Cùng chiêm ngưỡng 10 mẫu cầu thang nhà ống 2 tầng đáp ứng đầy đủ tiêu chí: thẩm mỹ – an toàn – tiết kiệm diện tích. Cầu thang được coi như “xương sống” của một ngôi nhà có nhiệm vụ cơ bản là liên kết các không gian của từng tầng tạo thành một tổng thể hoàn chỉnh. Không những là phương tiện di chuyển quan trọng, cầu thang còn mang lại luồng sinh khí, tạo cho ngôi nhà thêm mát mẻ và cân đối.
Những lưu ý khi thiết kế mẫu cầu thang nhà ống 2 tầng
Thiết kế cần đáp ứng tiêu chí: An toàn – Thẩm mỹ – Tiết kiệm diện tích
An toàn – Thẩm mỹ – Tiết kiệm diện tích là mục tiêu tiên quyết để thiết kế một mẫu cầu thang nhà ống 2 tầng hoàn mỹ. Tính an toàn nên được đặt lên hàng đầu bởi lối di chuyển này rất nguy hiểm khi nhà có trẻ em và người lớn tuổi. Những thanh bậc thang cần thiết kế to, rộng rãi vừa vặn chân để khi di chuyển lên xuống một cách thuận tiện.
Hai yêu cầu luôn song hành phía sau là tính thẩm mỹ và tiết kiệm diện tích. Có thể thiết kế thêm những bóng đèn ngay phía trên hoặc dưới cầu thang để lưu thông vào buổi tối không gặp khó khăn trong việc đi lại và luôn giữ bề mặt của bậc thang khô ráo sạch sẽ không trơn trượt. Tốt hơn hết nên tránh việc bố trí cầu thang quá cầu kỳ, cầu thang theo hình dọc sẽ không thể làm thông suốt cho vượng khí ngôi nhà từ dưới lên trên khiến không gian lạnh lẽo, u ám.
Điều đó sẽ khiến gia chủ cũng sẽ không phát huy được hết những khả năng cần thiết để tạo nên không gian căn nhà tinh tế, hiện đại, có điểm nhấn. Nếu muốn thiết kế cầu thang nhỏ gọn nên chú ý các chi tiết mang tính thẩm mỹ để không gian đẹp hơn.
Một chiếc cầu thang được thiết kế hợp lý, khoa học không chỉ đảm bảo an toàn mà còn đem lại sự tiện ích và thẩm mỹ cho toàn bộ kiến trúc không gian căn nhà của bạn.
Ngoài ra, việc chọn chất liệu sao cho phù hợp với phong cách thiết kế cho cầu thang cũng rất quan trọng. Nếu yêu thích phong cách hiện đại, bạn có thể chọn những mẫu cầu thang gỗ đi kèm với kính cường lực trong suốt. Sự kết hợp này sẽ tạo nên sự ấn tượng mang nét sang trọng, trang nhã và quyến rũ cho không gian sống của bạn.
Nếu thích sự kín đáo, bạn cũng có thể thiết kế thêm một vách ngăn mảnh hoặc bố trí một vài chậu cây xanh gần cầu thang để tăng sinh khí và tính riêng tư, tạo cảm giác thoải mái cho căn nhà.
Phong thủy trong thiết kế cầu thang
Vị trí và cách sắp xếp cầu thang cũng cần phải quan tâm đến phong thủy để hài hòa với kiến trúc giúp gia chủ thăng tiến trong sự nghiệp.
Khi bố trí cầu thang, gia chủ không nên bố trí ngay cạnh cửa ra vào hay phòng ngủ. Cách bố trí như vậy sẽ làm tiêu tán tài sản, làm cho gia chủ bị mất tài lộc và gặp những điều không hay cho sức khỏe.
Không nên bố trí cầu thang ở giữa nhà bởi việc đặt cầu thang ở giữa nhà là một điều cấm kỵ trong phong thủy cầu thang nói riêng cũng như phong thủy nhà ở nói chung. Bởi trong yếu tố phong thủy được chia thành 9 cung và phần giữa nhà sẽ là trung cung.
Không nên thiết kế cầu thang hở, khi sử dụng bậc cầu thang lên xuống hở thì sẽ không thoáng khí, không đảm bảo được tính an toàn và dẫn khí trong phong thủy cầu thang. Bất kỳ mẫu cầu thang nào đi nữa thì thành cầu thang đều nên được thiết kế kiên cố và che chắn tránh nguy hiểm. Nếu cầu thang không có thành chắc chắn khiến khí thoát ra ngoài, ảnh hưởng đến nhiều yếu tố liên quan đến phong thủy.
Chú trọng về sự thông thoáng
Những ngôi nhà 2 tầng có diện tích nhỏ hẹp rất dễ bị bí bách, ngột ngạt do thiếu ánh sáng và dưỡng khí. Chính vì lẽ đó, việc thiết kế cầu thang cho mẫu nhà này phải thật chú trọng để tạo độ thoáng. Một thiết kế cầu thang quá to đặt ngay giữa nhà rất có thể trở thành “điểm nhấn” tồi tệ lấn át hết không gian. Do đó, việc chọn mẫu và bố trí cầu thang sao cho khoa học và hợp lý là điều hết sức cần thiết.
Để phù hợp với diện tích của mẫu nhà ống 2 tầng, bạn nên thiết kế cầu thang với tiêu chí nhỏ gọn vừa đủ, đảm bảo được tiện ích nhưng không gây phiền hà, bất tiện. Bạn có thể thiết kế cầu thang dạng thanh mảnh với các nấc thang mỏng, dựa tường hoặc cầu thang có tay vịn trong suốt. Những mẫu thiết kế như thế khiến cho cầu thang nhà bạn trông không quá cồng kềnh, vừa thoáng đãng, bắt mắt mà lại còn rất thanh lịch và tinh tế.
Những mẫu cầu thang nhà ống 2 tầng hợp xu hướng
Lựa chọn được mẫu cầu thang nhà ống 2 tầng đẹp sẽ giúp cho không gian sống của bạn trở nên thẩm mỹ và sang trọng hơn. Nếu bạn đang phân vân chưa biết lựa chọn kiểu dáng cầu thang hay chất liệu cũng như cách bố trí như thế nào cho phù hợp, thì hãy tham khảo một số mẫu được tổng hợp dưới đây.
Mẫu cầu thang dựa tường
Mẫu cầu thang dựa tường có đặc điểm nổi bật là một mặt được khéo léo dựa áp vào tường khiến thiết kế trông gọn gàng , không chiếm quá nhiều diện tích. Ngoài ra, sự che chắn đó còn tạo sự riêng tư, kín đáo e ấp cho chiếc cầu thang nhà bạn. Bên cạnh đó, mẫu cầu thang này còn cho giúp bạn có thể tận dụng bức tường như chiếc lan can thứ hai, lại giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo an toàn đi lại. Bạn cũng có thể decor gần các phần chiếu nghỉ một số khung tranh hoặc hình ảnh gia đình. Sự tinh tế này không chỉ tạo nên giá trị thẩm mỹ mà còn giúp gắn kết tình cảm gia đình, gợi nhắc về những kỷ niệm chung.
Mẫu cầu thang uốn
Khác với những kiểu cầu thang thẳng có độ vuông vức và chắc khỏe cao, cầu thang uốn mang trong mình nét đẹp uyển chuyển, mềm dẻo. Kiểu cầu thang này kết hợp với tay vịn bằng sắt hoặc inox được uốn thành những đường cong mềm mại di chuyển song song các bậc thang khiến cho ngôi nhà của bạn trông như một dải lụa, không những tinh tế, hài hòa, mà còn tạo cảm giác cực kỳ nghệ thuật. Chất liệu gỗ thường được sử dụng để làm bậc thang tạo nên nét đẹp bình dị, mộc mạc, giản dị cho không gian sống.
Mẫu cầu thang gỗ
Gỗ là một chất liệu rất được tin dùng trong thiết kế cầu thang. Không chỉ có độ chắc khỏe, đảm bảo an toàn cao mà chất liệu gỗ còn dễ khiến cho không gian của bạn thoải mái, dễ chịu do nó là chất liệu đến từ thiên nhiên. Bên cạnh đó, màu vàng nhẹ tươi sáng, ấm áp của các đường vân đậm nhạt khác nhau của gỗ cũng khiến cho không gian của bạn thêm lãng mạn, mộc mạc nhưng giàu sức sống. Những bậc thang gỗ kết hợp với dây cáp treo tạo độ thông thoáng, tạo nên nét đẹp đặc sắc, hài hòa, cân đối cho không gian sống của bạn.
Mẫu cầu thang lan can sử dụng kính trong suốt
Cầu thang kết hợp lan can kính là một lựa chọn tuyệt vời cho bất kỳ ai yêu thích phong cách nhà ở hiện đại, tươi trẻ, năng động và mới mẻ. Thiết kế mặt kính cường lực trong suốt không những có độ an toàn cao mà còn tạo hiệu quả tốt trong việc đem tới ánh sáng, giúp cho không gian sống của bạn không bị bí bách, ngột ngạt. Nhờ đó, nó tạo nên sự thông thoáng, xuyên suốt cho thiết kế ngôi nhà của bạn. Nếu bạn đã quá quen thuộc với kiểu cầu thang tay vịn gỗ hoặc inox truyền thống thì thiết kế cầu thang kính trong suốt này sẽ là một lựa chọn tuyệt vời, đem đến cho bạn sự sang trọng, tinh tế và đẳng cấp.
Mẫu cầu thang dây cáp
Mẫu cầu thang dây có vẻ đẹp đơn giản nhưng lại hết sức tinh tế và hiện đại. Những đường cáp chắc chắn được bắc từ dưới bậc thang kéo lên trên tạo nên độ nét mềm mại, thanh thoát và duyên dáng cho toàn bộ kiến trúc của ngôi nhà. Cũng giống như các thiết kế có tay vịn bằng kính trong suốt, thiết kế cầu thang dây cáp tạo điều kiện cho ánh sáng có thể dễ dàng đi vào bên trong căn nhà của bạn, khiến cho ngôi nhà trông tươi sáng và thoáng đãng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thiết kế thêm hệ thống ánh sáng vàng dịu nhẹ ngay dưới bậc thang. Vào buổi tối, ánh đèn này không chỉ có tác dụng giúp bạn soi đường mà còn khiến cho không gian sống của bạn thêm điểm nhấn hết sức độc đáo, tinh tế, đẹp mắt.
Mẫu cầu thang có giếng trời
Những ngôi nhà có diện tích chiều rộng hẹp hay gặp tình trạng bị thiếu ánh sáng tự nhiên. Do đó, thiết kế một chiếc giếng trời được bố trí hợp lý nằm ngay phía trên cầu thang sẽ giúp giải quyết tốt bài toán về ánh sáng cho ngôi nhà. Bên cạnh đó, ánh sáng tự nhiên rất có lợi đối với sức khỏe con người và sự phát triển của trẻ nhỏ, mang lại luồng sinh khí cho cả căn nhà. Việc kết hợp ánh sáng mặt trời với tiểu cảnh xanh hoặc bể cá nhỏ bên dưới chân cầu thang không những làm cho căn nhà của bạn giàu sức sống mà còn đem lại cảm giác thư thái, mát mẻ, dễ chịu và thư giãn.
Những mẫu cầu thang nhà ống 2 tầng hiện nay yêu cầu trong cách bố trí cầu thang vừa phải đảm bảo được các yếu tố thẩm mỹ cho căn nhà, tận dụng tối đa toàn bộ công năng, giúp tiết kiệm diện tích dành cho các loại không gian nhỏ hẹp vừa phải đảm bảo được tính an toàn, tiết kiệm, không bị phạm phải những điều cấm kỵ trong phong thủy.
5/5 – (1 bình chọn)