3 Chỉ Số Trên Máy Đo Huyết Áp Là Gì? Cách Đọc Chính Xác

3 chỉ số trên máy đo huyết áp là gì? Cách đọc chỉ số trên máy đo huyết áp chính xác? Ý nghĩa của các chỉ số huyết áp trên màn hình? Những lưu ý nào khi đo huyết áp để có kết quả đo chính xác? Địa chỉ cung cấp máy đo huyết áp chất lượng, giá tốt? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Thiết Bị Y Tế Minh Hiệp để được giải đáp các thắc mắc trên nhé.

Quý khách hàng có nhu cầu đặt mua hoặc cần tư vấn về các thiết bị y tế xin vui lòng liên hệ:

Hotline: 0909.086.365

Địa chỉ: 1A Đào Trinh Nhất, Phường Linh Tây, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

3 chỉ số trên máy đo huyết áp là gì? Cách đọc chỉ số trên máy đo huyết áp chuẩn

Khi mới sử dụng máy đo huyết áp, nhiều người chưa biết cách đọc các chỉ số hiển thị trên máy sau khi đo. Để hỗ trợ khách hàng, Thiết Bị Y Tế Minh Hiệp sẽ hướng dẫn bạn cách đọc cụ thể như sau:

1. Các chỉ số trên máy đo huyết áp thể hiện gì?

Đối với hầu hết các loại máy đo huyết áp, khi đo sẽ cho ra 3 chỉ số trên máy, các chỉ số này bao gồm: Chỉ số huyết áp và chỉ số nhịp tim

Chỉ số huyết áp: là một con số thể hiện áp lực của máu lên động mạch trong quá trình tim co bóp và giãn ra. Chỉ số huyết áp được thể hiện trên màn hình với hai dạng:

  • Chỉ số to nhất (SYS): chỉ số huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) thể hiện áp lực máu lên động mạch trong quá trình tim co bóp. Đây là chỉ số được quan tâm nhiều nhất vì nó thể hiện khả năng bơm máu của tim đến các cơ quan khác trên cơ thể.
  • Chỉ số bé hơn (DIA): chỉ số huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) thể hiện áp lực của máu lên động mạch trong quá trình tim giãn ra

Máy đo huyết áp sau khi đo sẽ cho ra 3 chỉ số thể hiện kết quả đo huyết áp và nhịp timMáy đo huyết áp sau khi đo sẽ cho ra 3 chỉ số thể hiện kết quả đo huyết áp và nhịp tim

Chỉ số nhịp tim: là chỉ số còn lại (PULSE), được hiểu đơn giản là số lần co bóp của tim trong 1 phút. Đối với người trưởng thành khi ở trạng thái nghỉ ngơi chỉ số nhịp tim sẽ nằm trong khoảng từ 60 – 100 nhịp/phút, mức tốt nhất trong khoảng 60 – 80 nhịp/phút. Tuy nhiên, chỉ số này sẽ thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Ngoài ra, với một số máy đo huyết áp cao cấp được sử dụng trong bệnh viện sẽ có thêm một chỉ số là chỉ số huyết áp trung bình.

2. Cách đọc các chỉ số trên máy đo huyết áp chính xác

Sau khi nắm được đúng các chỉ số trên máy đo huyết áp, cách đọc các chỉ số trên máy đo huyết áp như thế nào cho đúng là điều mà nhiều người quan tâm. Theo đó:

Cách đọc chỉ số ở máy đo huyết áp loại máy đo huyết áp cổ tay:

  • Cách đo:
    • Tiến hành quấn vòng bít vào cổ tay trái, khi quấn không đè lên cổ áp.
    • Chú ý đặt mép vòng bít cách cổ tay khoảng 1 đến 2cm
    • Đặt cổ tay cố định tại một vị trí ngang tim và bấm nút để bắt đầu đo.

Máy đo huyết áp điện tử cổ tay sử dụng tiện lợi, cho kết quả đo nhanh chóngMáy đo huyết áp điện tử cổ tay sử dụng tiện lợi, cho kết quả đo nhanh chóng

  • Cách đọc kết quả:
    • Đọc kết quả huyết áp tâm thu trước (chỉ số lớn nhất)
    • Đọc kết quả huyết áp tâm trương (chỉ số nhỏ bên dưới)
    • Đọc kết quả nhịp tim (chỉ số cuối cùng)

Cách đọc chỉ số trên máy đo huyết áp loại máy đo huyết áp bắp tay:

  • Cách đo:
    • Ngồi thẳng lưng thoải mái
    • Cuốn vòng bít xung quanh bắp tay trái, khoảng cách giữa mép vòng bít đến khủy tay là từ 1 đến 2cm.
    • Tay trái đặt xuống bàn, duỗi thẳng và ngửa bàn tay, vị trí vòng bít cần đảm bảo ngang với tim.
    • Bật máy để tiến hành đo.

Máy đo huyết áp cổ tay dùng đơn giản, kết quả chính xác caoMáy đo huyết áp cổ tay dùng đơn giản, kết quả chính xác cao

  • Cách đọc kết quả:
    • Đọc kết quả huyết áp tâm thu trước (chỉ số lớn nhất)
    • Đọc kết quả huyết áp tâm trương (chỉ số nhỏ bên dưới)
    • Đọc kết quả nhịp tim (chỉ số cuối cùng)

Ý nghĩa các chỉ số trên màn hình máy đo huyết áp

Kết quả huyết áp đo được hiển thị trên màn hình máy đo huyết áp sẽ biểu hiện ý nghĩa về chỉ số huyết áp của cơ thể. Theo đó:

  • Chỉ số huyết áp bình thường: Chỉ số huyết áp tâm thu nằm trong khoảng từ 90mmHg đến 130mmHg, chỉ số huyết áp tâm trương nằm trong khoảng từ 0mmHg đến 85mmHg.
  • Chỉ số huyết áp thấp: Là khi chỉ số huyết áp tâm thu đo được dưới mức 85mmHg hoặc chỉ số huyết áp tâm trương dưới 60mmHG. Huyết áp thấp thể hiện áp lực bơm máu đến các cơ quan nội tạng không đủ. Điều này khiến các cơ quan không nhận được đủ oxy và các chất dinh dưỡng, đặc biệt là những cơ quan ở khu vực xa tim như não. Nếu xảy ra tình trạng huyết áp thấp, cơ thể sẽ có một số triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt hoặc buồn nôn,…
  • Chỉ số huyết áp cao: Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì huyết áp cao sẽ được phân thành 5 loại theo từng mức chỉ số huyết áp. Theo đó:
    • Tiền tăng huyết áp: Là khi huyết áp đo được của tâm thu ở mức 130mmHg đến 139mmHg và huyết áp tâm trương đo được từ 85 đến 90mmHg. Khi người đo nằm ở mức chỉ số này có nghĩa là họ đang nằm trong đối tượng nguy cơ cao bị mắc huyết áp. Lúc này, cần phải theo dõi huyết áp thường xuyên, đồng thời thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh hơn.
    • Tăng huyết áp độ 1: Là khi huyết áp đo được có kết quả huyết áp tâm thu ở mức từ 140mmHg đến 159mmHg. Huyết áp tâm trương đo được ở mức từ 90mmHg đến 99mmHg. Lúc này vẫn chưa thể khẳng định bạn có bị cao huyết áp không. Sẽ cần theo dõi thêm trong một thời gian dài, nếu huyết áp vẫn cao thì mới có thể kết luận là tăng huyết áp.

Biết cách đọc chỉ số trên máy đo huyết áp giúp việc theo dõi tình trạng sức khỏe tốt dễ dàng hơnBiết cách đọc chỉ số trên máy đo huyết áp giúp việc theo dõi tình trạng sức khỏe tốt dễ dàng hơn

    • Tăng huyết áp độ 2: Là khi chỉ số huyết áp tâm thu đo được trong mức từ 160mmHg đến 179mmHg và huyết áp tâm trương trong mức từ 100mmHg đến 109mmHg. Nếu ở giai đoạn này, người đo cần thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng. Đồng thời, cần uống thêm thuốc huyết áp theo chỉ định của bác sĩ để huyết áp luôn nằm trong tầm kiểm soát.
    • Tăng huyết áp độ 3: Là khi chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 180mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 110mmHg. Lúc này tình trạng huyết áp của người đo đang nằm trong vùng nguy hiểm, hay còn gọi là tăng huyết áp khẩn cấp. Cần phải nhập viện để theo dõi, điều trị, tránh tình trạng xấu xảy ra.
    • Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Là khi chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140mmHg và huyết áp tâm trương vẫn nằm trong khoảng chỉ số cho phép dưới 90mmHg.

Ngoài ra, tùy vào từng độ tuổi mà mức huyết áp sẽ được xác định khác nhau. Theo đó:

Phân loại độ tuổi
Chỉ số huyết áp bình thường (mmHg)
Giá trị cao nhất có thể đạt đến (mmHg)

Trẻ sơ sinh từ 1 – 12 tháng
75/50
100/70

Trẻ nhỏ từ 1 – 5 tuổi
80/50
110/80

Trẻ em từ 6 – 13 tuổi
85/55
120/80

Trẻ em từ 13 – 15 tuổi
95/60
104/70

Trẻ vị thành niên từ 15 – 19 tuổi
105/73
120/81

Thanh niên từ 20 – 24 tuổi
109/76
132/83

Thanh niên từ 25 – 29 tuổi
121/80
133/84

Người trưởng thành từ 30 – 34 tuổi
110/77
134/85

Người trưởng thành từ 35 – 39 tuổi
111/78
135/86

Trung niên trong khoảng 40 – 44
125/83
137/87

Trung niên từ 45 – 49 tuổi
127/64
139/88

Người lớn tuổi từ 50 – 54
129/85
142/89

Người lớn tuổi từ 55 – 59
131/86
144/90

Người trên 60 tuổi
134/87
147/91

Một số lưu ý quan trọng để thực hiện đo huyết áp cho kết quả chính xác

Để đảm bảo kết quả đo huyết áp chính xác, giúp theo dõi đúng tình trạng sức khỏe của người đo thì khi đo huyết áp cần lưu ý:

  • Người đo nên nghỉ ngơi trong khoảng từ 5 đến 10 phút trước khi tiến hành đo.
  • Tư thế đo chính xác, khi đo cần thả lỏng cơ thể. Tuyệt đối không ăn, uống, nói chuyện hoặc di chuyển trong quá trình đo.
  • Vị trí đo huyết áp chuẩn xác, sử dụng đúng loại máy đo huyết áp cổ tay đo tại vị trí cổ tay và máy đo huyết áp bắp tay đo tại vị trí bắp tay. Khi đặt cần chú ý máy đo huyết áp phải để ngang tim.
  • Nên đo huyết áp ít nhất một ngày 2 lần là buổi sáng trước khi ăn, uống thuốc và buổi chiều sau khi ăn khoảng 1 giờ.
  • Nếu máy đo không có bộ nhớ thì nên ghi lại các kết quả đo được trong sổ để theo dõi sức khỏe thuận tiện hơn.
  • Khi kết quả đo trong cùng 1 khoảng thời gian có sự chênh lệch quá nhiều thì nên kiểm tra lại máy đo hoặc thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
  • Khi máy báo pin yếu cần thay pin nhanh chóng vì kết quả đo có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng pin.

Sử dụng máy đo huyết áp đúng cách sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏeSử dụng máy đo huyết áp đúng cách sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Thiết Bị Y Tế Minh Hiệp – địa chỉ cung cấp máy đo huyết áp chất lượng

Khách hàng có nhu cầu đặt mua máy đo huyết áp chính hãng với giá tốt hãy liên hệ ngay với Thiết Bị Y Tế Minh Hiệp – địa chỉ chuyên cung cấp các thiết bị y tế hàng đầu trên thị trường hiện nay. Khi đến với chúng tôi, quý khách có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng của sản phẩm.

  • Chúng tôi cung cấp đa dạng các loại máy đo huyết áp đến từ những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, nổi bật là các loại máy đo huyết áp Beurer của Đức.
  • Sản phẩm được kiểm định về chất lượng, đem đến kết quả đo chính xác, hỗ trợ người dùng theo dõi tình trạng sức khỏe tốt.
  • Giá bán máy đo huyết áp của chúng tôi rất hợp lý, có tính cạnh tranh cao trên thị trường.
  • Ngoài phân phối các loại máy đo huyết áp, chúng tôi còn phân phối các thiết bị y tế khác để khách hàng tiện hơn khi mua.
  • Chúng tôi nhận giao hàng đến mọi nơi trên toàn quốc, thời gian giao hàng nhanh chóng.
  • Khách hàng cần tư vấn thêm thông tin chi tiết về các thiết bị y tế có thể liên hệ ngay qua số Hotline 24/7, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng hết mình.

Quý khách có nhu cầu tư vấn và đặt mua hàng xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các phương thức sau: 

Thiết Bị Y Tế Minh Hiệp

Website: https://thietbiyteminhhiep.com/

Hotline: 0909.086.365

Địa chỉ: 1A Đào Trinh Nhất, Phường Linh Tây, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *