5 cách sử dụng đông trùng hạ thảo tươi và khô hiệu quả • Hello Bacsi

Đông trùng hạ thảo là gì?

Đông trùng hạ thảo thuộc chi Cordyceps. Đây là một chi nấm túi (ascomycete) bao gồm khoảng 600 loài, thường sống ký sinh chủ yếu trên côn trùng, các động vật chân đốt hoặc đôi khi là trên các loài nấm khác.

Các loài khác nhau của chi Cordyceps sẽ biểu hiện những đặc tính có lợi cho sức khỏe khác nhau, chẳng hạn như chống oxy hóa, chống ung thư, chống viêm, chống oxy hóa, chống huyết khối , chống sốt rét, chống nấm, hạ sốt, trị đái tháo đường, hạ đường huyết, chống hen suyễn, tạo steroid, sinh tinh, chống lão hóa và điều hòa miễn dịch,… Chính vì thế mà từ khi được phát hiện trong thế kỷ XV ở Tây Tạng và dần phổ biến ở Trung Quốc, loại nấm này luôn được xem là dược liệu quý.

Trong đó, đông trùng hạ thảo có tên khoa học là Cordyceps sinensis, họ Ophiocordycipitaceae, là loài nấm túi thuộc chi Cordyceps sống ký sinh trên sâu non. Sở dĩ có tên đông trùng hạ thảo vì vào mùa đông sâu non sống sâu dưới lòng đất, nấm túi sẽ ký sinh trên chúng và hút chất dinh dưỡng cho đến khi sâu non chết. Vào hạ, toàn bộ phần thân cây nấm sẽ phát triển trồi lên trên mặt đất và phần rễ vẫn bám vào sâu non. Khi thu hoạch, người ta thường lấy toàn bộ cả phần trên mặt đất và phần còn dính với sâu non để sử dụng.

cách sử dụng đông trùng hạ thảo tươi

Bạn có thể xem thêm: 8 tác dụng của đông trùng hạ thảo: Không khác gì “tiên dược”

Cách phân biệt các loại đông trùng hạ thảo hiện nay trên thị trường

Hiện nay, có nhiều loại đông trùng hạ thảo, nếu bạn vẫn đang bối rối với nhiều loại tên gọi khác nhau của loài nấm này, hãy cùng điểm qua một số cách phân loại đông trùng hạ thảo phổ biến sau đây:

Phân loại dựa trên nguồn gốc dược liệu

  • Trùng thảo tự nhiên

    . Đông trùng hạ thảo tự nhiên chỉ sinh trưởng tốt ở các vùng có độ cao trên 4000m so với mực nước biển tại Tây Tạng, Trung Quốc. Nhờ vào thổ nhưỡng thích hợp ở vùng này mà đây là loại trùng thảo được đánh giá là có thành phần hóa thực vật dồi dào. Vì thế,chúng cũng thường quý hiếm và đắt tiền hơn.

  • Trùng thảo nhân tạo.

    Để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng, hiện nay có nhiều nghiên cứu và ứng dụng nuôi cấy đông trùng hạ thảo nhân tạo trong vỏ trứng, vỏ đậu xanh hoặc trên cơ thể ấu trùng. Trong đó, trùng thảo nhân tạo được phát triển nhiều tại Tây Tạng, Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam (Đà Lạt).

cách sử dụng đông trùng hạ thảo nuôi cấy

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *