Archimedes – nhà vật lý, kỹ sư, nhà phát minh, nhà thiên văn học và còn là một trong những nhà toán học lỗi lạc nhất mọi thời đại.
Ông đã đưa nhân loại biết đến số pi, tìm ra cách để xác định diện tích vòng cung của parabol. Ông cũng định nghĩa đường xoắn ốc mang tên ông, lập công thức tính cho các thể tích của các bề mặt xoay.
Trong số các cải tiến vật lý của ông, nổi bật nhất là các nguyên lý nền tảng của thủy tĩnh, tĩnh học và nguyên lý đòn bẩy.
Archimedes thực sự là một nhà phát minh vĩ đại nhất mọi thời đại bởi ông đã nghiên cứu tất cả những điều này hơn 2.000 năm trước và không có bất kì sự trợ giúp nào của máy tính hay các công nghệ sẵn có để phục vụ khoa học như hôm nay.
Dưới đây là 5 câu nói để đời của Archimedes:
1. Give me a lever long enough and a fulcrum on which to place it, and I shall move the world.
– Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng quả đất lên.
Nhà khoa học Hy Lạp cổ đại cho rằng thông qua đòn bẩy, chỉ cần sử dụng một lực rất nhỏ, có thể đưa một vật có khối lượng lớn lên cao.
Ý của ông là có một đòn bẩy rất dài và chắc mà lại tìm được một điểm để đặt đòn bẩy thì con người có thể từ một hành tinh khác dùng tay mà nhấc cả trái đất này lên.
Câu nói này nếu giải thích về mặt lý luận thì rất hợp lý, nhưng thực tế thì không thể làm được. Archimedes mới chỉ đặt ra hai vấn đề: Một là trọng lượng của Trái đất rất lớn; hai là để nâng được Trái đất lên cần phải có một đòn bẩy rất dài.
Chúng ta cũng cần biết rằng, trong thời đại của Archimedes con người mới chỉ lờ mờ đoán được hình dạng của Trái đất, chưa có ai tính được Trái đất nặng bao nhiêu.
(Chuyện vui Vật lý)
2. Mathematics reveals its secrets only to those who approach it with pure love, for its own beauty.
– Toán học chỉ tiết lộ những bí mật của mình cho những ai tìm đến bằng tình yêu thuần khiết vì vẻ đẹp của nó mà thôi.
Theo cuốn sách “Đối thoại về Toán học” của Alfréd Rényi, Archimedes đã nói câu này với vua Hieron.
Ông kết luận: “Ngài có nhớ tôi đã nói rằng người La Mã sẽ không bao giờ thực sự thành công trong việc ứng dụng Toán học không? Giờ thì ngài hiểu vì sao rồi đấy: vì họ quá thực dụng.”
3. There are things which seem incredible to most men who have not studied Mathematics.
– Có nhiều điều tồn tại mà hầu hết những ai chưa từng được học Toán sẽ cảm thấy khó tin.
(Theo D MacHale, Comic Sections)
4. Eureka! Eureka!
– Tìm ra rồi! Tìm ra rồi!
Câu nói “Tìm ra rồi” và giai thoại về việc Archimedes tìm ra lực đẩy mang tên mình:
Theo truyền thuyết về Archimedes, nhà vua Hiero xứ Syracuse (306 – 215 trước Công nguyên) giao cho một người thợ kim hoàn để làm cho nhà vua một cái vương miện bằng vàng.
Nhà vua nghi ngờ người thợ đã ăn bớt vàng nên giao cho Archimedes kiểm tra xem người thợ có pha bạc vào vàng để làm vương miện không.
Archimedes ngày đêm lo lắng, suy nghĩ làm thế nào để thực hiện được việc nhà vua giao.
Một hôm, ông đi ra bể tắm công cộng để tắm rửa. Ông bước vào bồn nước, nước tràn ra ngoài. Ông phát hiện ra rằng thể tích nước tràn ra ngoài bằng với thể tích cơ thể ông choán chỗ.
Mà vàng lại nặng hơn bạc, vậy chiếc vương miện làm bằng vàng chắc chắn sẽ nặng hơn chiếc vương miện pha tạp; vì thế vương miện bằng vàng sẽ choán nhiều chỗ hơn vương miện có pha lẫn bạc trong đó.
Vậy là ông đã tìm thấy được cách giải quyết bài toán về chiếc vương miện nhà vua. Quá vui sướng, ông nhảy ra khỏi bồn tắm và cứ thế trần truồng chạy ra đường, vừa chạy vừa kêu: “Eureka! Eureka!” (Tìm ra rồi! Tìm ra rồi!).
Ông liền đến đi đến cung vua. Và, tay thợ kim hoàn bị xử tội, còn nhà toán học trẻ thì được ban thưởng.
Câu nói “Eureka!” của ông đã trở thành câu nói nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại.
(Wikipedia)
5. Many people believe that the grains of sand are infinite in multitude … Others think that although their number is not without limit, no number can ever be named which will be greater than the number of grains of sand.
But I shall try to prove to you that among the numbers which I have named there are those which exceed the number of grains in a heap of sand the size not only of the earth, but even of the universe.
– Có một số người nghĩ rằng số lượng hạt cát là vô hạn trong vô số… Người khác nghĩ rằng mặc dù số lượng hạt cát không phải là vô hạn, nhưng không có số nào chúng ta có thể gọi tên mà lớn hơn số lượng hạt cát.
Nhưng tôi muốn nói với bạn rằng trong những số những số tôi đã gọi tên, có nhiều số lớn hơn số lượng hạt cát trong một đống cát có kích thước bằng cả trái đất, thậm chí là cả vũ trụ.
Trong “Người đếm cát”, Archimedes đã đặt ra cách để tính toán số lượng hạt cát mà vũ trụ có thể chứa đựng.
Khi làm như vậy, ông đã bác bỏ ý kiến rằng số lượng hạt cát là quá lớn để có thể tính được.
Archimedes đặt ra một hệ thống tính toán dựa trên myriad. Từ từ tiếng Hy Lạp μυριάς – murias, tương đương với 10.000, ông đã đề xuất một hệ thống số sử dụng một myriad mũ myriad (100 triệu) và kết luận rằng số lượng hạt cát cần để lấp đầy vũ trụ sẽ là 8 vigintillion, hay 8×10^63.
Xem thêm: Câu chuyện về nguyên lý Archimedes