điểm chứng hôi miệng
24/04/2020 | Nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị nhiệt miệng hiệu quả
1. Tìm ra nguyên nhân để có cách chữa hôi miệng dứt điểm
Trước khi tìm hiểu về cách chữa hôi miệng, chúng ta cần tìm ra những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Bệnh hôi miệng ở mỗi người rất khác nhau và có thể bắt nguồn từ một hay nhiều nguyên nhân.
Hôi miệng gây ra nhiều rắc rối trong giao tiếp cũng như cuộc sống hàng ngày
Một số nguyên nhân thường gặp đó là:
– Vệ sinh răng miệng kém khiến vi khuẩn phát triển mạnh gây mùi hôi.
– Mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang,…
– Có vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm quanh răng,…
– Mắc các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là trào ngược dạ dày thực quản.
– Sử dụng thực phẩm gây mùi hoặc hút thuốc lá nhiều.
Với mỗi nguyên nhân trên, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp để cải thiện tình trạng hơi thở. Đối với bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan, cần phải điều trị dứt điểm các bệnh lý này thì mới có thể chấm dứt tình trạng hôi miệng.
Những người không mắc bệnh lý mà bị hôi miệng có thể là do vệ sinh kém hoặc do sử dụng nhiều thực phẩm gây mùi, sử dụng thuốc lá gây khô miệng và hôi miệng. Với trường hợp hôi miệng không phải do bệnh lý, bệnh nhân có thể áp dụng những cách chữa hôi miệng dưới đây để có được hơi thở thơm tho hơn.
Hôi miệng có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân
2. Làm gì để phòng tránh Bệnh hôi miệng?
Nếu đang bị hôi miệng không do bệnh lý, bạn có thể áp dụng những cách sau để cải thiện hơi thở của mình.
2.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Mỗi ngày bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần, tốt nhất nên đánh răng sau bữa ăn khoảng 30 phút, mỗi lần không quá 3 phút. Cần phải đánh răng kỹ và sạch sẽ để loại bỏ hết các mảng bám cũng như thức ăn thừa trên răng, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Sau khoảng 2 đến 3 tháng sử dụng bàn chải, bạn cần thay bàn chải khác để đảm bảo vệ sinh và tránh bị hôi miệng. Bạn cũng cần dùng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng, cạo lưỡi,… để làm sạch hoàn toàn khoang miệng.
2.2. Uống nhiều nước, súc miệng bằng nước, nước muối
Đối với những người bị hôi miệng tạm thời do đồ ăn thức uống gây ra, bạn có thể trị hôi miệng “thần tốc” bằng cách uống nước sau khi ăn. Nước sẽ giúp cuốn trôi đi phần thức ăn thừa trong khoang miệng, từ đó giúp cải thiện tình trạng hơi thở của bạn. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng nước muối để tăng hiệu quả sát khuẩn.
Tại sao không dùng nước súc miệng? Có thể bạn chưa biết trong nước súc miệng có thành phần cồn, nó sẽ khiến miệng bạn bị khô, giảm tiết nước bọt. Nước bọt là chất khử trùng tự nhiên của khoang miệng, nếu thiếu nước bọt, vi khuẩn sẽ sinh sôi nhiều hơn và khiến bệnh hôi miệng của bạn trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, hãy thường xuyên dùng nước lọc để súc miệng.
Hãy nhớ ăn thật hạn chế các thức ăn nặng mùi để miệng luôn thơm tho
2.3. Hạn chế thực phẩm nặng mùi
Những loại thức ăn có nhiều tinh dầu như tỏi, hành, các loại thực phẩm giàu chất béo, đường sẽ để lại mùi rất lâu trong miệng. Để trị hạn chế hơi thở có mùi, bạn cần hạn chế tối đa những thực phẩm này. Nếu có sử dụng, cần phải vệ sinh kỹ càng sau khi ăn các loại thức ăn có mùi hoặc để lại mùi trong miệng.
3. Cách chữa hôi miệng dứt điểm tại nhà
Bạn có thể áp dụng những phương pháp sau để đẩy lùi bệnh hôi miệng khó chịu này.
3.1. Muối và ngò gai
Bạn có thể đun ngò gai với một lượng nước vừa đủ trong khoảng 10 – 15 phút, sau đó để nguội rồi thêm một chút muối để sử dụng làm nước súc miệng. Bạn nên súc miệng 2 – 3 lần/ngày, sau 1 tuần bạn có thể nhận thấy sự khác biệt.
3.2. Gừng
Gừng giúp cải thiện tình trạng hơi thở có mùi rất tốt
Gừng có tính kháng khuẩn sẽ giúp ngăn ngừa sâu răng và giúp hơi thở thơm tho hơn. Bạn có thể dùng gừng tươi cắt lát mỏng, uống cùng với trà hoặc ăn cùng chanh để làm sạch miệng, diệt khuẩn và cải thiện hơi thở.
Mỗi ngày ăn 2 – 3 lát gừng, duy trì trong 1 tuần liên tục sẽ giúp hơi thở của bạn được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý chỉ nên dùng những lát gừng mỏng, nếu không thể chịu được mùi vị của gừng bạn cũng có thể dùng với trà mà không cần ăn.
3.3. Sữa chua
Sữa chua có tác dụng ức chế sự sản sinh hydrogen sulfide nên được xem là cách giảm hôi miệng rất hiệu quả. Sữa chua cũng giúp tạo nên môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn có lợi phát triển, giúp bảo vệ răng miệng cũng như hệ tiêu hóa.
3.4. Chanh
Chanh có khả năng diệt khuẩn nên cũng là một trong những thực phẩm giúp bạn đánh bay mùi khó chịu ở miệng. Chỉ cần sử dụng nước cốt chanh và muối để súc miệng, chải răng, chải lưỡi để loại bỏ vi khuẩn cũng như những mảng bám gây mùi. Hãy dùng chanh vệ sinh răng miệng 2 lần/ngày, bạn sẽ cảm thấy hơi thở được cải thiện nhanh chóng.
Mật ong cũng là một trong số những thực phẩm có chứa chất kháng khuẩn vô cùng hữu hiệu. Có thể pha mật ong với chanh và sử dụng để súc miệng hàng ngày. Đây cũng là một cách giảm hôi miệng rất hiệu quả và đơn giản.
3.6. Rau húng chanh
Rau húng chanh cũng là một mẹo trị hôi miệng rất hiệu quả
Cách dùng húng chanh có phần phức tạp hơn những loại thực phẩm ở trên. Bạn cần phơi khô lá húng chanh rồi đem đi sắc thật đặc, ngậm trong 5 – 7 phút. Bạn có thể dùng nước sắc này mỗi ngày để có được hơi thơ thơm tho, dễ chịu.
Những cách chữa hôi miệng dứt điểm mà bạn hoàn toàn có thể áp dụng ngay tại nhà trên đây chỉ áp dụng cho hơi thở có mùi nguyên nhân không phải do bệnh lý. Nếu hôi miệng do bệnh lý thì cần điều trị khỏi bệnh mới chấm dứt được mùi hôi của miệng.
Nếu cảm thấy bản thân bị hôi miệng hay có vấn đề về răng miệng, hãy đến MEDLATEC để được thăm khám và điều trị một cách tốt nhất. Đặt lịch thăm khá, giảm thời gian chờ đợi qua hotline 1900 56 56 56.