Việc làm tròn số trong Excel là điều mà một dân văn phòng nên biết, nhất là những thầy cô giáo chấm điểm cho học sinh. Bài viết này của GhienCongNghe sẽ giúp bạn cách có thể làm tròn số trong Excel đơn giản và nhanh chóng.
Cách làm tròn số sau dấu phẩy bằng Number Format
Để làm tròn số đơn giản nhất là sử dụng tính năng định dạng dữ liệu ô trong Excel, bạn làm như sau:
Advertisement
Bước 1: Chọn ô hoặc dãy ô muốn làm tròn số, sau đó chọn General trên thanh công cụ.
Advertisement
Bước 2: Chọn More Number Formats.
Advertisement
Bước 3: Chọn định dạng Number bên cột trái.
Bước 4: Nhập số lượng vị trí thập phân bạn muốn làm tròn tới tại Decimal places.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện nhanh điều này bằng công cụ tăng/giảm đơn vị thập phân ở thanh công cụ Home.
Cách làm tròn số trong Excel bằng hàm
Làm tròn số trong Excel bằng hàm ROUND
Hàm ROUND làm tròn số đến một số vị trí thập phân nhất định mà bạn định mức. Nếu chữ số tiếp theo ở bên phải nằm trong khoảng từ 0 đến 4, nó sẽ làm tròn xuống.
Vì vậy, ví dụ nếu bạn làm tròn xuống hai chữ số thập phân, 8,532 sẽ trở thành 8,53. Nếu chữ số tiếp theo nằm trong khoảng từ năm đến chín, nó sẽ làm tròn số. Vì vậy, 8,538 sẽ trở thành 8,54. Hàm ROUND có thể làm tròn số ở bên phải hoặc bên trái của dấu thập phân.
Bạn có thể áp dụng định dạng cho các ô trống hoặc cho các ô đã có số. Bạn cũng có thể sử dụng ROUND như một phần của công thức phức tạp hơn nếu bạn muốn. Ví dụ: bạn có thể tạo công thức cộng hai cột với nhau bằng cách sử dụng hàm SUM, sau đó làm tròn kết quả.
Đối với ví dụ này, chúng tôi có một cột số có tên “Values” chứa các số nguyên của chúng tôi. Chúng tôi đang tạo một cột thứ hai có tên là “Results” mà chúng tôi sẽ sử dụng để làm tròn các số trong cột “Values” thành ba chữ số.
Bước 1: Chọn ô mà bạn muốn làm tròn kết quả.
Bước 2: Ở thanh công cụ > Chọn tab Formulas > Math & Trig.
Bước 3: Trên menu thả xuống, hãy chọn chức năng “ROUND”.
Bước 4: Sử dụng trường “Number” để nhập ô giá trị mà bạn muốn làm tròn.
Sử dụng trường “Num_Digits” để giới hạn số chữ số của kết quả. Cụ thể:
- Số nguyên dương: Sử dụng số nguyên dương như 1,2,3,… để giới hạn số chữ số sau dấu thập phân.
- Zero: Số 0 sẽ làm tròn đến số nguyên gần nhất.
- Số nguyên âm: Sử dụng một số nguyên âm để làm tròn sang trái của chữ số thập phân. Ví dụ: Làm tròn số 328,25 và bạn nhập -1 ở đây, kết quả sẽ là 330.
Ở ví dụ này, chúng ta nhập số 3 để lấy 3 số sau dấu thập phân > Nhấn OK và kết quả xuất hiện như trên hình.
Tiếp theo, bạn chỉ việc kéo chuột từ ô kết quả xuống các ô ở dưới để có toàn bộ kết quả nhé.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện hàm này trực tiếp bằng cách thực hiện phép tính hàm như sau:
Bước 1: Chọn ô mà bạn muốn làm tròn số.
Bước 2: Chọn vào thanh nhập hàm hoặc nhập trực tiếp trong ô đó theo cú pháp: =ROUND(Number, num_digits)
Trong đó:
- Number là ô giá trị bạn muốn làm tròn.
- Num_digits xác định số chữ số sau dấu thập phân của kết quả làm tròn.
Bước 3: Cuối cùng nhấn Enter để hiển thị kết quả.
Làm tròn số trong Excel bằng hàm ROUNDUP
Bước 1: Chọn ô mà bạn muốn làm tròn kết quả.
Bước 2: Ở thanh công cụ Formulas > Chọn Math & Trig.
Bước 3: Trên menu thả xuống, hãy chọn chức năng “ROUNDUP”.
Bước 4: Sử dụng trường “Number” để nhập ô giá trị mà bạn muốn làm tròn.
Sử dụng trường “Num_Digits” để giới hạn số chữ số của kết quả.
Đến đây, các quy tắc nhập số tương tự cách làm ở hàm ROUND.
Bước 5: Nhấn OK để hoàn tất.
Làm tròn số trong Excel bằng hàm ROUNDDOWN
Bước 1: Chọn ô mà bạn muốn làm tròn kết quả.
Bước 2: Ở thanh công cụ > Chọn Math & Trig.
Bước 3: Trên menu thả xuống, hãy chọn chức năng “ROUNDDOWN”.
Bước 4: Sử dụng trường “Number” để nhập ô giá trị mà bạn muốn làm tròn.
Sử dụng trường “Num_Digits” để giới hạn số chữ số của kết quả.
Đến đây, các quy tắc nhập số tương tự cách làm ở hàm ROUND.
Bước 5: Nhấn OK để hoàn tất.
Làm tròn số trong Excel bằng hàm MROUND
Bước 1: Chọn ô mà bạn muốn làm tròn số.
Bước 2: Chọn vào thanh nhập hàm hoặc nhập trực tiếp trong ô đó theo cú pháp: =MROUND(number, multiple)
Trong đó:
- Number: Là giá trị cần làm tròn.
- Multiple: Là số mà bạn muốn làm tròn Number tới bội số của nó.
Bước 3: Cuối cùng nhấn Enter để hiển thị kết quả.
Ví dụ: Khi bạn nhập công thức: =MROUND(10, 3) thì nghĩa là làm tròn 10 về bội số gần nhất của 3, kết quả chính là 9.
Những lưu ý khi thực hiện làm tròn số trong kế toán
Sau đây là một số lưu ý khi thực hiện làm tròn số trong kế toán.
- Khi sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn, đơn vị kế toán được làm tròn như sau: Chữ số ở sau đơn vị tiền tệ nếu lớn hơn 5 thì khi làm tròn tăng thêm 1 đơn vị, nhỏ hơn 5 thì không tính.
- Trên báo cáo tài chính tổng hợp, nếu có ít nhất 1 chỉ tiêu có từ 9 chữ số trở lên thì sử dụng đơn vị 1000 đồng, 12 chữ số trở lên thì dùng đơn vị 1000000 đồng, 15 chữ số trở lên thì sử dụng đơn vị làm tròn là 1000000000 đồng.
Xem thêm:
Vậy là GhienCongNghe đã hướng dẫn bạn một số cách để làm tròn số trên Excel và một vài quy tắc làm tròn trong kế toán mà bạn cần nắm. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật nhiều thông tin hữu ích nhé.