WHO đã đưa khuyến cáo, các mẹ cần áp dụng đủ 6+ bước chăm sóc trẻ sơ sinh sau đẻ thiết yếu nhất. Bắt đầu từ năm 2020 tất cả các bệnh viện trên cả nước đều áp dụng những bước chăm sóc trẻ sơ sinh thiết yếu theo cách mới này. Cùng FaGoMom trải nghiệm về các bước chăm sóc cho trẻ sơ sinh sau đẻ ở dưới đây nhé.
Tại sao phải chăm sóc trẻ sơ sinh ngay sau đẻ?
Việc chăm sóc trẻ sơ sinh sớm sau đẻ được thực hiện bằng các phương pháp đơn giản, giúp tiết kiệm chi phí nhưng có thể bảo vệ được trẻ sơ sinh và giảm tỷ lệ tử vong cao.
Đối với quy trình trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh sau đẻ đều được bắt đầu từ cái ôm giữa mẹ và bé. Cần duy trì việc tiếp xúc kề da, phương pháp này không chỉ giúp ủ ấm cho trẻ mà còn chuyền màu từ bánh nhau và các lợi khuẩn từ mẹ sang con, giúp gọi sữa về khá nhanh.
Tìm hiểu về việc phải chăm sóc trẻ sơ sinh sau đẻ
Theo các nghiên cứu và thực tế lâm sàng về việc kẹp và cắt rốn đúng thời điểm mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho bé. Năm 2012, WHO khuyến cáo nên trì hoãn việc kẹp dây rốn trong tất cả các trường hợp sinh thường để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu sau sinh ở trẻ. Trường hợp trẻ bị ngạt cần hồi sức tích cực hoặc mẹ cần cấp cứu sản khoa thì phải kẹp rốn sớm.
Đối với những trường hợp sinh nở an toàn, nên cho trẻ bú sớm và bú mẹ hoàn toàn trong những giờ đầu sau sinh và hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Bổ sung các thức ăn thích hợp khác cho đến khi trẻ được 2 tuổi hoặc lâu hơn tùy từng trường hợp. Việc làm sẽ giúp ngăn ngừa tử vong do tiêu chảy và nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính trong 3 tháng đầu. Cho trẻ bú sớm là một trong những bước chăm sóc sơ sinh cần thiết không chỉ có lợi cho bé mà còn kích thích tuyến yên tăng tiết oxytocin giúp tử cung co bóp tốt hơn, ngăn ngừa băng huyết sau sinh.
Tổng hợp những bước chăm sóc trẻ sơ sinh sau đẻ thiết yếu
FaGoMom chia sẻ cho bạn chi tiết về nội dung của việc chăm sóc trẻ sau sinh dưới đây, bạn cần áp dụng đầy đủ để mang lại sức khỏe tốt nhất cho con yêu của mình:
10+ bước chăm sóc trẻ sơ sinh trong phòng đẻ:
Trong quá trình ở trong phòng đẻ, trẻ sơ sinh cần được chăm sóc trình tự theo các bước thực hiện của bác sĩ chuyên khoa như dưới đây:
Việc chăm sóc trẻ sơ sinh tại phòng đẻ
Bước 1: Hút (hoặc lau) dịch ở trong miệng:
– Thường, với những trẻ khỏe mạnh không phải hút dịch cho trẻ. Với những trẻ trong miệng có nhiều dịch hoặc có nhiều phân su thì phải thực hiện biện pháp hút.
– Thời điểm: Trước khi đỡ vai về phái trước, sau đầu đã ở tư thế quay sang ngang.
– Cách thực hiện: Nếu với trẻ khỏe mạnh bình thường thì không cần hút, có thể sử dụng gạc mềm quấn vào trong đầu ngón tay út, lau nhẹ nhàng trong miệng. Còn với trẻ có nhiều dịch hoặc phần su, sử dụng ống hút để hút nhẹ dịch ở trong miệng.
– Về mục đích: Tránh để trẻ hít phải khí dịch ở trong miệng khi mới bắt đầu thở,…
Bước 2: Kẹp và cắt rốn
– Ngay từ khi đỡ trẻ ra, nên đặt trẻ ở cạnh mẹ theo đúng phương pháp da áp sát da và phủ trên tấm vải mềm hoặc căn.
– Thời điểm: Bình thường việc cắt rốn sau khi thai sổ vài phút, dây rốn sẽ hết đập hoặc ngay sau khi thải sổ hoàn toàn nếu trẻ có các nguy cơ bị ngạt.
– Về cách thực hiện:
+ Kẹp đầu tiên cách gốc rốn tầm 15 – 20cm.
+ Kẹp thứ 2 được đặt sát ngoài kẹp 1 sau đó sẽ vuốt ra khoảng 2cm, tiếp đó kẹp lại (mục đích của việc vuốt là để khi cắt không bị bắn máu).
+ Cắt rỗn ở giữa 2 kẹp.
Nếu có thêm người phụ thì việc cắt rốn đơn giản hơn nhiều. Còn nếu chỉ có 1 mình, thì bạn nên đặt bé ở cạnh mẹ trước khi kẹp cắt rốn. Khi không có chỗ đặt nằm thuận lợi thì có thể một tay giữa cả 2 chân bé, tay kia sẽ lần lượt thực hiện các thao tác kẹp cắt (trong quá trình thực hiện cần cẩn trọng không để bị tuột tay).
Bước 3: Đặt nằm, lau khô, ủ ấm:
– Đặt nằm: Đặt trẻ nằm ở trên bàn chăm sóc. Ở trên bàn này đã được sắp sẵn khăn lau khô và cạnh bàn là phương tiện để ủ ấm (trong trường hợp trời lạnh). Có một phương tiện ủ ấm mà hầu như các cơ sở đỡ đẻ đều làm chính là một bóng điện 150W. Ở trên bàn cũng đã được sắp sẵn mũ áo, tã lót để theo trình tự, dùng trước đặt ở bên trên.
– Lau khô: Sử dụng mềm sạch lần lượt để lau theo trình tự: Mặt, đầu và gáy, ngực, bụng, lưng, tay, nách, chân, mông, bộ phận sinh dục và phần hậu môn.
– Ủ ấm: Thay khăn ướt bằng những chiếc khăn khô. Trường hợp trời lạnh, có thể đội mũ và mặc áo ấm trước khi làm rốn cho bé.
Bước 4: Làm rốn (không sử dụng lại dụng cụ của hộp cắt rốn):
– Đặt một miếng gạc vô khuẩ ở trên bụng, phía bên trên rốn.
– Sát khuẩn cuốn rốn từ gốc ra một đoạn tầm 5cm.
– Trường hợp dùng chỉ:
+ Buộc sợi 1 cách phần gốc rốn tầm 2cm. Buộc thật chặt, 3 lần nút (nút dẹt). Cắt chỉ cách nút buộc tầm 1cm.
+ Buộc sợi 2 cách sợi 1 tầm 1cm. Chưa cắt chỉ (phần đầu chỉ này vẫn còn dùng để nâng mỏm cắt rốn).
+ Sử dụng một kẹp thẳng để kẹp rốn ngoài sợi 2 tầm 1,5cm.
+ Cắt rốn giữa kẹp và sợi 2, để lại mỏm đó cắt dài tầm 1cm.
+ Cầm phần đầu chỉ sợi 2 nâng mỏm cắt.
+ Thay phần gạc trên bụng: Sử dụng gạc mới thay, nặn sạch máu đầu mỏm cắt (không được chạm tay vào mỏm cắt, cho dù sau đỡ đẻ đã thay găng mới để làm rốn).
+ Cám cồn I-ốt lên trên mỏm cắt, xuống phần chân rốn.
+ Bọc mỏm cắt có sử dụng gạc vô khuẩn mới, cắt chỉ (với sợi 2).
+ Băng rốn: Có thể sử dụng băng cuộn hoặc loại băng thun. Nếu sử dụng loại băng cuộn, bắt đầu từ rốn được vòng quanh bụng của bé tầm 3 lần và gài vào băng ở phía bên trên sườn.
Hướng dẫn làm rốn cho trẻ sơ sinh
– Đối với trường hợp sử dụng kép rốn nhựa:
+ Kẹp rốn tại vị trí cắt gốc rốn tầm 2cm.
+ Đặt kẹp theo đúng hướng dẫn ở trên dưới, không được đặt ngang (trẻ sẽ khó chịu hơn).
+ Cắt rốn sát với mặt ngoài kẹp.
+ Sát khuẩn mỏm được cắt bằng rồn I-ốt vô khuẩn.
+ Bọc mỏm cắt có sử dụng bằng gạc vô khuẩn mới.
+ Băng rốn với băng mỏng, có thể không cần sử dụng băng rốn nếu điều kiện để chăm sóc cho trẻ vô khuẩn.
Bước 5: Quan sát về dị tật
Quan sát thật kỹ lưỡng nhanh chóng từ đầu thân cho đến các chi. Đặc biệt, xem có lỗ hậu môn không?
Bước 6: Mặc áo và quấn lót cho bé.
Bước 7: Cân đo
– Cân trọng lương cho trẻ sơ sinh. Với việc này, sẽ giúp sau mặc quần áo, thuận lợi cho trẻ giữ ấm mà không bị mất đi về sự chính xác của số đo. Bởi, những thứ trẻ mặc sẽ được dựa vào cân nặng của bé. Cần phải được cân bằng trước đó.
– Đo về chiều cao của trẻ sơ sinh.
Bước 8: Nhỏ mắt cho bé:
Thuốc tra mắt cần phải đặt ở vị trí riêng biệt đúng với quy chế nhãn, tránh bị nhầm với các loại thuốc khác.
Bước 9: Tiêm Vitamin K1:
Đây là một trong những quy định mới để phòng tránh tình trạng xuất huyết não. Trước khi tiêm cho trẻ, cần phải trao đổi với bà mẹ và gia định để biết được lợi ích của việc tiêm Vitamin K1.
Bước 10: Trao bé cho gia đình:
Hướng dẫn bé cách nằm cạnh mẹ và cho con bú sớm. Tại những nơi sơ sinh đông, cần phải có biện pháp đánh dấu để tránh bị nhầm con.
12+ bước chăm sóc trẻ sau khi sinh từ 90 phút đến 6h đầu:
– Sau khi trẻ không bú nữa, kiểm tra tình trạng của trẻ (kết hợp theo dõi 15 phút một lần), đeo vòng tên mẹ vào cổ chân, cân trẻ và ghi vào bệnh án.
– Kiểm tra các dấu hiệu khó thở như thở hổn hển, thở nhanh hay chậm, thở dồn dập trong lồng ngực.
– Kiểm tra nhiệt độ của trẻ, mắt có chảy dịch hay không, rốn có rỉ máu, bụng chướng hay không.
– Khám toàn thân trẻ, đánh giá các tổn thương có thể xảy ra khi sinh như: u đầu, bầm tím, sưng tấy ở mông trẻ, vị trí chân bất thường, mức độ cử động chân tay (có cử động được hay không …).
– Bôi thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ mắt cho trẻ để ngăn ngừa nhiễm trùng mắt.
– Thực hiện các biện pháp phòng bệnh: tiêm vitamin K để chống chảy máu, tiêm vắc xin viêm gan B để phòng lây truyền cho trẻ, tiêm vắc xin lao để phòng bệnh lao.
– Trì hoãn việc tắm cho trẻ sau 24 giờ.
Chăm sóc trẻ sơ sinh trong vòng 90 phút đến 6h đầu
Không chỉ có thế, nhân viên y tế cần hướng dẫn mẹ chi tiết về cách chăm sóc cho con nhỏ:
– Để rốn tự do, phủ quần áo cho bé.
– Quấn tã ở chân rốn trẻ, không đắp bất cứ thứ gì lên chân rốn.
– Dùng khăn sạch lau nhẹ nếu rốn bị bẩn
– Nếu quan sát thấy rốn tấy đỏ hoặc chảy mủ, hãy thông báo cho nhân viên y tế và đi khám.
– Chú ý không băng rốn, bụng, tránh chạm vào chân rốn của bé nếu không cần thiết.
5+ bước chăm sóc cho trẻ sơ sinh trước khi xuất viện:
– Các nhân viên y tế sẽ khuyên thai phụ nghỉ ngơi ít nhất 24 giờ rồi xuất viện (kể cả khi không có biến chứng).
– Trẻ được ở cùng phòng, ngủ chung giường với mẹ (nhiệt độ phòng đủ ấm từ 25-28 độ C, tránh gió lùa). Không tách con ra khỏi mẹ nếu không cần thiết.
– Giúp cho việc cho con bú ngày và đêm và đánh giá việc bú của trẻ. Các bà mẹ cần thông báo cho y tá nếu nhận thấy trẻ có xu hướng bú kém.
Chăm sóc trẻ sơ sinh trước khi xuất viện
Lưu ý: Không xuất viện nếu trẻ bú mẹ không tốt. Không cho trẻ uống nước đường, sữa công thức hoặc đồ uống khác, cũng như bình sữa hoặc núm vú giả.
– Lau người cho trẻ hàng ngày bằng khăn ẩm, lau mặt, cổ và cánh tay. Rửa sạch mông của trẻ và lau khô cẩn thận. Nếu tắm cho bé thì chỉ nên tắm sau 24h và đo nhiệt độ trước khi tắm.
– Tiến hành cho trẻ khám lại trước khi xuất viện: Cán bộ y tế sẽ quan sát các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ (nếu có): bú kém, co giật, thở nhanh (> 60 nhịp / phút), thân nhiệt trên tăng 37,5 độ, hạ thân nhiệt dưới 36,5 độ.
FaGoMom khuyên bạn nên đến cơ sở y tế nếu phát hiện trẻ có bất thường, đồng thời nên thực hiện các xét nghiệm sàng lọc sơ sinh để nắm rõ tình hình sức khỏe của trẻ. Thực hiện tái khám sau khi xuất viện theo lịch sau:
– Lần 1: trong vòng 24 giờ sau sinh
– Lần 2: vào ngày thứ 3 (48 – 73 giờ sau sinh)
– Lần 3: Thứ 7 – 14 ngày
– Lần 4 (lần cuối): vào tuần thứ 6 sau sinh.
Xem thêm: Chăm sóc mẹ sau sinh thường và sinh mổ tại nhà
Như vậy, qua những thông tin chia sẻ trên đây của FaGoMom đã giới thiệu với bạn về bước chăm sóc trẻ sơ sinh sau đẻ thiết yếu. Mong rằng với những thông tin này sẽ giúp bạn có được nhiều kinh nghiệm mới trong quá trình chăm sóc con yêu mình. Chúc bạn và bé có được những sức khỏe tốt nhất sau quá trình vượt cạn thành công!
Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH giải pháp thương mại Fago Group
Địa chỉ:
Tại Hồ Chí Minh: Chung cư tecco Greenest, Phan Văn Hớn, Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
https://g.page/fagomom
Tại Hà Nội: N2C Hoàng Minh Giám, Trung Hòa Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
https://goo.gl/maps/H4ML5FeAZ97C6zne7
Điện thoại: 0934 812 773 – 0911 002 444
Thời gian làm việc:
Thứ 2 – 7 : 8:00 – 18:00
Chủ nhật : 8:00 – 11:30
Kết nối với chúng tôi:
– Fanpage: https://www.facebook.com/fagomom/
– Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCJxRNkHP5B-lEa5jO73-URw