Ngày này hiện trạng làm giấy phép lái xe giả ngày càng tăng với nhiều thủ đoạn tinh vi hơn khiến cho nhiều người dễ nhầm lẫn khó phân biệt được thật giả. Cùng HoclaiotoNET tìm hiểu cách để phân biệt bằng lái xe thật giả qua bài viết 3 cách phân biệt GPLX thật giả bằng mắt thường nhé!
Thực trạng bằng lái xe giả hiện nay
Việc sử dụng bằng lái xe giả mang lại nhiều hậu quả khôn lường. Thứ nhất khi sử dụng GPLX giả bị lực lượng chức năng bắt được thì các cá nhân sẽ phải chịu các mức phạt theo quy định.
Thứ hai, khi các cá nhân dùng tiền mua bằng lái giả tất nhiên sẽ không có những kiến thức cơ bản cần thiết về luật an toàn giao thông sẽ dễ gây nên tai nạn giao thông nguy hại đến tài sản, sức khỏe, tính mạng của cá nhân đó và mọi người xung quanh khi tham gia giao thông.
Theo các thống kê của chính phủ nước ta, của các nước trên thế giới, thiệt hại về người, về của do tai nạn giao thông là một con số khổng lồ. Việc chấp hành đúng luật giao thông mà nhà nước đề ra chính là cách để bảo vệ sức khỏe tài sản tính mạng của chính bản thân, gia đình và xã hội. Vì vậy việc sử dụng bằng giả hay bao che cho các tổ chức làm giả thực sự là một việc làm hoàn toàn trái pháp luật.
3 cách nhận biết GPLX thật và giả và đặc điểm cụ thể:
Đặc điểm của bằng xe giả:
- Bằng lái xe giả có màu vàng tươi hơn bằng lái xe thật.
- Bằng lái xe giả có các vị trí chống giả không phản quang như giấy phép lái xe thật.
- Trên bằng lái xe giả, một số nội dung thông tin in không đúng theo quy tắc như: tháng sinh phải 2 chữ số, giữa tháng và năm giá trị của bằng lái xe phải có dấu phân cách, mẫu chữ số không đúng quy cách
- Bằng lái xe giả cũng được in hình người lái theo công nghệ số hóa. Và các hoa văn trên bằng lái xe máy giả giống hệt như thật.
Đặc điểm của bằng lái xe thật:
- Bằng lái xe loại mới được làm từ chất liệu PET, có hoa văn màu vàng rơm, kích thước: 85x53mm.
- Có nội dung như: họ tên, ngày sinh, quốc tịch, nơi cư trú, hạn sử dụng, hạng lái xe,…. bằng cả Tiếng Việt và Tiếng Anh.
- Ngoài việc sử dụng công nghệ chống làm giả truyền thống, giấy phép lái xe mới còn được áp dụng công nghệ Hologram công nghệ mới (3D để phát sáng cực tím) và công nghệ IPI (để mã hóa).
- Tem dán hình tròn trên góc phía dưới bên phải của ảnh được scan trên GPLX khi ta nhìn nghiêng sẽ thấy chữ “Đường bộ Việt Nam” lấp lánh trên tem.
Kiểm tra giấy phép lái xe thật hay giả qua hệ thống internet
Các bước kiểm tra như sau:
- Gõ “Tra cứu GPLX”;
- Vào mục “Trang thông tin Giấy phép lái xe”;
- Tiếp theo nhìn vào góc trên bên phải của màn hình có ô trống để nhập số GPLX, Số Seri, loại bằng lái rồi nhấp chuột vào “tra cứu” sẽ cho ngay kết quả dữ liệu quản lý thông tin đầy đủ của chủ nhân.
- Nếu dữ liệu kết quả tra cứu trùng với thông tin trên bằng lái cần xác minh thì đó là GPLX do cơ quan có thẩm quyền cấp, ngược lại nếu kết quả tra cứu không ra kết quả hoặc không trùng với dữ liệu trên GPLX cần xác minh thì đó là GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp (GPLX giả).
Kiểm tra giấy phép lái xe thật hay giả qua hệ thống tin nhắn
Soạn tin nhắn theo cú pháp: TC [dấu cách] [Số GPLX] [Số Seri] rồi gửi đến số 0936 081 778 hoặc 0936 083 578.
Lưu ý, cách này chỉ dành cho GPLX loại mới làm bằng vật liệu PET
Sau khi gửi tin nhắn, hệ thống sẽ tự động phản hồi các thông tin về GPLX cần tra cứu đến điện thoại của bạn bao gồm: Hạng bằng lái, số seri, ngày hết hạn, lỗi vi phạm giao thông (nếu có).
Bài viết gợi ý cho bạn :