3 Cách ngâm sấu tươi giòn để được lâu mà không bị nổi váng

4.5/5 – (2 bình chọn)

Sấu là loại trái cây gắn liền với Hà Nội. Người Hà Nội đi xa, khi nhớ về Hà Nội sẽ nhớ đến những con phố, nhớ đến hương hoa sữa thơm nồng nàn và nhớ đến vị sấu chua giòn trên đầu lưỡi. Mùa sấu thường kéo dài khoảng 2 – 3 tháng, từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm. Vậy nên, sấu thường được ngâm với nhiều cách khác nhau giúp bảo quản sấu để dùng suốt năm. 3 Cách ngâm sấu dưới đây sẽ giúp bạn giữ được sấu tươi giòn, để được lâu mà không sợ bị nổi váng.

 

Cách ngâm sấu tươiCách ngâm sấu tươi

Một lưu ý nhỏ, tuy sấu rất ngon, có nhiều lợi ích cho sức khỏe và được nhiều người yêu thích nhưng không phải ai cũng có thể dùng được. Khoa học đã chứng minh, sấu có nhiều chất dinh dưỡng như: vitamin C, cellulose, protid, calcium, sắt, glucid và phosphor. Sấu giúp giảm triệu chứng ốm nghé, giúp giảm cân và chữa nhiệt miệng.

Còn theo đông y, sấu có tính mát, giúp tiêu thực chỉ khát, giúp chữa đau họng, ngứa cổ, tiêu đờm, lở ngứa,… Tuy nhiên, do sấu có vị chua nên có lượng acid cao không tốt đối với những người bị viêm loát dạ dày và trẻ dưới 12 tháng tuổi. Lí do là do hệ tiêu hóa của 2 đối tượng trên rất nhạy cảm, dễ bị tính acid của sấu tác động.

Cách 1: Cách ngâm sấu với nước đường

Nguyên vật liệu để làm sấu ngâm đường

  • Sấu tươi: 1kg
  • Gừng: 1 củ
  • Đường trắng: 1kg
  • Muối và hũ thủy tinh có nắp đậy

    Sấu tươi (sấu bánh tẻ)Sấu tươi (sấu bánh tẻ)

Mách nhỏ

Bạn nên chọn sấu già vừa tới, vỏ hơi sần và có cùi dày, không bị thâm hay bị dập. Hoặc chọn sấu bánh tẻ không nên chọn sấu già vì còn rất ít thịt. Sấu non có da láng bóng cũng không nên chọn vì khi ngâm sẽ dễ bị úng.

Cách ngâm sấu đường như sau:

sấu ngâm nước muối pha loãngsấu ngâm nước muối pha loãng

Bạn dùng dao cạo vỏ, đem ngâm trong nước muối pha loãng cho sấu không bị thâm đen. Sau đó, cho nồi nước lên bếp đun sôi, khi nước sôi già thì bạn cho sấu vào trụng sơ trong 30s (chú ý không trụng sấu quá lâu làm sấu dễ bị nhũn mềm) rồi tắt bếp. Cho sấu ra rổ để nguội.

Sau khi sấu nguội hoàn toàn, bạn cho sấu vào thau inox to, đổ đường lên theo tỉ lệ 1:1, nghĩa là cứ 1kg sấu thì cần 1kg đường rồi ngâm qua đêm cho đến khi đường tan hết.

ngâm sấu với đườngngâm sấu với đường

Sau khi đường tan hoàn toàn, cho sấu vào hũ thủy tinh sạch (hũ thủy tinh phải được rửa sạch, tráng với nước sôi và phơi khô hoàn toàn). Còn phần nước đường thì đem đun sôi thật kỹ rồi tắt bếp, để nguội. Khi đun nước đường, bạn nhớ cho thêm 1 củ gừng đã gọt vỏ và đập dập vào để nấu cùng.

Chờ cho nước đường nguội hoàn toàn, đổ nước đường vào hũ thủy tinh để ngâm sấu. Bạn chỉ cần ngâm 1 ngày là có thể lấy sấu ra dùng. Khi làm sấu ngâm đường, bạn phải chú ý bảo đảm các dụng cụ dùng chế biến phải sạch sẽ và khô ráo sẽ giúp sấu ngâm để được lâu và không bị mốc hoặc nổi váng.

Sấu ngâm đường đã xongSấu ngâm đường đã xong

Cách 2: Cách ngâm sấu với mắm đường

Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm sấu ngâm mắm đường gồm có:

  • Sấu tươi (trái vừa già tới hoặc bánh tẻ): 300gr
  • Nước mắm ngon: 300ml
  • Nước sôi để nguội: 50ml
  • Ớt chỉ thiên: 5 trái
  • Tỏi: 2 củ
  • Đường trắng: 4 muỗng
  • Muối và hũ thủy tinh có nắp đậy.

Cách ngâm sấu với nước mắm đường như sau:

Dùng dao cạo vỏ và khía 3 hoặc 4 đường trên thân sấu (đường rạch này giúp sấu ngấm mắm đường nhanh hơn). Sau đó  ngâm vào nước muối pha loãng cho sấu không bị thâm đen.

Tiếp theo, vớt sấu ra rửa lại bằng nước sạch rồi đem trụng sơ sấu khoảng 30s trong nước sôi rồi vớt ra để nguội.

Hũ thủy tinh rửa sạch và đem tráng với nước sôi rồi đem phơi thật khô. Sau đó chờ cho sấu nguội hoàn toàn thì xếp vào hũ thủy tinh. Ớt và tỏi cũng bỏ cuống, bóc vỏ, rửa sạch, để ráo khô rồi xếp chung vào hũ thủy tinh cùng với sấu.

Nấu sôi nước mắm với đườngNấu sôi nước mắm với đường

Bật bếp, cho 300ml nước mắm và 100ml nước sôi để nguội vào nồi và cho lên bếp đun sôi. Khi nước mắm sôi, bạn cho 4 muỗng đường trắng vào, khuấy đều tay cho đến khi nước mắm sôi lần nữa và đường tan hết thì tắt bếp.

Chờ cho nước mắm đường nguội hoàn toàn rồi mới đổ vào hũ thủy tinh, đậy nắp lại. Bảo quản hũ ở nới thoáng mát khoảng 3 ngày cho sấu ngấm mắm đường là có thể lấy ra dùng dần. Khi ăn, thấy sấu giòn, có vị chua chua, mằn mặn, hơi ngòn ngọt, có vị hơi cay cay và thơm mùi tỏi, nước mắm ngâm có màu trong là bạn đã thành công.

Sấu ngâm mắm đường đã xongSấu ngâm mắm đường đã xong

Cách 3: Cách ngâm sấu với mắm

Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm sấu ngâm mắm gồm có:

  • Sấu tươi (trái vừa già tới hoặc bánh tẻ): 300gr
  • Nước mắm ngon: 300ml
  • Nước sôi để nguội: 150ml
  • Ớt chỉ thiên: 10 trái
  • Tỏi: 5 củ
  • Muối và hũ thủy tinh có nắp đậy.

    Nguyên liệu để làm sấu ngâm mắmNguyên liệu để làm sấu ngâm mắm

Cách ngâm sấu với mắm như sau:

Bạn dùng dao cạo vỏ, đem ngâm trong nước muối pha loãng cho sấu không bị thâm đen. Sau đó, cho nồi nước lên bếp đun sôi, khi nước sôi già thì bạn cho sấu vào trụng sơ trong 30s (chú ý không trụng sấu quá lâu làm sấu dễ bị nhũn mềm) rồi tắt bếp. Cho sấu ra rổ để nguội.

Ớt bỏ cuống, tỏi bóc vỏ, tất cả đem rửa sạch và để ráo khô nước. Khi sấu nguội hoàn toàn, xếp sấu và tỏi ớt vào hũ thủy tinh đã rửa sạch, tráng với nước sôi và đã phơi khô.

Bật bếp, cho 300ml nước mắm ngon và 150ml nước sôi để nguội vào nồi, đun cho thật sôi thì tắt bếp, để cho thật nguội.

Sấu ngâm mắm đã xongSấu ngâm mắm đã xong

Cuối cùng, khi nước mắm đã nguội hoàn toàn thì đổ vào hũ thủy tinh rồi đậy nắp lại. Để hũ thủy tinh ở nơi khô ráo, thoáng mát, không cho ánh mặt trời chiếu trực tiếp vào khoảng 3 ngày là sấu đã ngấm mắm, có thể lấy ra dùng dần.

3 cách ngâm sấu trên đây, sẽ giúp bạn và cả nhà luôn có sấu để dùng suốt quanh năm mà không lo bị hư hay bị nổi váng. Chúc bạn thành công khi lưu giữ hương vị Hà Nội ngay tại căn bếp của mình.

THÔNG TIN THÊM VỀ QUẢ SẤU

Có thể bạn chưa biết về cây sấu

Sấu là một loại cây thực vật nhiệt đới, được tìm thấy nhiều ở việt nam, trung quốc và campuchia.Trong ngành thực vật học nói chung thì cây sấu là một loại cây hạt kín, tên tiếng anh là Dracontomelon và thuộc nhóm cây Archaeplastida.bạn có thể xem thêm các thông tin khoa học về cây sấu:

Scientific classification

Kingdom:
Plantae

Clade:
Angiosperms

Clade:
Eudicots

Clade:
Rosids

Order:
Sapindales

Family:
Anacardiaceae

Subfamily:
Spondiadoideae

Genus:
Dracontomelon
Carl L. von Blume, 1850.

Nguồn: wikipedia.org

Quả sấu nấu món gì?

Trong ẩm thực việt nam thì quả sấu được sử dụng để chế biến rất nhiềm món ăn và đồ uống ngon.Điển hình như là vịt om sấu, và ngâm sấu đường để làm nước giải khát.Với vị chua thanh mát có sẵn, Sấu là món ăn kết hợp rất tốt để làm các món ăn ngon cho mùa hè oi bức. Đơn giản hơn như món bún sườn nấu sấu, canh sấu nấu thịt bằm.

Tác dụng của quả sấu với sức khoẻ?

Quả sấu thường được thu hoạch vào khoảng tháng 6 đến tháng 9.Trong quả sấu chưa nhiều axit hữu cơ, protit, gluxit, xenluloza, can xi và vitamin C. Trong y học cổ truyền quả sấu có tính mát, thường được sử dụng để điều trị các bệnh như: Nhiệt miệng, đau họng, nổi mẩn, ngứa. Để xem thêm chi tiết về tác dụng của quả sấu mời bạn tìm kiếm ngay trên website giadinhtv nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *