Mẫu nhà 1 trệt 1 lầu 5×20 có diện tích sàn xây dựng khá lớn nhưng chi phí không quá cao. Đây là mẫu nhà ở phù hợp với những gia đình có từ 3 đến 5 thành viên.
Nhà 1 trệt 1 lầu còn được gọi là nhà 2 tầng. Đây là mẫu nhà đang
được các cặp vợ chồng trẻ hoặc những gia đình không có quá nhiều
thành viên lựa chọn. Với những lô đất nhà phố có kích thước phổ
biến chiều ngang 5m và chiều dài 20m, nhà 1 trệt 1
lầu 5×20 là lựa chọn phù hợp, bởi nó vừa đáp ứng được nhu
cầu sử dụng vừa không tốn nhiều chi phí xây dựng.
Cùng với sự đa dạng về phong cách thiết kế kiến trúc nhà đẹp, từ
phong cách hiện đại, cổ điển, tân cổ điển hay scandinavian, các
mẫu nhà 1 trệt 1 lầu 5×20 sẽ thể hiện được cá tính, dấu ấn
riêng của từng gia chủ.
Nhà 1 trệt 1 lầu là lựa chọn thích hợp với các cặp
vợ chồng trẻ và gia đình có từ 3 đến 5 thành viên. (Ảnh minh
hoạ)
Sau khi quyết định sẽ xây nhà 1 trệt 1 lầu 5×20,
việc tiếp theo gia chủ cần làm là định hình phong cách kiến trúc
cho tổ ấm tương lai.
Tuỳ vào đặc điểm hình dạng của lô đất cũng như sở thích phong
cách kiến trúc, gia chủ có thể chọn những mẫu sau để xây: Nhà ống 1
trệt 1 lầu 5×20, nhà 1 trệt 1 lầu 5×20 mái Thái, nhà 1 trệt 1 lầu
5×20 mái bằng, nhà 1 trệt 1 lầu 5×20 mái lệch, nhà 1 trệt 1 lầu
5×20 và 1 tum, nhà 1 trệt 1 lầu 5×20 hình chữ L, nhà 1 trệt 1 lầu
5×20 cổ điển, nhà 1 trệt 1 lầu 5×20 tân cổ điển…
Trong nội dung bài viết này, bạn đọc có thể tham khảo 5 mẫu nhà
1 trệt 1 lầu 5×20 hiện đại và tiện nghi nhất:
Nhà 1 trệt 1 lầu 5×20 mái bằng: Đây là mẫu nhà xuất hiện từ lâu
trong kiến trúc nhà ở tại nước ta. Mẫu nhà này có phần mái theo
phương ngang và phần mái được đổ bê tông cốt thép. Khi đó, phần mái
này còn được gọi là tầng thượng. Thiết kế này thích hợp với những
ngôi nhà phố, gia chủ có thể tận dụng tầng thượng để trồng rau, cây
cảnh.
Với mẫu nhà 1 trệt 1 lầu mái bằng, gia chủ có thể
tận dụng diện tích ở tầng thượng. (Ảnh minh hoạ)
Nhà ống 1 trệt 1 lầu 5×20: Với những lô đất bị hạn chế về chiều
ngang, đây là mẫu nhà thích hợp. Mẫu nhà này thường chỉ có một mặt
tiền và được xây dựng ở các đô thị, nơi có mật độ dân cư đông đúc.
Với thiết kế này, tầng 1 của ngôi nhà sẽ có không gian bố trí khu
vực để xe, phòng khách, bếp ăn và có thể có 1 phòng ngủ. Tầng 2 sẽ
bố trí 2 phòng ngủ, nhà vệ sinh.
Nếu muốn bố trí các không gian chức năng khác như phòng sinh
hoạt hoặc phòng thờ, gia chủ nên tham khảo ý kiến của kiến trúc sư
để có phương án bố trí hợp lý. Dù vậy, nhà ống vẫn là mẫu nhà có
thể đáp ứng tiện nghi cơ bản cho một gia đình 5 người.
Tầng 1 của nhà ống có thể làm nơi để xe và các không
gian chức năng khác. (Ảnh minh hoạ)
Nhà 1 trệt 1 lầu 5×20 mái lệch: Với những gia chủ muốn phần mái
của ngôi nhà có sự độc đáo, thể hiện cá tính nhưng vẫn hiện đại,
mẫu nhà mái lệch cũng là phương án đáng tham khảo. Ngoài tính thẩm
mỹ, Mẫu nhà này thường có thêm diện tích nằm ở khoảng không giữa
phần mái cao hơn và trần tầng 2. Tuỳ vào mục đích sử dụng của gia
chủ để tận dụng không gian này.
Mẫu nhà mái lệch vừa đáp ứng thẩm mỹ vừa tăng diện
tích sử dụng. (Ảnh minh họa)
Nhà 1 trệt 1 lầu 5×20 mái Thái: Đây là mẫu nhà dường như không
còn được ưa chuộng ở các đô thị hiện đại, nhưng vẫn rất phổ biến ở
nông thôn. Điều này cho thấy mặc dù mẫu nhà này được thiết kế theo
phong cách nào thì vẫn không bị lỗi thời theo thời gian. Đặc trưng
của nhà mái Thái là các mái nhà xếp chồng lên nhau và có độ dốc.
Thiết kế này vừa đáp ứng tính thẩm mỹ vừa giúp cho ngôi nhà mát mẻ
vào mùa hè và ấp áp vào mùa đông.
Thiết kế nhà mái Thái vẫn không bị lỗi thời theo
thời gian. (Ảnh minh hoạ)
Tuỳ vào cách bố trí, mẫu nhà 1 trệt 1 lầu 5×20 mái Thái vẫn đáp
ứng được nhu cầu sử dụng của những gia đình nhiều thành viên. Bên
cạnh đó, với phần mái độc đáo của mẫu nhà này, gia chủ sẽ có nhiều
sự lựa chọn cũng như cách phối màu sắc cho mặt tiền ngôi nhà.
Nhà 1 trệt 1 lầu 5×20 và 1 tum: Trên cơ sở nhà 2 tầng mái bằng,
nếu gia chủ muốn có thêm diện tích sử dụng hoặc giải quyết bài toán
thông gió và lấy ánh sáng thì có thể suy nghĩ đến phương án thiết
kế thêm tum.
Phần tum mở rộng sẽ mang lại thêm diện tích sử dụng
cho gia chủ. (Ảnh minh hoạ)
Trước đây, phần tum chỉ đơn giản là khu vực nhô lên phía trên
nóc nhà mái bằng, có chức năng che chắn cho cầu thang dẫn lên tầng
thượng. Ngày nay, nắm bắt được nhu cầu cần thêm diện tích sử dụng
của các gia đình, các kiến trúc sư đã biến không gian này trở nên
hữu ích hơn, như làm phòng thờ, nơi làm việc, nơi đọc sách, thậm
chí có thể bố trí phòng ngủ nhỏ.