Bạn có thể cần phải ngừng cho con bú vì bạn đang trở lại làm việc sau khi nghỉ sinh, vì lý do y tế hoặc đơn giản là vì bạn đã sẵn sàng cai sữa cho con,…. Dừng lại đột ngột có thể dẫn đến đau vú và căng sữa. Tìm hiểu làm thế nào để cai sữa cho bé dần dần bằng cách làm theo các bước sau, lành mạnh cho cả bạn và em bé.
Phương pháp 1: Có kế hoạch từ trước
Quyết định dinh dưỡng thay thế cho con bú
Khi bạn đã sẵn sàng ngừng cho con bú, bạn cần một chất thay thế phù hợp đủ dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu của bé. Tìm kiếm hướng dẫn từ bác sĩ nhi khoa về các loại thực phẩm sẽ giúp bé dễ dàng chuyển từ bú mẹ sang ăn từ bình hoặc cốc. Những lựa chọn này nằm trong số những lựa chọn dành cho những bà mẹ chọn ngừng cho con bú hay cai sữa:
- Tiếp tục cho con bú sữa mẹ đã được vắt hút ra (dự trữ). Chỉ vì bạn không còn cho con bú trực tiếp, nhưng không có nghĩa là bạn phải ngừng cho con ăn sữa mẹ. Đây là một lựa chọn tốt cho các bà mẹ không có khả năng cho con bú nhưng chưa sẵn sàng ngừng cung cấp sữa mẹ cho con.
- Thay bú mẹ trực tiếp bằng sữa mẹ dự trữ, thực phẩn ăn dặm và sữa bò. Nếu bé được 4 đến 6 tháng tuổi, bé có thể sẵn sàng ăn các loại thức ăn thô cùng với sữa mẹ. Em bé trên 1 tuổi cũng có thể có sữa bò.
Quyết định có nên cai sữa cho bé từ bình sữa
Trong một số trường hợp, kết thúc cho con bú cũng là thời điểm tốt để cai sữa cho bé từ bình và dùng cốc thay thế. Hãy xem xét các yếu tố sau:
- Em bé cần dinh dưỡng lỏng dưới dạng sữa mẹ trong suốt năm đầu tiên, nhưng chúng có thể bắt đầu uống từ cốc ngay từ 4 tháng.
- Trẻ uống sữa từ bình sau 1 tuổi có thể bị sâu răng và các vấn đề răng miệng khác.
Phương pháp 2: Thực hiện quá trình chuyển đổi
Thay thế một cữ sữa ban ngày
Đặt sữa mẹ được vắt hút ra vào bình hoặc cốc để cho bé ăn.
Cho ăn ở một vị trí không quen thuộc như mọi lần cho bú. Cai sữa cho bé là cả một sự chuyển đổi về thể chất và tâm lí. Thực hiện điều đó trong một căn phòng mới, vị trí cho ăn mới có thể giúp bé dễ dàng liên kết một bầu không khí đặc biệt với thức ăn.
Cho bé thêm sự thoải mái và ôm ấp trong khi cho bé ăn để giúp quá trình chuyển đổi diễn ra suôn sẻ hơn.
Thay thế thêm một lần cho ăn khác vào các cữ bú cứ sau vài ngày
Khi bé đã quen với phong cách ăn mới, hãy tiếp tục thay thế một lần cho ăn khác sau mỗi hai hoặc ba ngày. Đừng vội vã quá, hoặc em bé có thể trở nên bối rối và kế hoạch cai sữa có thể gây tác dụng ngược.
Cho bé uống sữa trong cốc hoặc bình trước mỗi lần cho bé bú, ngay cả những bé không dự định thay thế hoàn toàn. Cho bé làm quen với các dụng cụ cho ăn thay thế này là một bước chuyển tiếp thiết yếu để tiến tới việc cai sữa hoàn toàn được hiệu quả hơn.
Rút ngắn các cữ cho con bú. Tiếp tục thay thế và rút ngắn thời gian cho ăn trong vài tuần cho đến khi bé chuyển hoàn toàn sang uống từ bình hoặc cốc, tùy thuộc vào loại bạn đã chọn để cho bé ăn.
Giúp bé làm quen với các hoạt động khác mà không cần cho con bú
Chẳng hạn, nhiều bé bú mẹ ngay trước khi đi ngủ. Bắt đầu cho bé đi ngủ mà không cần bú mẹ trước để bé có thể ngủ ngon mà không cần hoạt động này.
Thay thế cho con bú bằng một hoạt động khác. Ví dụ, hãy cân nhắc việc đọc một câu chuyện, chơi một trò chơi hoặc lắc lư trên ghế bập bênh trước khi bé đi ngủ.
Đừng thay thế việc cho con bú bằng một vật thể, như thú nhồi bông hoặc núm ti giả. Những vật dụng này sẽ khiến quá trình cai sữa trở nên khó khăn hơn đối với bé.
Tạo dựng không khí thoải mái, thêm sự an ủi vỗ về để bù đắp cho việc ngừng cho con bú – cai sữa
Em bé cần tiếp xúc da kề da trong khi cho con bú nhiều như chúng cần bú mẹ vậy. Điều quan trọng cần làm là cung cấp thêm những cái ôm trong quá trình cai sữa.
Phương pháp 3: Giải quyết các vấn đề không mong muốn
Hãy kiên nhẫn
Cai sữa là một quá trình khác nhau cho mỗi bé. Có thể mất một vài tháng trước khi em bé có thể uống sữa từ cốc hoặc chai/ bình sữa mà không có đòi hỏi gì. Trong khi đó, hãy kiên nhẫn; tuân thủ thói quen bạn đã thiết lập và tiếp tục thay thế dần dần các lần cho bú miễn là cần thiết.
Biết rằng em bé có thể cần thêm sự vỗ về khi bé bị ốm. Sẽ ổn khi quay lại cho con bú trong những lúc như thế này.
Khi mối quan hệ của em bé với người khác trong gia đình ngoài mẹ phát triển, bé sẽ không phụ thuộc vào việc bú mẹ để trở thành nguồn an ủi duy nhất.
Biết khi nào nên đưa bé đi khám
Đôi khi sự chuyển đổi từ cho con bú có thể dẫn đến các biến chứng y tế. Nếu bạn không chắc chắn liệu cai sữa có phải là lựa chọn lành mạnh nhất cho con bạn hay không, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ ngay.
Tìm kiếm các vấn đề sau đây thường xuất hiện trong quá trình cai sữa:
- Bé không chịu ăn thức ăn dặm mặc dù bé đã hơn 6 hoặc 8 tháng tuổi.
- Bé bị sâu răng.
- Em bé chỉ tập trung vào mẹ và việc bú mẹ, dường như không quan tâm đến người khác hoặc các hoạt động khác.
Đừng quên bảo vệ sức khỏe bản thân
Khi bé uống ít sữa mẹ, ngực của bạn sẽ bắt đầu sản xuất ít hơn. Tuy nhiên, có thể đôi khi ngực của bạn trở nên căng cứng hoặc bị viêm. Hãy thử các kĩ thuật sau đây để khiến bản thân thoải mái hơn:
- Vắt một lượng sữa rất nhỏ, bằng máy hút sữa hoặc bằng tay khi sữa về căng ngực. Đừng làm trống tuyến sữa hoàn toàn, điều đó sẽ báo hiệu cơ thể bạn tạo ra nhiều sữa hơn.
- Áp dụng biện pháp chườm lạnh vào vú 3 hoặc 4 lần mỗi ngày, trong khoảng 15 đến 20 phút mỗi lần, nếu bạn cần một số cứu trợ bổ sung bằng thuốc, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ để có câu trả lời.
Hi vọng sau đây bạn sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về việc cai sữa cho trẻ và có những bước thực hiện hiệu quả và lành mạnh nhất.