30 câu nhận định phê bình giúp tăng cường lý luận văn học cho bài làm | ThayHieu.Net

30 câu nhận định phê bình giúp tăng cường lý luận văn học cho bài làm

1. “Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, ước mơ cháy bỏng vì một xã hội công bằng, bình đẳng bái ái luôn luôn thôi thúc các nhà văn sống và viết, vắt cạn kiệt những dòng suy nghĩ, hiến dâng bầu máu nóng của mình cho nhân loại.” (Leptonxtoi)

2. “Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức.” (Thạch Lam)

3. “Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn.” (Thạch Lam)

4. ”Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình…Nó làm cho người gần người hơn.” (Nam Cao)

5. “Nghệ thuật là lĩnh vực của sự độc đáo vì vậy nó đòi hỏi người viết sự sáng tạo phong cách mới lạ, thu hút người đọc.” (Phương Lựu)

Xem thêm: 

+ Khóa học văn Online

+ Bài văn điểm 10

+ Bài tập đọc hiểu mẫu mới

+ Đề thi văn theo mẫu mới

6. “Thơ chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy” (Tố Hữu)

7. “Làm thơ là cân một phần nghìn milligram quặng chữ” (Maiacopxki)

8. “Một câu thơ hay là một câu thơ giàu sức gợi” (Lưu Trọng Lư)

9. “Thơ là tiếng nói của tri âm” (Tố Hữu)

10. “Mỗi tác phẩm nghệ thuật là một phát minh về một hình thức, một khám phá mới về nội dung” (Leonit Leonop)

11. “Tác phẩm nghệ thuật là kết quả của một quá trình nuôi dưỡng cảm hứng, thai nghén sáng tạo ra một thế giới hấp dẫn, sinh động… thể hiện những vấn đề có ý nghĩa sâu sắc, bản chất của đời sống xã hội con người… Nhân vật trong tác phẩm của một thiên tài thực sự nhiều khi thật hơn cả con người ngoài đời, bởi sức sống lâu bền, bởi ý nghĩa điển hình của nó. Qua nhân vật, ta thấy cả một tầng lớp, một giai cấp, một thời đại, thậm chí có nhân vật vượt lên cả thời đại, có ý nghĩa nhân loại, vĩnh cửu sống mãi với thời gian” (Sách Lý luận văn học)

12. “Tình huống là một lát cát của sự sống, là một sự kiện diễn ra có phần bất ngờ nhưng cái quan trọng là sẽ chi phối nhiều điều trong cuộc sống con người” (Nguyễn Minh Châu)

13. “Chi tiết là hạt bụi vàng của tác phẩm” (Pauxtopxki)

13. “Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng” (Aimatop)

14. “Thơ là thơ, đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng” (Sóng Hồng)

15. “Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi người viết phải có phong cách và sự sáng tạo mới lạ, thu hút người đọc” (Phương Lựu)

16. “Thơ cốt ở ý, ý có sâu xa thơ mới hay. Không phải bất cứ điều gì cũng phải nói ra bằng thơ. Như thế mới là thơ có giá trị”. (Lê Hữu Trác)

17. “Thơ là thể loại văn học có độ hàm súc cao, là sự dồn nén cảm xúc đến mức “cô đúc” để rồi phát nổ bằng một hình thức ngôn từ “tổng hợp kết tinh” có vần hoặc có điệu. Thơ phản ánh hiện thực cuộc sống mà hiện thực ấy “đã được ủ thành men và bốc lên đắm say” đến mức si mê trong tâm hồn thi sĩ”. (Chế Lan Viên)

18. “Thơ là ảnh, là nhân ảnh, thơ cũng ở loại cụ thể hữu hình. Nhưng nó khác với cái cụ thể của văn. Cũng mọc lên từ cái đống tài liệu thực tế, nhưng từ một cái hữu hình nó thức dậy được những vô hình bao la”
(Nguyễn Tuân)

19. “Thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống, nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đã đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ ấy phải in dấu vào đó thật sâu sắc, càng cá thể, càng độc đáo, càng hay, thơ là tiếng gọi đàn, là sự đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu của những con người.” (Xuân Diệu)

20. “Nhạc là cỗ xe chở hồn thi phẩm” (Hoàng Cầm)

23. “Thơ là kinh thánh của tâm hồn” (Thanh Thảo)

24. “Thơ khác kinh cầu. Nó không tạo ra những cơn mê tập thể. Nó không ru rín” mà nó mê hoặc con người bằng “sự thức tỉnh”. “Thơ chỉ dành cho từng người một. Và khi một người đọc thơ cho mình, là người ấy đã đồng hiện với một giáo đường. Vì vậy, có thể coi một người đọc thơ như nghìn người đọc kinh” [Thanh Thảo – “Tản mạn về thơ”. Tr.79].

25. “Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ.” (Câu của người Trung Hoa)

25. “Thơ được tạo ra từ cơn động kinh của tâm hồn. Đó là cú đại địa chấn được dồn ứ từ những biến cố, những kỷ niệm, có khi là từ một nỗi nhớ quặn lòng” (Puskin)

26. “Cuộc sống là cánh đồng màu mỡ để cho thơ bén rễ sinh sôi” (Puskin)

27. “Thơ hay là hay từ ý, từ tình” (Ts Chu Văn Sơn)

28. “Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng vươn tới chân lý” (M. Gorki)

29. “Đối với tôi văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên;trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lự mà chúng ta có,để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối,tàn ác,vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn”. (Thạch Lam)

30. “Dùng chữ như đánh cờ tướng,chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó.Văn phải linh hoạt.Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp”(Nguyễn Tuân)
========================

Thầy Phan Danh Hiếu sưu tầm và tuyển chọn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *