Cách làm dầu dừa nguyên chất tại nhà khá đơn giản, thậm chí chỉ cần chiếc nồi cơm điện cũng có thể tự chế biến dầu dừa thay vì phải mua bên ngoài. Dầu dừa là một loại tinh chất được làm từ trái dừa tươi hoặc dừa khô. Không chỉ tốt cho sức khỏe, dầu dừa còn có công dụng làm đẹp cực kỳ hữu hiệu. Ngày nay, nhiều người còn dùng loại dầu này để thay thế cho dầu ăn khi nấu nướng. Trong bài viết hôm nay, Webnauan.vn sẽ hướng dẫn bạn những cách tự làm ra tinh dầu dừa sao cho trong màu và không bị đông tại nhà.
1. Hướng dẫn cách làm dầu dừa nóng nguyên chất
1.1. Nguyên liệu gồm có
Việc đầu tiên bạn cần làm khi thực hiện cách làm dầu dừa nóng nguyên chất tại nhà (Nguồn: Make virgin coconut oil ) là chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau:
- Dừa già: 2 trái
- Nước ấm: 400 ml
- Vợt lọc dừa
- Dụng cụ nạo dừa
- Nồi đun có đáy rộng
- Hũ thủy tinh có nắp đậy
1.2. Lưu ý khi chọn mua dừa
Bạn có thể tự mua dừa về nạo hoặc chọn loại dừa khô đã được nạo sẵn. Bạn chú ý phải mua loại dừa già, cơm dừa thì phải khô, cứng và trắng sạch. Loại dừa này sẽ cho ra được nhiều dầu dừa chất lượng. Nếu bạn chọn mua cơm dừa được nạo sẵn, thì khi về nhà bạn hãy cho vào máy xay sinh tố xay mịn để có được nhiều nước cốt hơn. Thông thường, cứ 2 – 3 trái dừa thì có được 1 kg cơm dừa, 1 kg cơm dừa thì cho ra tầm 100 – 150 ml dầu dừa.
Chọn trái dừa già để nấu dầu dừa nguyên chất. Ảnh: Internet
1.3. Cách làm dầu dừa nguyên chất bằng phương pháp nóng
1.3.1. Bước 1: Nạo dừa và ngâm dừa
- Bước đầu tiên trong cách làm dầu dừa nóng nguyên chất là nạo dừa. Khi đã lấy được phần cơm dừa thì bạn hãy gọt bỏ hết phần vỏ màu nâu trên cơm dừa rồi lau khô.
Nạo cơm dừa bằng máy nhanh thành sợi hơn bằng cách thủ công. Ảnh: Internet
- Tiếp đến, bạn tiến hành nạo dừa thành những sợi nhỏ rồi đổ vào một thau sạch.
Tiến hành nạo cơm dừa thành những sợi nhỏ. Ảnh: Internet
- Đun sôi 400 ml nước rồi để nguội bớt, sau đó, đổ nước còn ấm này vào thau cơm dừa.
- Bạn dùng tay trộn đều, nhớ bóp nhẹ nhàng để dầu dừa được tiết ra. Khi thực hiện cách làm dầu dừa tại nhà, nhớ phải rửa sạch tay trước khi chế biến nhé.
Dùng tay sạch bóp cơm dừa cho tiết ra nước cốt. Ảnh: Internet
1.3.2. Bước 2: Vắt nước cốt dừa và cách nấu dầu dừa
- Dùng 1 chiếc khăn xô để vắt lấy nước cốt dừa vào một tô lớn, bạn nhớ phải vắt kiệt nước nhé. Sau khi vắt, nếu thấy nước cốt vẫn còn bã dừa thì bạn dùng rây để lọc thêm một lần nữa.
Thau nước cốt dừa trắng mịn sau khi vắt bỏ bã. Ảnh: Internet
- Chuẩn bị 1 nồi đun có đáy rộng rồi đổ toàn bộ phần nước cốt dừa vào nồi, đặt nồi lên bếp đun với lửa lớn. Khi nước sôi, bạn khuấy đều rồi hạ nhỏ lửa để nước cốt không bị cháy bén ở đáy nồi.
Cách nấu nước cốt dừa cho tách dầu.
- Khi nước cốt dừa cạn dần, bạn tiếp tục khuấy để cho dầu dừa chảy ra. Một lát sau bạn sẽ thấy lớp dầu dừa xuất hiện.
- Đun tiếp với lửa nhỏ cho tới khi dầu dừa sôi, ở dưới đáy nồi có lớp bã dừa màu vàng nâu xuất hiện thì bạn tắt bếp.
Cách làm dầu dừa nấu cốt dừa đến khi xuất hiện lớp bã màu nâu vàng. Ảnh: Internet
- Lúc này, bạn đã có được dầu dừa trong suốt và thơm lừng.
1.3.3. Bước 3: Lọc tinh dầu dừa nguyên chất
- Sau khi tắt bếp, bạn dùng muôi thủng để loại bỏ phần bã dừa bị cháy ra khỏi nồi. Điều này sẽ giúp cho dầu dừa được trong suốt và chất lượng hơn.
- Đợi cho dầu dừa nguội hẳn, lớp bã dừa còn sót lại lắng xuống đáy thì bạn dùng rây lọc lấy phần dầu dừa trong rồi cho vào hũ thủy tinh đậy kín.
Sau khi lọc dầu dừa thì bạn đổ vào hũ thủy tinh. Ảnh: Internet
1.4. Ưu và nhược điểm của cách làm dầu dừa nóng
- Ưu điểm: Làm dầu dừa theo phương pháp này sẽ giúp diệt được vi khuẩn do được đun nóng. Ngoài ra, dầu dừa sẽ trong màu, còn không bị đổ mồ hôi. Về hạn sử dụng, tinh dầu dừa nấu có thể dùng được đến 2 năm mà không cần đến chất bảo quản.
- Nhược điểm: Vì đun ở nhiệt độ cao, nên dầu dừa thường không còn giữ được nguyên vẹn các dưỡng chất, tiêu hao nhiều nhiên liệu.
Chén dầu dừa tách từ nước cốt dừa nấu trong màu, đẹp mắt. Ảnh: Internet
2. Hướng dẫn cách làm dầu dừa lạnh không cần đun nóng
2.1. Nguyên liệu gồm có
Có một phương pháp làm dầu dừa nữa đang được nhiều người áp dụng đó là cách làm dầu dừa lạnh mà không cần đun nóng. Sau đây là những nguyên liệu bạn cần chuẩn bị:
- Dừa khô: 1 trái lớn
- Dụng cụ nạo dừa
- Máy xay sinh tố
- Vợt lọc dừa hoặc khăn xô
- Hũ thủy tinh có nắp đậy
Dầu dừa ép lạnh có màu trắng đục như nước vo gạo. Ảnh: Internet
2.2. Cách làm dầu dừa bằng phương pháp ép lạnh, không cần đun
2.2.1. Bước 1: Xay dừa và vắt nước cốt
- Dừa mua về đem bổ đôi, nạo lấy phần cơm dừa rồi gọt hết phần vỏ màu nâu bên ngoài. Dùng dụng cụ nạo dừa thành những lát mỏng rồi cho vào máy xay sinh tố, thêm chút nước rồi xay mịn nhuyễn.
- Đổ dừa vừa xay vào 1 tô lớn rồi dùng khăn xô vắt lấy nước cốt, cho nước cốt vào 1 tô khác. Khi vắt xong, nếu thấy nước cốt còn cặn thì bạn dùng rây lọc thêm một lần nữa nhé.
Dùng khăn xô vắt lấy nước cốt dừa. Ảnh: Internet
2.2.2. Bước 2: Cho nước cốt dừa vào hũ thủy tinh
- Bạn đổ toàn bộ nước cốt dừa vừa lọc sạch vào hũ thủy tinh rồi đậy kín nắp. Đặt hũ thủy tinh ở nơi khô thoáng tầm 24 tiếng. Hết thời gian, bạn sẽ thấy một lớp váng dừa màu vàng xuất hiện trên mặt nước cốt dừa.
- Đem hũ thủy tinh đặt vào ngăn mát tủ lạnh chừng 3 tiếng để cho lớp váng dừa đông cứng lại. Tiếp đến, bạn vớt hết lớp váng dừa này ra ngoài và bên trong chỉ còn lại dầu dừa tinh khiết.
Lớp váng dừa xuất hiện ở trên còn phía dưới là dầu dừa tinh khiết. Ảnh: Internet
2.3. Ưu và nhược điểm của cách làm dầu dừa lạnh
- Ưu điểm: Với phương pháp ép lạnh, dầu dừa sẽ được giữ nguyên vẹn các dưỡng chất do không bị đun ở nhiệt độ cao. Từ đó giúp bạn tiết kiệm được nhiên liệu, công sức và thời gian.
- Nhược điểm: Dầu dừa tạo ra không đẹp và thơm như phương pháp đun nóng. Thời gian bảo quản cũng ngắn, chỉ khoảng 1 tuần. Hơn nữa, tinh dầu cũng không được tiết ra hết.
3. Cách làm dầu dừa nhanh và đơn giản bằng nồi cơm điện
3.1. Nguyên liệu
Với thành phần nguyên liệu dưới đây, bạn có thể chiết xuất ra 100 ml tinh dầu dừa nguyên chất.
- Dừa khô nạo cơm sẵn (500 gram)
- Nước đun sôi: 500 ml
- Rây sạch
- Miếng vải mùng sạch
- Dụng cụ: Hũ thủy tinh có nắp (đã rửa sạch, hong khô nước) và nồi cơm điện loại đang dùng ở nhà.
Làm dầu dừa bằng nồi cơm điện dễ không tưởng.
3.2. Cách làm dầu dừa với nồi cơm điện siêu đơn giản tại nhà
3.2.1. Bước 1: Trộn hỗn hợp nước cốt dừa và lọc bằng rây
- Lấy tô sạch và lớn, cho toàn bộ cơm dừa khô vào.
- Từ từ chế nước đun sôi vào tô dừa, khuấy đều, để yên 15 phút.
- Đợi hỗn hợp ấm ấm lại thì dùng tay vắt lấy phần nước cốt dừa. Sau đó, cho hỗn hợp lọc qua rây lần nữa, bỏ xác.
Công đoạn trộn cơm dừa với nước sôi và vắt nước cốt dừa.
3.2.2. Bước 2: Cách nấu dầu dừa bằng nồi cơm điện dạng đặc
- Đổ phần nước cốt dừa đã vắt ở bước 1 vào nồi cơm điện.
- Nhấn nút “Cook” của nồi, bắt đầu nấu, không đậy nắp nồi. Cách làm dầu dừa thực hiện lưu ý này để tránh làm nước cốt dừa sôi trào bọt ra bên ngoài.
- Lâu lâu, dùng đũa đảo đều hỗn hợp nước cốt dừa.
Cách làm dầu dừa nấu bằng nồi cơm điện tiện lợi.
- Nếu nồi chuyển qua chế độ “Warm” thì bạn chuyển lại “Cook” nhé. Thực hiện liên tục khoảng 40 phút sau, kiểm tra thấy dầu đã tách ra thì mới dùng nắp nồi đậy hờ lại.
- Cách nấu dầu dừa đun thêm 60 phút nữa thì tắt bếp. Khi này, bạn sẽ thấy bã cơm dừa chuyển màu nâu cánh gián. Đồng thời, có lớp dầu trong màu nổi lên phía trên, dậy mùi thơm nồng là thành công.
3.2.3. Cách chiết dầu dừa nấu bằng nồi cơm điện
Cách làm dầu dừa nấu bằng nồi cơm điện đã đơn giản, cách chiết tinh dầu càng đơn giản hơn. Bạn chỉ cần đổ hỗn hợp trong nồi ra tô lớn bằng sứ, đã được làm sạch và ráo nước. Ngay khi dầu còn nóng, tiến hành tách riêng phần dầu dừa đã nấu để riêng, bỏ xác, lọc qua rây cho hết lợn cợn là xong.
Cách tách tinh dầu dừa và cho vào hũ bảo quản.
4. Cách làm dầu dừa và gấc giàu vitamin E
4.1. Nguyên liệu
Cách làm dầu gấc cơ bản có thể thực hiện trực tiếp từ trái gấc tươi hoặc khô. Ngoài ra, bạn có thể tinh chế dầu gấc từ dầu dừa nữa đấy. Để thực hiện, bạn chuẩn bị nguyên liệu gồm:
- Gấc tươi: 3 trái (khoảng 3 kg)
- Dầu dừa: 500 ml
- Dụng cụ: Nồi có đáy sâu.
Chọn gấc tươi có màu cam sáng, thịt đỏ để làm tinh dầu. Ảnh: Internet
4.2. Cách làm dầu gấc từ dầu dừa
- Dùng dao rạch bỏ hạt gấc, giữ lại ruột đỏ và màng cơm.
- Cho ruột và màng gấc vào nồi cùng với dầu dừa, đun lửa vừa và khuấy đều.
Nấu cả phần thịt đỏ và màng cơm vàng của trái gấc tươi. Ảnh: Internet
- Hỗn hợp sôi thì chỉnh lửa nhỏ lại.
- Cách làm dầu dừa dầu gấc tiếp tục nấu đến khi hỗn hợp chuyển màu nâu hơi đen (ít nhất nửa tiếng). Đây chính là tinh chất tiết ra từ gấc và ngấm với dầu dừa. Lúc này, bạn tắt bếp.
- Đổ hỗn hợp qua rây và lọc nước cốt.
Công đoạn lọc tinh dầu gấc nấu từ dầu dừa. Ảnh: Internet
- Tiếp tục cho hỗn hợp vào khăn xô và dùng tay bóp chắt phần dầu trong màu là xong.
Cho dầu gấc vào hũ thủy tinh và bảo quản trong ít nhất 6 tháng. Ảnh: Internet
4.3. Cách sử dụng dầu gấc làm từ dầu dừa
- Cách làm dầu dừa gấc để uống: Trộn 1 thìa cà phê hỗn hợp với salad rau, hoặc cháo, súp,…ăn mỗi ngày để đẹp da, giảm đau bao tử. Bạn nên dùng hỗn hợp sống để tận dụng tinh chất dinh dưỡng có trong dầu gấc nhé.
- Cách làm đẹp bằng dầu dừa gấc: Trộn 1/2 thìa cà phê hỗn hợp với 1/2 chén sữa tươi không đường để làm mặt nạ dưỡng ẩm. Hoặc, chiết vài giọt hỗn hợp thoa đều lên vùng da mặt bị mụn để cải thiện.
Dùng dầu dừa gấc làm xịt dưỡng ẩm giúp da trắng hồng. Ảnh: Internet
- Cách tẩy trang bằng dầu gấc làm từ dầu dừa: Dùng miếng bông tẩy trang thấm hỗn hợp. Sau đó, lau nhẹ miếng bông lên vùng da cần tẩy trang, làn da sau đó sẽ trở nên hồng hào và xinh đẹp hẳn ra.
5. Hướng dẫn bảo quản dầu dừa không bị đông
Sau khi thực hiện xong 2 cách làm dầu dừa nóng và lạnh thì bạn cần áp dụng các hướng dẫn bảo quản sau đây:
- Nên bảo quản dầu dừa trong hũ thủy tinh đậy kín rồi đặt vào trong tủ lạnh. Nếu muốn dầu dừa giữ được độ nguyên chất thì bạn nên đặt ở ngăn mát. Các chuyên gia khuyên rằng, nên bảo quản dầu dừa ở mức nhiệt từ 1 – 8 độ C để giữ được mùi thơm cũng như chất lượng sản phẩm.
Bảo quản dầu dừa trong hũ thủy tinh đậy kín. Ảnh: Internet
- Tuyệt đối không bảo quản dầu dừa trong hũ nhựa, vì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của dầu dừa. Bạn cũng có thể bảo quản dầu dừa ở nhiệt độ phòng để tiện sử dụng. Đồng thời, chỉ cần đặt dầu dừa ở nơi thoáng mát, tránh xa khu vực bếp và tránh ánh nắng trực tiếp.
6. Những lợi ích của dầu dừa không phải ai cũng biết
Không chỉ là nguyên liệu nấu ăn, dầu dừa còn giúp hỗ trợ giảm cân và thúc đẩy chức năng não hoạt động tốt hơn. Theo nhiều nghiên cứu, dầu dừa là một thực phẩm tốt cho tim mạch. Thế nên, nguyên liệu này giúp cơ thể chúng ta hoạt động cả ngày một cách rất hiệu quả. Bởi, cách làm dầu dừa nguyên chất đúng chuẩn sẽ chứa nhiều axit béo có lợi, axit béo chuỗi MCFAs. Các thành phần này đều mang đặc tính chống oxy hóa hữu hiệu, tạo điều kiện để cơ thể hấp thụ các khoáng chất khác (Nguồn: Healthline ).
Lợi ích của dầu dừa đối với sức khỏe đã được khoa học chứng minh.
6.1. Tác dụng của dầu dừa đối với sức khỏe
5 công dụng cơ bản của dầu dừa đối với sức khỏe gồm:
- Giảm cholesterol, thúc đẩy kiểm soát cân nặng hiệu quả
- Hỗ trợ giảm cân nhờ tác dụng của các chất béo trung tính có trong dầu dừa
- Dưỡng ẩm cho da khỏe, căng tràn sức sống
- Thúc đẩy chức năng não tốt hơn
- Giết chết vi khuẩn, vi rút và nấm gây hại
6.2. Bà bầu có nên dùng dầu dừa trong thai kỳ và sau khi sinh?
Cũng như sữa, cách làm dầu dừa để làm đẹp hoặc nấu ăn rất có lợi cho phụ nữ mang thai và sau khi sinh. Đây là lý do:
- Sử dụng dầu dừa ở kỳ tam cá nguyệt thứ 3 giúp giảm 50% tỷ lệ tử vong chu sinh (Nguồn: ResearchGate ).
- Dầu dừa ngăn ngừa cảm lạnh, cảm cúm và các bệnh nhiễm trùng khác do virus gây ra trong suốt quá trình mang thai.
- Dầu dừa góp phần vào sự phát triển, tăng cường hệ miễn dịch của em bé. Theo nghiên cứu, đây còn là một thành phần thiết yếu trong sữa bột trẻ em.
Dầu dừa góp phần vào sự phát triển thể chất, hệ miễn dịch cho bé.
- Ở Ấn Độ, các sản phẩm từ dừa được coi như là một phương thuốc tự nhiên để điều trị chứng vô sinh. Còn ở Thái Lan, cách làm dầu dừa được bổ sung vào món ăn dặm rắn đầu tiên cho trẻ sơ sinh.
Trên đây là cách làm dầu dừa theo 2 phương pháp nóng và lạnh mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng, bạn hãy lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp nhé. Dầu dừa tự làm vừa đẹp mắt, vừa thơm, lại đảm bảo an toàn, không bị pha lẫn tạp chất. Bạn có thể an tâm sử dụng để làm đẹp và bổ sung vào thực đơn món ngon mỗi ngày chăm sóc sức khỏe cho gia đình mình nhé.
Nguyễn Diên tổng hợp